Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Vụ phát hiện sọ người: Hé lộ nguồn gốc

@ nguontinviet.com


Chiếc sọ được người dân phát hiện và đặt lên gò cao trước khi báo Công an

Chiếc sọ được người dân phát hiện và đặt lên gò cao trước khi báo Công an


Sáng nay, tiếp xúc với PV, bà B. chủ đống đất đổ ven đường Tam Bình, khu phố 7, phường Hiệp Bình Chánh cho biết: "Do khu vực nhà tôi hay bị ngập nước sau các đợt triều cường nên tôi thường kêu xe chở đất đá thải của một cửa hàng vật liệu xây dựng đầu đường Hiệp Bình cùng phường đổ để nâng nền. Đống đất liên quan đến vụ việc phát hiện chiếc sọ người cửa hàng VLXD này đổ đã gần 2 tháng nay".


Trong cuộc trao đổi với phóng viên, anh Ng., người nhận đổ đống đất cho bà B. khẳng định, số đất nói trên được anh mua lại của một công ty chuyên về lĩnh vực sản xuất bêtông thương phẩm đóng trên địa bàn quận Thủ Đức. Theo anh Ng. thì đây là số đất, đá cặn bã được thải ra ngoài.


Vụ phát hiện sọ người: Hé lộ nguồn gốc | Sọ người, TPHCM, Xe tải, Bê tông, Chiếc sọ


Anh Ng. cho biết số đất đá thải này được mua tại một công ty chuyên về lĩnh vực sản xuất bêtông thương phẩm đóng trên địa bàn quận Thủ Đức


Tuy nhiên chiều cùng ngày, chúng tôi đã liên hệ với Ban giám đốc công ty bê tông có liên quan để làm rõ nhưng được trả lời chưa biết gì về vụ việc này và sẽ kiểm tra lại.


Hiện vụ việc vẫn đang được Công an quận Thủ Đức làm rõ.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Độc đáo đám cưới mang phong cách những năm 80 tại Zone 9

@ nguontinviet.com


Hình ảnh đám cưới độc ở Zone 9

Hình ảnh đám cưới độc ở Zone 9


Zone 9 đã diễn ra một lễ cưới mang phong cách khá độc đáo khi mà cô dâu và chú rể đã quyết định lựa chọn phong cách cưới truyền thống của những năm 80 tại Việt Nam.


Được biết cô dâu là Dương Anh Xuân, hiện đang là chủ một thương hiệu thời trang mang phong cách khá độc đáo và chú rể là Lê Tuấn Anh.


Do là một nhà thiết kế với phong cách thời trang được cho là "khác người" nên Dương Anh Xuân cũng đã lựa chọn một style đám cưới rất "khác người". Đó là quay ngược thời gian trở về những năm 80, khi mà mọi thứ còn rất "đáng yêu" từ trong suy nghĩ, trong cách ăn mặc và cả trong cả những phong tục như cưới xin.


Độc đáo đám cưới mang phong cách những năm 80 tại Zone 9 | Đám cưới độc, Đám cưới ở Zone 9, Đám cưới mang phong cách những năm 80, Hà Nội


Rạp cưới được bố trí đúng phong cách những năm 80


Với một đám cưới mang phong cách ấn tượng như vậy, việc lựa chọn địa điểm tổ chức đám cưới của cặp đôi Dương Anh Xuân - Lê Tuấn Anh đã quyết định sử dụng Zone 9 - nơi được gọi là "Hợp tác xã nghệ thuật" - để làm nơi tổ chức đám cưới. Bởi lý do nơi đây hội tụ đủ các yếu tố như không gian rộng rãi, kết cấu vẫn mang đậm chất những năm 80 và đặc biệt là có những thiết kế không lẫn đi đâu được của các hàng quán xung quanh như Barbetta,....


Độc đáo đám cưới mang phong cách những năm 80 tại Zone 9 | Đám cưới độc, Đám cưới ở Zone 9, Đám cưới mang phong cách những năm 80, Hà Nội


Trang phục cổ điển đúng chất và hiệu ứng iphone khiến nhiều người lầm tưởng đây là ảnh được chụp cách đây nhiều năm.


Để phù hơp với phong cách đám cưới này, tất cả khách mời cũng đều được yêu cầu lựa chọn trang phục phù hợp với chủ đề "80s" của cô dâu và chú rể. Chính vì thế, tại đám cưới xuất hiện những vị khách mời với trang phục đa dạng từ áo bộ đội, thanh niên xung phong, trí thức, văn nghệ sĩ cho đến cả áo nâu sòng...... Những yếu tố này đã làm nên một đám cưới vô cùng độc đáo tại Zone 9.


Độc đáo đám cưới mang phong cách những năm 80 tại Zone 9 | Đám cưới độc, Đám cưới ở Zone 9, Đám cưới mang phong cách những năm 80, Hà Nội


Từ anh pháo binh, nhà tri thức đến anh trưởng thôn đều xuất hiện tại đám cưới độc đáo này.


Một số hình ảnh của đám cưới độc đáo mang phong cách "Những năm 80":


Độc đáo đám cưới mang phong cách những năm 80 tại Zone 9 | Đám cưới độc, Đám cưới ở Zone 9, Đám cưới mang phong cách những năm 80, Hà Nội


Độc đáo đám cưới mang phong cách những năm 80 tại Zone 9 | Đám cưới độc, Đám cưới ở Zone 9, Đám cưới mang phong cách những năm 80, Hà Nội


Độc đáo đám cưới mang phong cách những năm 80 tại Zone 9 | Đám cưới độc, Đám cưới ở Zone 9, Đám cưới mang phong cách những năm 80, Hà Nội


Độc đáo đám cưới mang phong cách những năm 80 tại Zone 9 | Đám cưới độc, Đám cưới ở Zone 9, Đám cưới mang phong cách những năm 80, Hà Nội


Độc đáo đám cưới mang phong cách những năm 80 tại Zone 9 | Đám cưới độc, Đám cưới ở Zone 9, Đám cưới mang phong cách những năm 80, Hà Nội


Độc đáo đám cưới mang phong cách những năm 80 tại Zone 9 | Đám cưới độc, Đám cưới ở Zone 9, Đám cưới mang phong cách những năm 80, Hà Nội


Độc đáo đám cưới mang phong cách những năm 80 tại Zone 9 | Đám cưới độc, Đám cưới ở Zone 9, Đám cưới mang phong cách những năm 80, Hà Nội


Độc đáo đám cưới mang phong cách những năm 80 tại Zone 9 | Đám cưới độc, Đám cưới ở Zone 9, Đám cưới mang phong cách những năm 80, Hà Nội





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Huyền thoại Đình Rắn trấn giữ đất Mỏ Cày

@ nguontinviet.com


Đình Rắn giờ đã trở nên khang trang, mới mẻ

Đình Rắn giờ đã trở nên khang trang, mới mẻ


Không những thế, Đình Rắn còn là nơi Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Định – tức nữ tướng Ba Định khởi phát phong trào Đồng Khởi. Có giai thoại còn kể rằng, khi cô Ba Định bị Việt gian chỉ điểm, chính rắn thần trong Đình Rắn đã “hộ thể” cho cô Ba, giúp bà thoát khỏi nòng súng nanh ác của quân thù…


Rắn thần ăn thịt hùm beo


Đình Rắn tọa lạc ở xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày, nay là Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. Đình Rắn nằm trong một con đường nhỏ heo hút, hai bên đường trồng cây bạch đàn khẳng khiu, miền Tây vào độ mưa bão, xác lá rơi kín lối đi. Từ cổng nhìn vào, Đình Rắn uy nghiêm như những giai thoại nhuốm màu linh thiêng về vùng đất này. Tiếp chúng tôi là ông Trịnh Văn Cước, Phó ban Khánh tiết của đình Rắn. Ông cười xòa, mời chúng tôi ly trà ấm, nói: “Coi ra, Đình Rắn quê tui cũng có chút tiếng tăm nên mấy chú mới lặn lội tới tận đây”. Ông Cước cho biết, khoảng đất này trước kia là nền miếu, vào khoảng thế kỷ 18, dân làng mới xây miếu cho to lên rồi gọi là Đình Rắn. Đình bị chiến tranh tàn phá nặng nề, gần như tan hoang đổ nát. Các cụ già trong làng thương tiếc chốn linh thiêng nên mới góp lá dựng đình để tiếp tục thờ phụng. Đến năm 1960, đình được nhà nước trùng tu mới được khang trang như ngày nay.


Theo cụ Cước, gọi là đình Rắn bởi ông bà kể lại, từ rất xưa tại gốc me cổ thụ trước đình có đôi rắn rất to. Mỗi khi “ông bà rắn” cuộn mình còn lớn hơn cái lu chứa nước. Dân trong vùng sợ hãi, không ai dám lại gần nơi “ông bà rắn” đang trú ngụ. Ngày nọ, có anh nông dân đi về khuya ghé ngang gốc cây nghỉ mát. “Mắt nhắm mắt mở” thế nào lại chọn ngay gốc cây me là nhà của “ông bà rắn”. Thất kinh, anh nông dân toan chạy, được dăm ba bước đã thấy có con beo đốm nhe nanh chắn ngang đường. Anh nông dân chắc mẩm phen này tan xác, liền quỳ sụp xuống khấn trời đất độ trì. Bên tai anh nghe tiếng xé gió vun vút, rồi tiếng beo đốm gầm lên kinh hãi, mở mắt ra đã thấy beo đốm đã nằm trong bụng “ông rắn”, thân “ông rắn” phình to ra như gốc cây cổ thụ. “Ông” nhìn con người nhỏ bé đang “xám hồn”, lết cũng không nổi, bò càng không xong vì sợ hãi, rồi đủng đỉnh quay đầu trườn đi. Anh nông dân về nhà bệnh 3 ngày mới định thần trở lại. Sau khi tỉnh táo, liền tụ tập bà con, dân làng lập đình trên mô đất có cây me nơi “ông bà rắn” ở để thờ cúng vì cái ơn cứu mạng. Ông Trịnh Văn Cước gật gù: “Kể từ đó dân đất này coi đình Rắn như chốn linh thiêng, trấn giữ bình yên cho dân lành”.


Nhưng thần linh cũng có lúc nổi giận. Những ngày đầu khai hoang lập đất, vùng này đã có thành hoàng và miếu thờ ông Hổ. Nhưng vì “ông bà rắn” quá linh thiêng, lại từng có lần cứu người khỏi nanh vuốt cọp beo, nên dân làng lại lập thêm đình thờ “ông bà rắn”. Đình Rắn do lập sau nên khang trang hơn, và không hiểu sao dân làng đến cúng bái nhiều hơn. Nhưng lạ một điều, cả 3 đời hương cả giữ đình của đình Rắn đều ngã lăn ra chết tức tưởi. Các lão làng bàn nhau thì ra rằng, có lẽ vì dân làng đã quên lãng miếu thần Hổ, nên ổng nổi giận phạt vạ vào hương cả của đình. Túng thế, các cụ họp lại “tương kế tựu kế” bầu luôn chức hương cả cho “ông Hổ”. Kể từ đó, đình Rắn chỉ có “phó hương cả”, nay gọi là Phó ban Khánh tiết mà thôi.


Ngoài giai thoại ly kỳ như thế, dân Mỏ Cày còn kể rằng, đình Rắn vốn dĩ rất nhiều rắn. Mỗi khi cúng kiếng, rắn trèo lên cả mái đình, nhiều đến nỗi cuộn vào nhau, “rối nùi”. Các vị lão làng trong ban Khánh tiết phải van vái, mong các “ông bà” đừng cắn ai, rồi dùng cả ván để làm rào chắn xung quanh đình, bởi sợ rắn nhiều quá, người đi sẽ giẫm phải mang tội với thần rắn linh thiêng. Câu chuyện này quả nhiên có thật, bởi trong quyển “Địa chí Bến Tre”, xuất bản năm 1995 đã từng viết lại: “…Vào thời đó, đất đai ở đây còn hoang hóa mênh mông, đình lại nằm trên một khoảnh đất cao ráo nên rắn hội tụ rất nhiều, hang ăn sâu vào giữa đình. Mỗi khi có lễ hội hoặc cúng đình, các chức việc trong đình phải bán lấy hàng chục tấm ván bao quanh miệng hang để tránh sự cố xảy ra, từ đấy đình có tên là đình Rắn”. Quả thật, những vùng đất lạ kỳ luôn sản sinh ra những điều linh thiêng, kỳ bí.


Huyền thoại Đình Rắn trấn giữ đất Mỏ Cày | Đình Rắn, Truyền thuyết, Đình thiêng, Bến Tre, Thần rắn


Con đường bạch đàn dẫn vào đình Rắn oai nghiêm


Thần Rắn trở về trừng trị ác bá


Bẵng đi rất lâu, những câu chuyện về “ông bà rắn” to như cái lu chỉ con được các cụ già lác đác nhắc lại cho con cháu nhớ về huyền tích vùng đất này. Nhưng vào khoảng 1958, câu chuyện thần rắn “hộ thể người trần” bỗng trở nên rầm rộ hơn bao giờ hết. Từ các ngóc ngách của đồng sâu, hay chốn chợ thị ồn ã người ta đều kể về thần Rắn ở đình Rắn một cách kính cẩn, kiêng dè nhưng cũng nô nức nỗi mừng vui. Số là vào những ngày chính quyền Ngô Đình Diệm thẳng tay đàn áp phong trào cộng sản yêu nước, dân làng Định Thủy bỗng râm ran tin đồn “Rắn thần đã trở về trấn giữ mảnh đất thiêng”. Mới đầu, dân còn bán tín bán nghi, nhưng về sau đến lính Việt Nam cộng hòa cũng khiếp sợ. Có người còn về đơn vị kể lại vừa mới vấp phải “thần Rắn” nằm ngang đường như khúc cây, giương đôi mắt đỏ lòm, sáng quắc nhìn “người trần mắt thịt”.


Đầu năm 1960, bà Nguyễn Thị Định mà dân xứ dừa hay gọi là cô Ba Định bí mật cùng các cán bộ lãnh đạo Tỉnh ủy Bến Tre về đình Rắn họp bàn ngày Đồng Khởi. Tin tức bị lọt ra ngoài, đến tai chế độ Việt Nam cộng hòa. Họ Ngô liền sai một đạo quân dẫn đầu là viên Trung úy bảo an phục kích ngay đình Rắn để bắt các chiến sĩ cách mạng. Rất nhiều lính sợ “thần Rắn” không dám đi. Hơi hoang mang, viên Trung úy giắt theo bên mình rất nhiều lựu đạn để khi gặp “ông bà Rắn” to lớn là cho nổ banh thây luôn. “Thần hồn nát thần tính”, lúc đã gần bắt được cô Ba Định, thì bỗng nhiên một tên lính la hét tán loạn, cho rằng mình đã thấy “ông bà Rắn”. Sau, y rút chốt lựu đạn, tính ném cho “ông bà Rắn” tan thây thì không hiểu sao lại ném ngược vào đồng bọn. Tụi lính lại xôn xao anh lính kia chắc bị “Rắn thần” nhập. Viên Trung úy chỉ huy cũng bị thương nặng và mấy ngày sau bị một con rắn độc cắn chết.


Câu chuyện ly kỳ trên, có lẽ bắt nguồn từ chính cứ liệu lịch sử có thật. Khi ấy, đồng chí Nguyễn Thị Định và ông Hai Thủy, tỉnh ủy viên Bến Tre thời bấy giờ, đã dùng ám ngữ “cặp rắn trở về đình” để liên lạc. Từ đó lưu truyền nên câu chuyện “ông bà Rắn” từ xa xưa đã trở về giữ đất cho dân làng. Còn trận “không đánh mà thắng” bọn phục kích cũng là một trận đánh có thật. Theo đó, sự việc xảy ra vào ngày 14/01/1960, như ám ngữ “cặp rắn trở về”, bà Ba Định cùng ông Hai Thủy đã về đình Rắn để bàn kế hoạch Đồng Khởi. Không may, thông tin bị mật thám của Lê Xuân Khánh, Trưởng ty Công an Kiến Hòa, chính quyền Việt Nam cộng hòa nắm được. Khánh liền sai Trung úy Minh, dẫn một toán lính đi bắt cô Ba Định cùng các cán bộ Đảng. Đồng chí Lê Minh Đào (sau này là Đại tá, Chỉ huy phó Quân khu 8) đã tổ chức đánh nhóm phục kích này. Do lúc đó, súng ống, đạn dược còn thiếu, đồng chí Đào đã cho du kích dùng rắn độc làm bẫy đặt trên đường tiến quân của toán lính Việt Nam cộng hòa. Đám lính do quá sợ hãi, đã rút chốt lựu đạn quăng tán loạn, tự rước thương vong về phía mình. Viên Trung úy chỉ huy toán lính cũng bị rắn độc cắn, nhưng do bị thương nên hắn không chú ý đến vết cắn. Mấy ngày sau, độc tính phát tán, y gục chết. Tin viên Trung úy chỉ huy chết vì nọc rắn độc lập tức lan nhanh khiến người dân đồn nhau rằng đó là “báo ứng”. Dân làng nô nức truyền tin nhau “cặp rắn đã trở về”, “ông bà Rắn” đã hiển linh diệt trừ ác bá. Còn các đơn vị lính Việt Nam cộng hòa đóng tại Bến Tre lại càng thêm tin tưởng và sợ hãi đình Rắn. Biết được đây là thông tin không có lợi cho mình, Lâ Xuân Khánh toan phá hoại đình Rắn. Không dám bén mảng, chúng dùng bom, lựu đạn hòng đánh sập ngôi đình linh thiêng. Tuy có hoang tàn, đổ nát nhưng đình Rắn vẫn là vùng đất linh bao bọc lấy các chiến sĩ cách mạng trong suốt những năm kháng chiến máu lửa kinh hoàng.


Đến năm 1993, Bộ trưởng Bộ văn hóa Trần Hoàn ký quyết định công nhận ngôi đình là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2003, Tỉnh ủy Bến Tre trực tiếp chỉ đạo đầu tư, phục dựng lại ngôi đình thật khang trang trên nền đất cũ ở ấp Định Nhơn. Và cho đến ngày nay, đình Rắn vẫn uy nghiêm nằm đó, như chứng tích của những câu chuyện huyền thoại, ly kỳ gắn liền với lịch sử giải phóng oai hùng.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Kiều nữ săn đại gia Tây - Kỳ 2: Những con cá cắn câu

@ nguontinviet.com


Nhiều người đã có được cuộc sống hạnh phúc bên vợ hiền, con ngoan (Ảnh minh họa)

Nhiều người đã có được cuộc sống hạnh phúc bên vợ hiền, con ngoan (Ảnh minh họa)


ĐẠI GIA TÂY SẬP BẪY GÁI TRẺ


Hơn 10 ngày trước, Thúy H. điện thoại cho tôi rủ đi uống café với giọng rất khẩn thiết: “Chị ra đây đi, chuyện động trời chị ạ. Con Hướng D. lặn mất tích rồi…”. Tò mò vì kiểu thông tin rất mập mờ của H., tôi vội chạy ra quán café dù rằng hôm sau phải đi công tác sớm. Nhóm chỉ còn 4 cô gái, không khí trầm lặng khác thường, H. đốt thuốc liên tục. Không đợi tôi hỏi, H. tuôn một tràng: “Cái con Hướng D. coi vậy mà mưu đồ kinh chị ạ. Tụi em chơi với nhau từ thời đại học mà không một đứa nào biết nó có thằng bồ thủa thanh mai trúc mã đã đi du học. Nó yêu thằng người Anh mặn nồng là thế, thằng kia đã mua hẳn căn hộ ở quận 7 để qua năm là cưới, vậy mà nhà vừa trao tay được 2 tháng thì nó bùng. Hơn 2 tuần trước nó nói với tụi em nghỉ phép về quê có chuyện gia đình, nào ngờ nó về làm đám cưới với thằng bồ. Căn hộ thằng người Anh mua nó bán luôn rồi. Thằng Tây đi công tác về thì nhà đã có chủ mới, chủ mới đưa trả cho cái vali, cũng chẳng có câu từ biệt. Nó đến tìm em vì biết có mình em là bạn nhỏ D., thấy nó shock em cũng tội, nhưng có làm được gì. Em phải về tận quê nó mới biết chuyện nó lấy chồng. Nó không dặn thì em cũng chẳng chỉ nhà nó cho thằng kia, nhưng nhìn nó đau khổ vì bị lừa em thấy tội quá”. H. còn kể, từ bữa đó đến nay, anh chàng người Anh chìm trong men rượu ở mấy quán bar, chẳng thiết tha gì đến công việc. Đàn ông khi lụy tình rồi bị tình phụ, phản ứng cũng như nhau, chẳng phân biệt Tây hay Ta.


Kiều nữ săn đại gia Tây - Kỳ 2: Những con cá cắn câu | Đại gia Tây, Lấy chồng nước ngoài, Kiều nữ, Lừa đảo, Phụ nữ, Phụ nữ Việt Nam, Lấy chồng Tây


Mới cách đây không lâu, một anh chàng người Mỹ tên là David M. tìm đến văn phòng luật sư của bạn tôi để xin tư vấn đòi lại tài sản đã lỡ mua tặng bạn gái, bao gồm cả một công ty phần mềm do anh ta gây dựng nên nhưng để bạn gái đứng tên và đã bị cô ta sang tên cho chủ khác. Điều bi hài hơn là cô gái ấy còn kịp để lại cho anh ta đứa con bị tự kỷ, trong khai sinh có ghi rõ họ tên anh ta đàng hoàng nhưng mới đây khi đi xét nghiệm thì hóa ra không phải con anh ta. Nào phải anh ta là người ngây thơ khờ khạo gì cho cam, cũng đã kịp ở bên nhau đến 6 năm, với đủ thứ thử thách. Kể cả khi đứa con sinh ra nhìn không có tí nét lai nào đã khiến anh ta yêu cầu xét nghiệm, vậy mà chẳng hiểu cách nào cô ta tráo được mẫu vật để đến nỗi kết quả ban đầu đứa bé chính là con, để anh ta hân hoan tin vào lời bạn gái “tại gene em mạnh nên con giống em. Mai mốt lớn nó sẽ còn thay đổi”. Cũng chính vì thế khai sinh con bé là anh chính là cha ruột. Dù rất thông cảm và xót xa cho anh chàng nhưng bạn tôi cũng không thể giúp gì. Đường đường chính chính, giấy trắng mực đen tài sản là của cô kia, hiện tại cô ta cũng đã bán hết rồi, có kiện cũng khó nắm được phần thắng. Chưa kể nghe nói, tiền bạc có được đã bị cô ta và chồng hờ, chẳng biết có phải là bố đứa bé hay không, tiêu tán hết vào mấy sòng bài bên kia biên giới.


Sau khi nghe luật sư phân tích, David quyết định đưa con về Mỹ làm lại từ đầu, bởi như anh nói, anh cũng đã gắn bó với đứa nhỏ gần 3 năm rồi, giờ buông nó ra cho mẹ nó, chắc hẳn đời con bé sẽ khổ lắm. Anh nói với chúng tôi, anh muốn câu chuyện của mình được đưa lên báo để làm bài học cho những ai chuẩn bị bước vào cửa yêu. “Yêu thương mà phải đề phòng thì không còn cảm xúc. Nhưng có lẽ sau bài học này, tôi sẽ phải tỉnh táo hơn nếu yêu lần nữa”- David chua chát nói với tôi.


GÁI GIÀ CŨNG RA ĐÒN NẶNG TAY


Trong một lần tình cờ, tôi được một người bạn nhờ giúp đỡ một doanh nhân người Pháp, ông đang rất lo lắng, bấn loạn vì hôn thê của mình đang phải ngồi tù vì tội lái xe gây tai nạn chết người. Với ông, bao nhiêu tiền bồi thường ông cũng sẵn sàng chi, vì ông giầu, miễn sao hôn thê của ông sớm thoát vòng tù tôi. Tiếp cận thông tin ông cung cấp, ngay lập tức tôi thấy có những điều bất ổn. Ở Việt Nam không thể có chuyện đã vào tù ngồi nhưng khi bạn trai bay qua lại có thể nộp tiền cho công an để ra ngoài “nghỉ phép”, không những thế còn vi vu đi chơi tận Thái Lan cả tuần. Hai tháng ông ở Việt Nam lo giải quyết khủng hoảng cho nàng, cứ hàng tuần ông lại đóng 10,000 usd để “cô vợ hờ” được ra khỏi trại giam nghỉ cuối tuần!?.


Kiều nữ săn đại gia Tây - Kỳ 2: Những con cá cắn câu | Đại gia Tây, Lấy chồng nước ngoài, Kiều nữ, Lừa đảo, Phụ nữ, Phụ nữ Việt Nam, Lấy chồng Tây


Kiểm tra thêm một số dữ liệu, tôi đã biết chắc ông bị lừa bởi một kịch sĩ đại tài. Càng sửng sốt hơn, chỉ với màn “tai nạn xe”, nàng kiều của triệu phú người Pháp đã ngốn của ông vài tỷ đồng. Sâu chuỗi một số dữ liệu, tôi đã chứng minh cho ông thấy, ông hoàn toàn bị lừa. Ngồi làm việc với cơ quan công an, ông cay đắng khi phải liệt kê những khoản tiền mà “vị hôn thê” đã dùng nhiều thủ đoạn lừa đảo để chiếm đoạt của ông. Khi bị mời lên làm việc, nàng kiều của ông cũng thừa nhận tất cả sự việc và xin ông tha thứ. Hóa ra, nàng chẳng độc thân như ông nghĩ. “Nàng” còn chồng, còn con nên khi ông đề nghị cưới và rước nàng về trời Tây để sống, nàng đã quyết định ra chiêu lần cuối cùng để hốt cú chót. Số tiền mà ông nhận lại để chấp nhận bãi nại cho nàng cũng lên đến con số gần chục tỷ, chẳng thấm tháp gì với số tổng mà ông đã chi. Bởi theo ông “cái gì tôi tự nguyện cho, tôi không đòi lại”. Nhiều người hẳn nghĩ, nàng chắc trẻ trung, xinh đẹp và quyến rũ lắm, nhưng không, nàng đã ngoài 40, nhan sắc tầm tầm bậc trung nhưng theo như lời ông nói “nàng cực kỳ ngọt ngào và đặc biệt, rất giỏi khoản giường chiếu”. Một triệu phú như ông, mất hơn triệu đô kể ra cũng chẳng khiến ông phải nhiều lăn tăn suy nghĩ, nhưng có lẽ, hình ảnh người phụ nữ Việt trong ông chẳng thể tròn trịa như ngày đầu ông đến đất nước này.


Cũng vẫn là một đại gia Pháp. Chẳng hiểu sao đàn ông Pháp dễ sập bẫy thế, có lẽ do bản chất lãng mạn trong người nên khiến những người đàn ông Pháp vốn dĩ có tiếng là “kỹ tính” trong chuyện tiền bạc nhưng khi đã yêu thực sự va tin thực sự thì lại dễ dàng rút ruột rút gan. Ông tên Jean B., vốn là một doanh nhân kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu rượu. Sang Việt Nam đã hơn chục năm, ban đầu cùng với bà vợ đầm hẳn hoi. Sống ở nơi lạ nước lạ cái, ông còn có công việc mà quên đi nỗi nhớ quê hương, còn vợ ông quanh quẩn giữa 4 bức tường nên chán. Chán thì phải đi chơi, đi uống rượu, tụ tập quán xá... Riết rồi hai vợ chồng xa cách, chia tay là điều dễ hiểu, nhẹ nhàng như kết thức một cuộc chơi. Vợ cũ về Pháp, lúc đó Jean mới thấy cuộc sống trồng trải. Dù không còn mặn nồng nhưng khi về nhà có vợ vẫn hơn. Đang lúc chông chênh nhất, cô thư ký của ông luôn bên cạnh ngọt nhạt, lúc thì ghé qua lấy dùm đống đồ mang ra tiệm giặt ủi, khi thì mang qua cho ông một món ngon buổi cuối tuần. Ông ngã vào lòng thư ký hồi nào chẳng hay, cũng chẳng kịp nhận ra, mình có yêu nàng không nữa. Rồi cô thư ký có thai, ông được làm cha ở tuổi 60, thế là cưới. Sẽ là hạnh phúc cho ông tuổi xế chiều nếu như ông không tình cờ phát hiện ra, vợ mình chuyển quá nhiều tiền, mua quá nhiều tài sản đứng tên những người nhà vợ.


Chưa kể nhà ông trở nên như một cái chợ, người nhà vợ ai thích đến thì đến, ai thích đi thì đi. Nói động thì vợ ôm con về nhà ngoại, gây áp lực để ông không được gặp con. Yêu con, ông lại phải xuống nước với vợ. Cũng vì yêu con, ông chấp nhận cuộc sống bị áp chế bên cạnh người vợ tinh quái. Cô ấy không bò ông, cũng không có người đàn ông khác, nhưng ông biết, cô ấy đến với ông, lấy ông không phải vì tình. Cay đắng nhận ra, mình chỉ là con cá mà vợ câu về thì cũng là lúc ông biết cái con cá đó đã nằm trong rọ. Ông bảo, ông chẳng còn bao năm nữa để sống, nên thôi thì vì con. Dù sao cũng còn an ủi, bởi vợ ông dẫu tinh quái, dẫu không thực sự yêu chồng nhưng cũng không đến mức táng tận. Và dù sao, vợ ông cũng thật sự yêu con và muốn con sống có bố.


Những người đàn ông ngoại quốc sa bẫy tình mà tôi gặp, đều có chung một một nỗi ẩn ức không nguôi, về thế thái nhân tình, về yêu thương và thù hận. Tiến mất đi có thể làm lại, có thể không, nhưng tổn thương trong tâm hồn họ suốt đời có lẽ cũng không thể phai.


Kỳ 3: NGƯỜI CÂU MẮC LƯỚI





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Bộ Công an ủng hộ nhập khẩu pháo hoa

@ nguontinviet.com


Một buổi biểu diễn pháo hỏa thuật tại Nhà máy Z121. Ảnh: MINH NGUYÊN

Một buổi biểu diễn pháo hỏa thuật tại Nhà máy Z121. Ảnh: MINH NGUYÊN


Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an vừa có văn bản số 4721/2013/BCA gửi Văn phòng Chính phủ bày tỏ ý kiến đồng ý cho phép Bộ Quốc phòng nhập khẩu 20.000 thùng pháo hoa tầm thấp để phục vụ nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán 2014.


Theo Bộ Công an, sau vụ nổ kho pháo hoa tại Xí nghiệp 4 Nhà máy Z121, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng - Bộ Quốc phòng, đóng trên địa bàn hai xã Khải Xuân và Võ Lao (huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ) hồi tháng 10 vừa qua, việc đảm bảo pháo hoa để cung cấp cho các địa phương phục vụ nhu cầu trong dịp Tết Nguyên đán bị thiếu hụt trầm trọng.


Hơn nữa việc Bộ Quốc phòng đề xuất cho phép Nhà máy Z121 được nhập khẩu pháo cũng phù hợp với các quy định hiện hành của Chính phủ và Bộ Công an trong lĩnh vực quản lý pháo nổ. Việc này sẽ vừa giúp Nhà máy Z121 đảm bảo việc cung cấp pháo hoa cho các địa phương phục vụ nhu cầu giải trí, “món ăn tinh thần” của người dân cả nước, vừa giúp đơn vị này có thời gian để chuẩn bị khôi phục sản xuất trong thời gian sắp tới.


Trong khi đó, nguồn tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch và Bộ Công thương cũng đã có văn bản trả lời xung quanh đề xuất xin nhập khẩu pháo hoa tầm thấp của Bộ Quốc phòng. Theo đó các cơ quan này đều ủng hộ việc cho phép nhập khẩu nhưng lưu ý việc tính toán số lượng nhập khẩu sao cho hợp lý, đảm bảo yêu cầu tiết kiệm; đồng thời phải chỉ đạo Nhà máy Z121 sớm chủ động trong việc sản xuất pháo hoa phục vụ các sự kiện chính trị, xã hội, văn hóa của cả nước. Văn phòng Chính phủ đang tập hợp, chỉnh lý ý kiến góp ý của các bộ ngành để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định trong thời gian sớm nhất.


Trước đó, chúng tôi đã phản ánh việc thiếu hụt pháo hoa sử dụng trong dịp Tết Nguyên đán 2014 nên Bộ Quốc phòng đã có văn bản gửi Chính phủ xin cho phép nhập khẩu 20.000 thùng pháo hoa tầm thấp. Sau đó Văn phòng Chính phủ đã có văn bản xin ý kiến đóng góp của các Bộ Công an, Bộ Công thương và Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch.


Theo trung tá Lê Tiến Ngọc, Trưởng phòng Kinh doanh Nhà máy Z121, việc khôi phục sản xuất pháo hoa đang được tiến hành. Nhà máy Z121 đang làm các thủ tục để xin cấp đất, lập xưởng sản xuất pháo hoa tại một địa điểm mới. Từ nay tới Tết Nguyên đán, nhà máy chỉ đảm bảo sản xuất đủ lượng pháo hoa tầm cao phục vụ cho 5 thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM và Cần Thơ. Nhà máy xin nhập khẩu 20.000 thùng pháo hoa tầm thấp từ một công ty của Nhật Bản vốn là đối tác làm ăn thân thiết hơn chục năm nay.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Kỳ lạ 'đầu người' mọc trên hoa súng ở Long An

@ nguontinviet.com


Hoa súng kỳ lạ trong vườn nhà ông Tiên, bà Nguyệt

Hoa súng kỳ lạ trong vườn nhà ông Tiên, bà Nguyệt


Hơn hai tháng nay, người dân ấp 4 (xã Phước Lợi, huyện Bến Lức, Long An) bàn tán xôn xao về sự việc đầu người mọc trên bông hoa súng ở ao nước nhà vợ chồng ông bà Tiên - Nguyệt.


Bà Nguyệt cho biết, vào một buổi chiều trung tuần tháng 9/2013, có đứa cháu sang nhà bà xin hái một ít bông súng về làm mồi nhậu. Khoảng 10 phút sau, đứa cháu chạy lên mặt tái xanh, không nói gì mà đi thẳng về nhà, kể lại việc phát hiện một bông súng có hình đầu người cho mấy người bạn và người con trai bà Nguyệt nghe.


Không tin lời, con trai bà Nguyệt chạy về nhà, ra ngó xuống ao súng, thấy hình ảnh một cái đầu em bé trên bông súng hiện ra trước mặt. Hoảng hốt anh chạy vội về nhà thông báo cho mẹ biết. “Tôi cũng chạy xuống ao xem như thế nào. Đến nơi tôi sững sờ nhìn thấy một bông súng đang hé nở ở giữa ao có hình đầu đứa trẻ mỉm cười”, bà Nguyệt kể lại.


Gia đình quyết định cắt bông súng có hình đứa trẻ, trịnh trọng rước về nhà, để trang nghiêm trên bàn thờ cúng. Có chuyện lạ là theo quan sát của phóng viên, dù đã héo nhưng cánh hoa ốp chặt vào nhau, chưa hề rơi rụng một bẹ nào. Quan sát bằng mắt thường, dễ dàng nhận ra hình dạng của một bông súng thật, phía trên mang nguyên hình đầu đứa trẻ có đầy đủ mắt, mũi, miệng.


Nhiều người mê tín, hiếu kỳ cho rằng đây là hiển linh của cậu con trai chết trẻ nhà bà Nguyệt. Hơn 2 tháng trôi qua, nhưng bông hoa súng vẫn không rơi cánh, sự hiếu kỳ của người dẫn vẫn không hề giảm.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

'Bà hoàng' đồng nát đất Hà Thành

@ nguontinviet.com


Bà Bùi Thị Mỹ với công việc

Bà Bùi Thị Mỹ với công việc "mua cho người chán, bán cho người thèm" thường nhật


Niềm hạnh phúc của bà, ngoài việc tự lo cuộc sống cho mình còn xen lẫn chút tự hào bởi đã giúp cho không ít những người nghèo khó với việc 'mua của người chán, bán cho người cần'.


Tuy nhiên, sau những cuộc bán buôn tấp nập, trở về với bóng tối của căn lều dựng tạm, người đàn bà 60 tuổi không khỏi có những giây phút chạnh lòng…


“Bà hoàng đồng nát” đất Hà Thành


Nếu lần đầu đi qua khu vực Cầu Đôi, Từ Liêm, hẳn không ít người sẽ ngạc nhiên khi thấy người mua kẻ bán tập nập ở một khu lớn tập trung đồ cũ nát các loại. Cũng ở đó, trên vị trí cao nhất của đống đồ, có che chiếc dù sờn mép, một người đàn bà đã đứng tuổi, có dáng người nhỏ nhắn nhanh nhẹn, miệng luôn nở nụ cười với người mua, kẻ bán.


Tuy nhiên, với những người ở khu vực lân cận thì hình ảnh mua bán, chọn lựa đồ đạc giữa kho đồ cũ ấy không có gì xa lạ bởi đó chính là “siêu thị” đồ cũ của người phụ nữ được mệnh danh là “bà hoàng đồng nát” chốn Hà Thành: Bùi Thị Mỹ.


Trước khi đến với công việc buôn bán đồ cũ, bà Bùi Thị Mỹ (sinh năm 1954, Quán Sứ, Hà Nội) từng lăn lộn với rất nhiều việc khác nhau. Mới đầu, bà mở quán nước nhỏ ở ven đường 6. Không có vốn, bà chỉ cắm bốn cái cộc xuống đất rồi dựng lều bán nước. Sau đó, bà lại thuê người sửa xe, bơm vá xăm lốp ô tô.


Quán dựng ven đường nên bị dẹp, bà chuyển sang buôn thang tre ốp, buôn giấy, sắt vụn. Cứ như vậy, việc này đẩy việc kia rồi đưa bà trở thành “bà chủ” của “siêu thị” đồng nát có một không hai ở Hà Nội.


Trong “siêu thị” đặc biệt của bà Mỹ, người ta có thể tìm thấy rất nhiều các loại hàng hóa khác nhau. Đó là những thứ đồ công nghệ cao như điện thoại, loa máy tính, máy ép ảnh hay các đồ gia dụng dùng hàng ngày như quạt, bếp ga, nồi cơm điện, phích nước… Nhưng nhiều nhất vẫn là các loại giầy dép, quần áo, túi xách cũ.


Mỗi ngày, bà Mỹ đều “thu nạp” vào cửa hàng của mình không biết bao nhiêu các “mặt hàng” khác mà “nguồn cung” chủ yếu là từ những người đi nhặt đồng nát. Họ có thể đem đến đây bán cho bà Mỹ bất cứ thứ gì mà họ thấy còn có thể sử dụng được: từ cái áo đã sờn, chiếc túi đã rách quai, đôi giày đã mòn vẹt đế đến chiếc ấm đã bung dây hay cái quạt cháy.


Không có một mức giá cố định nào cho những món đồ ấy. Tất cả đều được trả một cách cảm tính, ước chừng: có lúc là 5.00 -7.000 đồng, cũng có khi là hàng chục nghìn đồng. Song hầu hết những người bán đồng nát đều rất “hài lòng” với “bu” Mỹ bởi họ nói, bà hiền lành và mua đồ rất dễ. Bà không quá so đo, tính toán và thường xuyên trả cho họ mức tiền mà họ nghĩ là xứng đáng.


Khách hàng đến “cửa hàng” của bà Mỹ cũng có rất nhiều đối tượng khác nhau: dân lao động, thợ xây dựng, sinh viên, công chức. Thậm chí, theo bà Mỹ nói thì còn có cả những “đại gia”. Họ đến đây, tìm kiếm trong đống đồ cũ để chọn ra cho mình những món đồ còn dùng được với giá rất rẻ.


Có ông ngoại của hai đứa cháu sinh đôi đến chỗ bà mua hai chiếc xe đồ chơi cho cháu. Lại có những sinh viên đến tìm cuốn truyện cũ, đôi giày, chiếc mũ, cái túi… Điều đặc biệt hơn cả là những người mua đồ của bà hoàn toàn có thể mang trả lại món đồ đã mua hoặc đổi lấy những món đồ khác có giá trị tương đương.


Bà Mỹ không những không kêu ca phàn nàn mà còn rất ủng hộ và thường xuyên khuyến khích khách hàng của mình làm như vậy. Bà Mỹ nói, những món đồ tưởng chừng như không còn giá trị sử dụng sẽ rất có ích với những người đang cần đến nó.


Với phương châm “mua của người chán, bán cho người cần”, bà Mỹ tin rằng những món đồ ấy vẫn sẽ tiếp tục có giá trị sử dụng khi đến tay người chủ mới. Đó cũng là cách giúp cho người nghèo sở hữu được những đồ dùng cần thiết.


“Cửa hàng” của bà Mỹ không có cơ ngơi hoành tráng nhưng lại mang đến cho bà một nguồn thu nhập đáng kể. Do số lượng hàng hóa nhiều, không thể quản lí một mình nên bà Mỹ có thuê ba người để trông đồ cũng như bán hàng. Tiền công cho mỗi người mỗi ngày là 120 nghìn.


Tính ra một tháng bà phải chi khoảng hơn 10 triệu đồng tiền thuê người chưa kể đến 1,5 triệu tiền thuê mặt bằng. Như vậy, số tiền hàng tháng mà bà Mỹ kiếm được khoảng trên 10 triệu – đây thực là số tiền đáng mơ ước với nhiều người, nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay.


'Bà hoàng' đồng nát đất Hà Thành | Hà Nội, Buôn đồng nát, Đời sống, Mưu sinh, Lao động nữ, Từ Liêm


Nỗi lòng của người đàn bà 60 tuổi


Tự hào về công việc có ích, có thu nhập của mình song bà Mỹ cũng mang trong mình những tâm sự của một người đàn bà gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống. Gia đình bà Mỹ vốn ở phố Cửa Nam. Bà lấy chồng rồi theo chồng về sống ở Phùng Khoang. Không may, chồng bà bị bệnh mất, để lại bà với mấy đứa con còn thơ dại.


Vì ông bà không có đăng kí kết hôn nên sau khi chồng mất, người em chồng không cho bà Mỹ ở lại trong nhà. Quyền lợi, suất phận đều không có, bà rời nhà với hai bàn tay trắng.


Một thời gian sau đó, bà Mỹ “rổ rá cạp lại” với người đàn ông cũng từng có gia đình. Thế nhưng, trong cuộc sống mới, bà cũng không được hưởng nhiều hạnh phúc. Ông bà có thêm với nhau hai người con nên tính cả con chung, con riêng là được 9 người. Tuy nhiên, theo bà Mỹ nói thì các con bà cũng đều mải mê lo cuộc sống riêng của mình nên ít có thời gian chăm sóc cho cha mẹ.


Các con thường chê nghề của bà là bẩn thỉu, đồ là đồ của người chết nên không muốn làm, không giúp đỡ. Thỉnh thoảng, các con bà cũng ghé qua nhưng chỉ để xem có đồ gì còn tốt thì lấy về. Trong khi đó, người chồng thứ hai của bà thì đam mê gà chọi. Ông ôm gà đi đá suốt ngày. Nếu thắng thì ông đi uống bia, khao bạn bè mình. Còn nếu thua thì ông lại đến chỗ bà lấy hàng, lấy tiền.


Để trông coi được hàng hóa nên bà Mỹ ngủ lại ngay chỗ bán hàng. Bà dựng một lều nhỏ ở phía sau đống hàng, ăn ngủ tại đó. Ngày trước, bà cũng từng thuê người đến trông buổi đêm nhưng vì không có điện, nước nên chẳng ai chịu được vài ngày. Thành ra, cứ được dăm bữa, nửa tháng, họ lại bỏ.


Cuối cùng, bà Mỹ quyết định tự mình trông lấy đồ của mình bởi “bao nhiêu vốn liếng”, bà đều dồn hết cả lại. Ở một mình với kho hàng, cũng có những lúc bà đã bị bọn nghiện đến cướp đồ, đe dọa đốt nhà. Những lúc đó, dù có sợ, bà cũng tỏ vẻ cứng rắn mà “dọa” ngược lại bọn chúng.


Không có điện, bà chỉ thắp đèn. Nước thì bà đi xin các nhà xung quanh, tắm giặt một cách tiết kiệm. Bà cũng không nấu nướng gì nhiều. Hằng ngày, bà ăn cái bánh, nắm xôi qua bữa. Có lúc, những người bán đồng nát bán lại cho bà gói mì thì bà lại nấu ăn. Bà nói, nhiều người cứ ghê những đồ ăn này nhưng bà không sợ mà vẫn nấu ăn rất bình thường.


Bà cũng lập bàn thờ người chồng cũ ở ngay trong lều mình ở. Những ngày rằm, mùng một thì bà thắp hương. Thỉnh thoảng, bà cũng thỉnh chuông cầu nguyện để lòng mình thanh thản.


Bà Mỹ chia sẻ rằng, công việc bận rộn khiến bà quên năm quên tháng trong cuộc đời mình. Thế nhưng, những lúc một mình, bà thấy buồn và mệt mỏi. Bà từng nghĩ mình sẽ bán cả kho hàng đi để rồi về sống với con cái, mỗi đứa một thời gian. Song, mỗi lần bà nói ý định của mình thì con trai cũng như con gái đều tỏ thái độ khó khăn.


Thành ra, bà lại tiếp tục ở lại với “siêu thị” đồng nát của mình. Tuy nhiên, vượt lên khỏi những nỗi buồn, bà Mỹ sống rất lạc quan và yêu đời. Ai gặp bà cũng đều nhận thấy người đàn bà 60 tuổi, lại trải qua nhiều sóng gió của cuộc đời vẫn còn tươi trẻ hơn nhiều so với tuổi thực. Bà nói, điều bà cảm thấy may mắn trong cuộc đời là đến giờ phút này bà vẫn có thể làm việc và tự lo cho cuộc sống của mình.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Sự thật về chiếc lư đồng "tiền tỷ" ở Quảng Ngãi

@ nguontinviet.com


Sở VH-TT&DL Quảng Ngãi xác định lư đồng đồn bạc tỷ chỉ là lư đồng bình thường

Sở VH-TT&DL Quảng Ngãi xác định lư đồng đồn bạc tỷ chỉ là lư đồng bình thường


Chiều 2/12, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Ngãi cho biết, liên quan đến chiếc lư đồng của gia đình ông Nguyễn Mỹ Thức, ở thôn 5, xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) được đồn thổi có giá bạc tỷ, trong sáng cùng ngày, Sở đã cử cán bộ đến nhà ông Thức kiểm tra vụ việc.


“Kết quả kiểm tra cho thấy đây chỉ là chiếc lư đồng bình thường, nhưng không hiểu sao lại đồn thổi như vậy”, ông Vũ thông tin.


Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi, Phó giám đốc Bảo tàng Quảng Ngãi, người trực tiếp đi kiểm tra lư đồng của ông Thức cho biết, ông Thức đã mang ra cho đoàn kiểm tra một cái lư đồng và bảo đó là lư đồng mà giới buôn đồ cổ trả giá 2 tỷ rồi lên 40 tỷ đồng.


“Chúng tôi đã kiểm tra kỹ lư đồng của ông Thức và thấy trên lư đồng đúng là có nhiều dấu cà thử phần nắp và phần thân. Chúng tôi khẳng định đây chỉ là lư đồng bình thường, mới có vài ba năm. Lư đồng này được làm bằng loại đồng mới. Đồng mới bây giờ chất lượng đồng rất kém, khi cà lớp áo đồng bên ngoài sẽ lộ ra màu trắng sáng đổi màu bên trong. Có thể nhiều người đã lầm tưởng và cho đó là lư quý vì làm bằng đồng đen rồi đồn thổi như thế”, Tiến sĩ Khôi nói.


Trước đó, một số cơ quan báo chí thông tin, suốt nhiều ngày qua, người dân ở huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) bàn tán xôn xao chuyện gia đình của ông Thức sở hữu cái lư đồng được làm bằng toàn đồng đen vô cùng quý hiếm, được giới buôn đồ cổ trả mua từ 200 triệu đồng rồi lên 2 tỷ đồng, 20 tỷ rồi 40 tỷ đồng. Có người còn trả mua giá khủng: 300 tỷ đồng!. Gia đình ông Thức sống trong lo sợ trước “bảo bối” của gia đình, phải đưa lư đồng ra khỏi bàn thờ rồi đem đi cất giấu và gọi cả con mình đang ở TP.HCM về quê…





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Người đàn bà đẹp bi thảm vì “nghiệp chướng” với giang hồ

@ nguontinviet.com


H. dính nghiện ma túy, cờ bạc rồi chết một cách bi thảm. (Ảnh minh họa)

H. dính nghiện ma túy, cờ bạc rồi chết một cách bi thảm. (Ảnh minh họa)


Người đàn bà ấy tên B.T.H., thời điểm này chuẩn bị đến ngày giỗ đầu của bà.


Tình cờ, tôi gặp lại nhà thơ thân thiết với người anh nguyên là công an đất Cảng. Trông nhà thơ bơ phờ, xuống sắc khá nhiều. Nhà thơ nói rằng: “Họ tài, họ đẹp nhưng cùng với “chữ tai” một vần”. Hoá ra, nhà thơ nói về bạn mình, B.T.H, người đàn bà đẹp nổi tiếng đất Cảng một thời.

Thời điểm này năm trước, người dân đất Cảng xôn xao về cái chết đầy bí ẩn của người đàn bà đẹp tên H. ở quận Lê Chân. Bà đẹp và có một giọng hát chèo trời phú đến mức đa đoan và ai oán. Kém Dung “Hà”, đàn chị nổi danh đất Cảng 10 tuổi, bà H. đã quyết theo nghiệp cầm ca để gắn cuộc đời mình với những vui buồn của những tích chèo cổ. Thế nhưng, sự quyết liệt của tuổi trẻ trong sự nghiệp, cũng không bằng sóng dữ của giang hồ. Sự dữ dội của giang hồ đất Cảng là ở chỗ này. Nó đánh tan mọi chuẩn mực và xoá nhoà cái đẹp đời thường để nhuốm màu liêu trai.


Người đàn bà đẹp và “nghiệp chướng” với giang hồ đất Cảng


Ngay từ thời thiếu nữ, khi mới bước chân vào học hát chèo, bà H. đã có biệt danh là H. chèo, đúng kiểu biệt danh của giang hồ. Ngày đó, bà H. đẹp, là hoa khôi của đất Cảng. Nhiều người nói rằng, những năm 80 của thế kỷ trước, nếu chúng ta tổ chức thi hoa hậu, người đẹp, chắc chắn bà H. đạt giải (không là hoa hậu thì “chức” á hậu là điều chắc chắn). Đẹp, hát hay, bà H. bị nhiều thanh niên giàu có, giang hồ, công tử... đất Cảng tán tỉnh. Người ta quen với hình ảnh nhiều thanh niên đi xe máy thời thượng, đứng trước cổng trường đón H. sau mỗi buổi tan trường.


Ông Đ., người cùng thời, từng học cùng bà H., thừa nhận: “Ngày đó, tôi cũng thích H. nhưng không được. H. bị nhiều người tán tỉnh lắm, trong đó có thanh niên con nhà giàu, con quan chức và giang hồ. Họ còn tổ chức một cuộc “thi đấu” để lấy lòng người đẹp. Giang hồ đất Cảng những năm 80 đầu 90 của thế kỷ trước nghèo lắm, họ thích tiếng tăm và hoạt động theo kiểu cát cứ để kiếm sống, để thể hiện cái tôi bản năng, chứ không hình thức và hào nhoáng như bây giờ. Ngày đó, một công tử con quan chức khá lớn ở thành phố chuyên trồng cây si trước cổng trường. Một vị thuyền viên tàu viễn dương trẻ tuổi, đi xe máy đời mới của Đức đến chờ và một giang hồ tên Q. (có danh đất Cảng thời đó) cùng “thi đấu”, cùng giành giật tình cảm của H".


Q. không có nhiều tiền nhưng cái kiểu Chí Phèo của giang hồ làm cho thuyền viên và công tử bị “sức ép” không chịu nổi. Q. bảo nhiều đàn em và cả những tay anh chị ở nơi khác nữa đến tán tỉnh, quấy nhiễu để người đẹp không có thời gian dành cho chàng thuyền viên và công tử con quan chức kia. “Cuộc đua” đến hồi kết được định đoạt như sau: Công tử con quan chức rút lui vì danh tiếng của cha mẹ, vì “mình con quan, lấy đâu chẳng được gái đẹp, sao phải đâm đầu vào đứa “xướng ca, vô loài” ấy. Còn lại hai đối thủ là Q. giang hồ và anh thuyền viên giàu có. Q. thừa hiểu, thời điểm đó, “có được” H. cũng không để làm gì, vì chưa “đủ lực” để cung phụng người đẹp như bà hoàng. Sau khi tính toán, Q. liên kết với vài tay anh chị khác, liên tục “quấy” H., đến mức, vị thuyền viên trẻ nghỉ phép 1 tháng mà không thể gặp được người yêu dù chỉ vài phút. Vị thuyền viên cứ đến nhà, đến trường là bị người của Q. gây hấn tới mức tức phải bỏ đi. Q. “đầu tư” vào việc đó là có lý do.


Được mách bảo, vị thuyền viên đã gặp Q. thương lượng, thanh toán cho Q. đủ số tiền thuê giang hồ “thi đấu” và thêm gấp 3 số tiền “đầu tư” với lý do là bồi thường tổn thất danh dự vì mang tiếng bị người đẹp “đá”. Thế mới biết, cái giá và sự ảnh hưởng của giang hồ không hề nhỏ tới đời sống của thiếu nữ đẹp tại đất Cảng.


Sau đó, người đẹp đất Cảng kết hôn cùng vị thuyền viên giàu có. Thời gian đầu, họ sống hạnh phúc. H. đẹp nên được chiều chuộng. Thế nhưng, thời của thuyền viên đã xuống, hết việc, chồng của H. quay ra cờ bạc, nghiện ngập. Cuộc đời người đàn bà đẹp sang một trang mới với những “gắn bó” mới trong chốn giang hồ.


Dính nghiện và những ngày tàn phai


Khi bà H. bị đi tù vì liên quan đến chất ma tuý (sử dụng và tàng trữ), người ta bắt đầu thấy “vẻ đẹp mê hồn” của H. chèo phai nhạt đến tàn tạ. Vẫn cái dáng người cân đối, dong dỏng cao, làn da trắng ấy nhưng đôi mắt của bà H. đã thay từ có hồn thành vô hồn... H. chèo đẹp là thế mà phải làm đủ nghề để sống, trong đó có công việc là bà chủ của một quán bia hơi. Một thời gian, bà H. được chồng và 2 người con đang định cư tại Đức bảo lãnh. Nhưng, mới chỉ ở vòng đầu của kiểm tra sức khoẻ, bà đã bị loại vì nghiện ma tuý và nhiều bệnh tật khác. Từ đó, bà bỏ bán bia, về sống âm thầm, đơn độc ở trong ngõ nhỏ của quận Lê Chân. Hàng xóm thì nói rằng: “Bà H. sống kín đáo, ít giao tiếp trò chuyện, chẳng làm gì nhưng vẫn sung túc. Bà thường xuyên vắng nhà rất bí ẩn. Thế nhưng, khi trong xóm có người gặp nạn, ốm đau, bà giúp đỡ nhiệt tình...”.


Theo ông Đ., người hay liên lạc và được bà H. tâm sự nhiều nhất thì, bà H. đang bị nghi ung thư vú. Từ khi không đủ tiêu chuẩn sang đoàn tụ gia đình cùng chồng, con ở bên Đức, bà H. có biểu hiện chán chường, quay lại chốn giang hồ với trò bài bạc, còn có sử dụng ma tuý nữa hay không thì ông Đ. không dám chắc chắn. Ông Đ. bật mí, bà H. là con bạc khá “sộp” ở nhiều sới. Ngoài là con bạc, cũng có lúc bà là chủ tín dụng đen tại sới. Chính vì thế, giang hồ rất không ưa bà, nhất là giang hồ mới nổi, choai choai. Bề ngoài, chúng gọi bà là “sư tổ bà bà” để bà mất cảnh giác và dễ bề “đâm sau lưng”. Ngoài cờ bạc thì vũ trường, bar cũng là “nơi chốn” mà bà H. thường đi về. Bà thường đi vũ trường, bar cùng đám giang hồ ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... chứ ít xuất hiện tại chốn ăn chơi ở Hải Phòng. Ông Đ. kể rằng, bà H. tâm sự với ông là, vào vũ trường, bà bị mê hoặc bởi ánh đèn. Bà cảm thấy, ánh đèn đó như sân khấu của những năm tuổi trẻ mà mình đã từng theo nghiệp diễn. Thấy bảo, lúc cao hứng, bà con yêu cầu quản lý đuổi “ca sỹ vớ vẩn” xuống, lên sân khấu biểu diễn và nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của giới trẻ.


Lý giải về chuyện người đàn bà đẹp nghiện ma tuý, ông Đ. trầm ngâm: “Nghiện là đáng trách rồi nhưng sống với người chồng nghiện ngập, cờ bạc như vậy, lúc trẻ lại không phải làm gì, H. làm sao đủ bản lĩnh tránh xa cám dỗ của ma tuý. Khi đã ở bước đường cùng, đàn bà đẹp hay xấu đều giống nhau cả thôi. Họ cần sinh tồn. Thế nhưng, người chồng thứ hai của H. thì rất tốt. Chính ông ta cứu 2 đứa con H. ra khỏi cuộc sống nhầy nhụa của cha mẹ. H. đã đi cai nghiện”.


Uẩn khúc với giang hồ "chiếu trên”


Cho đến bây giờ, khi nhắc đến người đàn bà đẹp với cái tên ấn tượng là H. chèo, nhiều người biết chuyện vẫn tiếc nuối. Ông Đ. còn kể cho tôi nghe thêm 2 trường hợp khác, cùng thời với bà H. cũng đẹp, cũng long lanh và cuối cùng cũng nghiện chất ma tuý. Ba người đẹp này từng là bạn của nhau và đều “theo chồng, bỏ cuộc chơi”. Chồng họ lúc đầu là con nhà danh gia vọng tộc, giàu có. Bản thân người chồng có nghề nghiệp tốt, kiếm ra tiền nhưng vì thích ăn chơi nên họ đã sa cơ, lỡ vận. Họ bị cờ bạc bần cùng hoá, sinh ra tệ nạn xã hội và cuối cùng, kéo cả gia đình vào ngõ cụt. Thời điểm những người đẹp như bà H. sa chân vào chốn giang hồ, người ta thấy nổi lên những cái tên giang hồ nổi cộm là S., V.A... gì đó. Những cái tên giang hồ nổi danh này đã từng được nhắc đến rất nhiều ở thập niên 80 – 90 của thế kỷ trước. Một nguồn tin giang hồ khác thì cho rằng, thời hoàng kim của mình và của giang hồ đất Cảng, bà H. từng có mối quan hệ với cả Lâm “già” và Cu Nên.









Tự chuốc lấy “nghiệp chướng”


Một điều tra viên của công an quận Lê Chân, Hải Phòng cho biết: Đám tang bà H., chồng con bên Đức cũng về lo hậu sự đầy đủ. Họ đau buồn và nhiều người cảm thông cho họ. Từ khi bà H. không đủ điều kiện được sang Đức thì đời sống có phần khác biệt hơn. Bà ta thường “vãi” tiền vào chiếu cờ bạc. Mối quan hệ của bà ta với dân xã hội cũng khá phức tạp. Khám nghiệm tử thi, vẫn phát hiện bà H. dương tính với chất ma tuý.






Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Cô dâu Việt bị rao như món hàng ở Trung Quốc

@ nguontinviet.com


 Hoạt động quảng bá bốc thăm trúng thưởng để sang VN coi mắt cô dâu Việt miễn phí đầy rẫy trên mạng nhân ngày Lễ Độc thân

Hoạt động quảng bá bốc thăm trúng thưởng để sang VN coi mắt cô dâu Việt miễn phí đầy rẫy trên mạng nhân ngày Lễ Độc thân


Trước và sau ngày Lễ Độc thân ở Trung Quốc (11.11), báo chí nước này lại đua nhau viết về phong trào lấy cô dâu VN, trong đó thể hiện cô dâu Việt bị rao như món hàng.


Cô dâu Việt bị rao như món hàng ở Trung Quốc | Lễ Độc thân, Trung Quốc, cô dâu việt, miễn phí, rao bán


Cơn sốt lấy cô dâu Việt đã khiến phóng viên Tân Hoa xã Dương Uy sang tận Việt Nam để nắm thực tế tình hình và viết bài Điều tra thực địa: Lấy cô dâu Việt có đáng tin hay không? đăng trên Tân Hoa xã ngày 17.11. Bài báo phân tích việc lấy cô dâu Việt đang là lựa chọn của nhiều đàn ông Trung Quốc (TQ), bởi các cô dâu Việt ưa nhìn, cần cù chăm chỉ, không đòi hỏi nhà lầu, xe hơi... Chi phí lấy một cô dâu Việt khá rẻ, khiến những thanh niên nghèo, thu nhập kém, sinh sống tại nông thôn TQ vẫn có thể chi trả được, tạo nên luồng cầu cấp thiết, nảy sinh kẽ hở cho những kẻ môi giới trục lợi và từ đó sinh ra không ít biến tướng lừa đảo.


“Bảo hành trong 1 năm”


Báo Thanh Niên Bắc Kinh ngày 9.11 cũng cho hay trước ngày Lễ Độc thân (11.11), trang web của một tập đoàn môi giới cô dâu Việt đã tung ra hoạt động mời cư dân mạng sang VN ngắm cô dâu Việt “khỏa thân”, thu hút 20.000 đàn ông độc thân nước này đăng ký tham gia. Theo phóng viên Lý Triết Vỹ của Thanh Niên Bắc Kinh, tổ chức này đã quảng bá sự kiện trên ở nhiều diễn đàn xã hội. Ông Quách, người phụ trách một công ty môi giới cô dâu Việt tại Bắc Kinh, cho biết: “Các cô dâu Việt đều ở độ tuổi dưới 25, sinh sống rải rác ở mười mấy tỉnh thành tại VN. Khi có đoàn sang coi mắt, họ sẽ được thông báo tập hợp tại một TP. Lễ coi mắt sẽ diễn ra tại một tiệm ăn, hoặc quán cà phê nhằm tránh sự phát hiện của giới chức trách. Phí phiên dịch và môi giới sẽ từ khoảng 300 - 500 USD/lần, nếu môi giới thành công sẽ giao tiếp 2.000 USD. Chi phí cưới trọn gói chỉ tốn 50.000 tệ/cô dâu”.


Bài báo Ký sự lấy vợ Việt đăng trên báo mạng Tin tức Cửu Giang cuối tháng 9.2013 của PV Dương Huy, cho biết việc lấy cô dâu Việt đã thịnh hành từ sau thập niên 90 thế kỷ 20 với phần lớn cô dâu được gả vào tỉnh Quảng Đông. Tuy nhiên, đàn ông TQ lấy vợ Việt giai đoạn này chủ yếu chỉ để có thêm nhân công lao động. Nay việc rao gả cô dâu Việt đã trở nên quá thịnh hành như một sản phẩm thông dụng trên nhiều trang web môi giới hôn nhân. Chỉ cần liên hệ bất kỳ web môi giới nào, cánh đàn ông TQ ở mọi miền đất nước này cũng được bảo đảm “lấy được vợ Việt trẻ từ độ tuổi 18 - 26, đảm bảo trinh tiết; nếu trong vòng 1 năm, cô dâu bỏ chạy sẽ đền cho cô khác”.


Truyền thông TQ nhận định việc các cô dâu Việt chịu lấy chồng đại lục chủ yếu do muốn thoát khỏi cảnh nghèo khó, hy vọng thông qua hôn nhân để thay đổi cuộc đời. Theo báo Buổi sáng Hải Tây ngày 25.9, tổng số cô dâu Việt “nhập khẩu” vào TP.Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến hiện đã lên tới 900. Trong đó có những thôn cô dâu Việt tập trung rất đông, tới 100 cô.


Chính quyền buông lỏng


Thực tế, phần lớn các cô dâu Việt lấy chồng qua hình thức môi giới hôn nhân đều vỡ mộng sau khi sang nhà chồng, bởi các chú rể hầu hết là nông dân, sinh sống tại các vùng sâu vùng xa, thiếu thốn đủ đường về điều kiện vật chất. Các cô dâu Việt phải đối mặt với nhiều khó khăn như bất đồng ngôn ngữ; không hợp thời tiết, thực phẩm, phong tục tập quán; phải lao động nặng; bị khinh rẻ, coi thường... thậm chí còn bị bạo hành gia đình hoặc bạo dâm. Nhiều cô dâu Việt do không thích ứng nổi cuộc sống xa xứ, đã tìm cách bỏ chạy lấy người.


Ngược lại, nhiều chú rể TQ cũng bị các công ty môi giới lừa, theo Tân Hoa xã ngày 23.11.2013. Trên nhiều diễn đàn và bài báo điều tra từ phía TQ, không ít chú rể bị mất cô dâu sau khi kết hôn không bao lâu và khi quay lại bắt đền người môi giới thì đều bị cự tuyệt, không hề giống như lời cam kết ban đầu. Đặc biệt, trang web môi giới www.008486.com do Phan Thị Mỹ Tiên (một cô dâu VN) điều hành tại TP.Nam Ninh từng bị tố đã lừa đảo ít nhất gần chục chú rể, mai mối cho họ các cô dâu đã có gia đình và đều có kế hoạch bỏ trốn hoàn hảo. Đã từng xảy ra việc chú rể uất ức vì mất tiền, mất vợ, không kiềm được cơn tức giận đã đâm chết kẻ môi giới và bản thân phải bỏ trốn tha hương sang Campuchia, theo một số diễn đàn ở TQ.


Điều đáng nói, từ năm 1994, Quốc vụ viện TQ đã ban hành quy định “tăng cường quản lý hôn nhân có yếu tố nước ngoài”, trong đó nghiêm cấm thành lập mọi cơ quan tổ chức môi giới hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Mọi cá nhân và cơ quan môi giới hôn nhân trong nước đều bị coi là vi phạm pháp luật khi tham gia vào việc môi giới hôn nhân có yếu tố nước ngoài... Thế nhưng, suốt thời gian qua, chưa thấy TQ bắt giam, hoặc công khai xét xử bất kỳ tổ chức nào hành nghề môi giới hôn nhân với cô dâu Việt, đồng thời cũng chưa có những biện pháp ngăn chặn mạnh trên internet, để mặc trào lưu kinh doanh này ngày càng lan rộng.


Gõ từ khóa 4 chữ “Cô dâu Việt Nam” bằng tiếng Hoa lên google.cn giờ đây đã thu được 7,04 triệu kết quả, tăng một cách chóng mặt so với 1 tháng trước. Lần theo các trang web môi giới hôn nhân chuyên nghiệp, có thể thấy rõ địa chỉ các công ty môi giới hôn nhân này nằm rải rác nhiều nơi ở TQ như TP.Nam Ninh và TP.Đông Hưng (Quảng Tây), H.Hà Khẩu (Vân Nam), TP.Hạ Môn (Phúc Kiến), Hồng Kông... và hầu hết đều có đăng ký kinh doanh rõ ràng với ngành nghề môi giới hôn nhân.


Mỗi ngày hơn 100 đàn ông TQ qua VN tìm vợ


Cuối năm 2008, số người làm nghề môi giới hôn nhân với cô dâu Việt mới chỉ 3 - 4 người, sống tại TP.Nam Ninh. Số cô dâu Việt chủ yếu đến từ phía bắc Việt Nam như Hải Phòng, Hà Nội. Từ tháng 3, tháng 4.2010, số cô dâu Việt chuyển hướng tập trung nhiều ở phía nam như TP.HCM và các vùng lân cận như Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp... Năm 2009, môi giới cô dâu Việt bắt đầu được quảng cáo trên mạng. Năm 2010, số đàn ông TQ sang VN tìm vợ ngày càng nhiều. Hiện tại mỗi ngày có trung bình hơn 100 đàn ông TQ tới VN tìm vợ.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Huyền sử linh thiêng và bi tráng của chùa Đá Trắng tại Phú Yên

@ nguontinviet.com


Phong cảnh hữu tình của chùa Đá Trắng, nơi có giống xoài tiến vua và huyền sử đầy bi tráng

Phong cảnh hữu tình của chùa Đá Trắng, nơi có giống xoài tiến vua và huyền sử đầy bi tráng


Người ta kể rằng, những ai đến chùa Đá Trắng, nếu có duyên được tá túc tại chùa, về đêm sẽ nhìn thấy bóng hình một vị tướng, đầu đội kim khôi, tay mang trường thương, oai oai lẫm lẫm thúc ngựa giữa sa trường; và tiếng vó câu, tiếng quân đi rầm rập, oai hùng theo gió về lẩn khuất trong nhịp mõ giữa đêm khuya… Bởi, ngôi chùa này từ lâu đã trở thành chứng tích của những cuộc khởi nghĩa đầy bi tráng của quân ta trước giặc ngoại xâm.


Giống xoài tuyệt hảo tiến vua


Về Phú Yên, người ta vẫn thường được nghe câu ca dao “Rủ lên Đá Trắng ăn xoài – Muốn ăn tương ngọt Thiên Thai thiếu gì” để ca ngợi những đặc sản tiến vua của vùng đất duyên hải này. Thật ra, tương ngọt ở chùa Thiên Thai không nhiều, xoài ở Đá Trắng lại càng quý hiếm hơn. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Huyền Ân từng biện giải về câu ca dao trên: “Khi xoài Đá Trắng già, các quan tỉnh Phú Yên cho đếm từng trái, ghi vào sổ, hư rụng phải báo. Đến mùa, quan định hái bao nhiêu, còn lại mới để cho thập phương thiên hạ. Đất ở đây toàn sỏi đá, số cây có quả ít, thử hỏi còn lại bao nhiêu? Chùa Thiên Thai nhỏ, các bà vãi đâu có mấy người, số tương làm ra không thể nhiều. Vậy xoài Đá Trắng, tương Thiên Thai ngon ngọt là đúng, nhưng rủ lên ăn, còn bảo “thiếu gì”, chính là một cách nói để khỏi bị từ chối”.


Chùa Đá Trắng nằm cheo leo trên đỉnh núi Xuân Đài, sát Quốc lộ 1A, đoạn giữa Quy Nhơn của Bình Định và Tuy Hòa của Phú Yên. Chúng tôi đến viếng chùa vào lúc chánh ngọ, sư thầy Thích Đồng Quang đưa chúng tôi đi xem những cây xoài cho thứ quả thanh ngọt lạ kì được ghi tên vào sử sách. Thầy kể rằng, xưa kia, trong những lần neo thuyền ngơi nghỉ trên đường chinh phạt quân Tây Sơn, Nguyễn Phúc Ánh đã có lần được ăn xoài Đá Trắng. Xoài Đá Trắng trái rất nhỏ, cùi không dày, nhưng ngọt thanh, vỏ mỏng, vị thơm đến nao lòng, để chín muồi rất khó hư. Chúa ăn một lần đâm ghiền, nên khi vừa mới lên ngôi, Nguyễn Ánh đã ghi tên xoài Đá Trắng vào hàng “Nhị bảo ngự thiện” để tiến vua. Vào dịp Tết Đoan Ngọ hàng năm, Phú Yên phải cống cho nhà vua từ 1000 – 2000 trái xoài Đá Trắng. Vì là giống xoài tiến vua, lại hiếm nên quan sở tại lúc bấy giờ phải cắt cử sai nha canh giữ vườn xoài, ghi chép tỉ mỉ quá trình ra hoa, đậu trái, thu hoạch. Xoài vừa hườm hườm chín, quan sẽ cho người hái xuống, ủ xoài trong giỏ tre có lót lá sầu đông, canh thời gian sao cho xe ngựa vừa đến kinh đô Huế thì Xoài vừa kịp vàng da. Xoài Đá Trắng về đến kinh thành, nhà vua sẽ cho mở tiệc thưởng thức xoài, chia lộc cho các quan đại thần.


Vị ngon của xoài Đá Trắng đã đi vào những giai thoại thú vị được lưu truyền trong nhân gian. Ví như câu chuyện của vị tướng đến dự tiệc trễ, nên không được vua ban cho xoài Đá Trắng. Nghe danh xoài Đá Trắng đã lâu, mà nay không được vua ban, vị tướng nọ cứ bực dọc trong lòng. Cuối năm ấy, giặc nổi can qua, Nguyễn Ánh liền sai vị tướng nọ cầm quân dẹp loạn. Nghĩ đến bữa xoài hụt, vị tướng hậm hực tâu: “Thưa bệ hạ, sao ngài không sai những người được ăn xoài Đá Trắng đi đánh giặc”.


Hiện nay, tại chùa Đá Trắng chỉ còn lại 4 cây xoài đã già cỗi nằm ở 4 góc chùa. 4 cây thì có đến 3 cây đã lâu không ra trái, còn một cây có khi đậu trái, có khi “nín” hẳn. Trong vườn chùa cũng có khá nhiều cây xoài, nhưng đó là giống từ nơi khác, không phải loại xoài tiến vua tuyệt hảo. Sở Nông nghiệp địa phương đã rất nỗ lực khôi phục lại giống xoài quý hiếm trên, nhưng đến nay vẫn chưa thấy kết quả nào khả quan.


Bản tráng ca gắn liền với chùa Đá Trắng


Ngoài nổi tiếng về giống xoài tuyệt hảo tiến vua, chùa Đá Trắng còn là nơi hết mực linh thiêng với giai thoại về linh hồn nghĩa sĩ cưỡi ngựa, vung thương quẩn quanh chùa… Bởi đây là căn cứ bí mật gắn liền với những thủ lĩnh nghĩa quân oai hùng như Lê Thành Phương, Trần Cao Vân, Võ Trứ… Người xưa lưu truyền rằng, tuy những cuộc khởi nghĩa này đều bị quân thù nhấn chìm trong biển máu, nhưng chí khí ngút trời của bậc hùng anh vẫn chưa hề tan biến, mà quẩn quanh trên núi Xuân Đài, nghe chuông mõ vẫn chẳng thể siêu sinh. Thế nên, không lạ gì, khi người dân nơi đây thấy rất bình thường mỗi lúc có ai đó kể rằng mình nghe tiếng vó ngựa, tiếng quân đi rập rình, văng vẳng lúc xa, lúc gần tại chùa Đá Trắng. Sư thầy Thích Đồng Quang chia sẻ: “Ngay cả ma ở trong chùa thì cũng không đáng sợ, huống chi linh hồn các vị tướng nếu có quẩn quanh chùa thì cũng là điềm phước cho vùng đất này. Bởi người ta nói, “sinh vi tướng, tử vi thần”, các vị đã “hiển thánh” rồi thì không cần siêu sinh để làm kiếp con người nữa”.


Huyền sử linh thiêng và bi tráng của chùa Đá Trắng tại Phú Yên | Huyền sử chùa Đá Trắng, Phú Yên, Phóng sự khám phá, Huyền sử chùa Đá Trắng, Chống giặc ngoại xâm


Nơi thờ Trần Cao Vân và Võ Trứ chỉ là một căn miếu nhỏ để tránh tai mắt của thực dân


Trang sử bi tráng chống ngoại xâm của dân tộc có ghi lại rằng, ngày thất thủ kinh đô vào năm 1885, Tôn Thất Thuyết đã phò vua Hàm Nghi bôn tẩu ra sơn phòng, xuống chiếu Cần Vương. Sĩ tử Phú Yên của khoa thi năm ấy, giữa chừng đều ngược đường trở về quê. Ngày 15/8/1885, giới sĩ phu Phú Yên đã quy tụ lại, xây dựng tổ chức chống Pháp. Tại huyện Tuy An, sau khi làm lễ tế cờ, đọc chiếu Cần Vương, lãnh tụ Lê Thành Phương được nghĩa quân Phú Yên, từ các bậc sĩ phu đến giới quan lại đồng lòng suy tôn làm thống soái, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong toàn tỉnh. Đến tháng 1/1886, vua Hàm Nghi cử sứ thần vào chính thức tấn phong Lê Thành Phương làm Tổng thống quân vụ đại thần (Nguyên soái) của triều đình Cần Vương.


Lê Thành Phương sinh tháng 3/1825, vốn nổi tiếng thông minh, thao lược toàn tài. Ông từng đỗ tú tài nhưng không tiếp tục khoa cử để thăng quan tiến chức, mà về quê dạy học và phụng dưỡng cha mẹ. Bà con quanh vùng thường gọi ông là Tú Phương. Phái chủ chiến triều đình nhà Nguyễn là các đại thần Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Tri Phương hết sức tin cẩn, đặt nhiều kỳ vọng vào ông. Nước nhà vào hồi nguy nan, các sỹ phu như Ngô Quang Bích cũng tìm đến thôn trang gặp Lê Thành Phương bàn chuyện quốc sự. Từ Nam Kỳ, Nguyễn Thông cũng bôn ba ra Phú Yên tương ngộ người đồng chí hướng…


Chỉ trong vòng 4 tháng, dưới sự lãnh đạo của Lê Thành Phương, nghĩa quân Cần Vương đã làm chủ cả một vùng rộng lớn, khiến thực dân Pháp vô cùng lo ngại. Chùa Đá Trắng trở thành một pháo đài vững chải. Lê Thành Phương cho đặt nơi đây hai khẩu thần công đại bác để canh phòng mặt biển, trực tiếp bảo vệ tổng hành dinh đóng cách đó hơn 10km về hướng Nam. Chùa Đá Trắng còn là nơi gặp gỡ, hội họp giữa Thống soái Lê Thành Phương với các cấp chỉ huy.


Sau 2 năm oanh oanh liệt liệt, Lê Thành Phương trúng kế “điệu hổ ly sơn” của tên Việt gian Trần Bá Lộc, ông sa vào tay giặc. Đúng 10 giờ trưa ngày 20/2/1887, giặc chém đầu vị anh hùng để thị chúng. Trước lúc máu đổ đầu rơi, Lê Thành Phương đã ngẩng cao đầu đọc hai câu thơ tuyệt mệnh đầy khí phách: “Anh hùng mạc quản doanh do luận - Tổ quốc hà cô sỉ nhục ta!”. Hai khẩu thần công của Lê Thành Phương đã đi vào ca dao của đất Phú Yên đầy huyền tích: “Ngó ra ngoài đỉnh Xuân Đài - Thấy hai ông súng nằm dài giữa truông”.


Lê Thành Phương bị chém đầu, nghĩa quân tan tác. Nghe tin dữ, từ Quảng Nam, Trần Cao Vân tất tả bôn ba vào Bình Định gặp Võ Trứ - cánh tay phải của lãnh tụ nghĩa quân Mai Xuân Thưởng. Đường xa gió bụi, nhiễm phong sương, Trần Cao Vân bị sốt rét liệt giường. Võ Trứ nóng lòng báo quốc hận, nên dù Trần Cao Vân khuyên giải thời cuộc vẫn chưa đến, Võ Trứ vẫn một mình một ngựa vào Phú Yên tổ chức lực lượng kháng chiến. Trước cái chết bi tráng của chủ tướng Lê Thành Phương, nhân dân các tầng lớp từ sỹ phu, nông dân cho đến sư sãi đều ôm mối căm hờn sâu sắc với bọn thực dân. Nên khi Võ Trứ lập cờ “Minh trai chủ tể” đã quy tụ một lực lượng nghĩa quân không nhỏ. Lễ Vu Lan, lợi dụng cơ hội khách thập phương về chùa Đá Trắng vía Phật, lãnh tụ Võ Trứ triệu tập một cuộc họp bí mật tại chùa. Trần Cao Vân nhận được tin, dù bệnh tình trầm trọng ông vẫn lên võng cho người khiêng rời Bình Định vào Phú Yên dự họp khẩn cấp. Đúng như dự liệu của Trần Cao Vân, cuộc khởi nghĩa lãnh tụ Võ Trứ đã thất bại nặng nề. Quân Pháp gọi cuộc khởi nghĩa này là “giặc thầy chùa” , “giặc rựa”. Chùa Đá Trắng lại một lần nữa chứng kiến kết thúc bi tráng của hàng ngàn nghĩa quân yêu nước.


Võ Trứ và Trần Cao Vân trốn thoát, lên động Bà Thiên ẩn náu. Để dò tung tích hai thủ lĩnh, giặc đàn áp, tra khảo dân quanh vùng một cách dã man. Biết tin, thương dân lành vô tội, Võ Trứ đành từ biệt Trần Cao Vân, một mình ra nộp mạng cho giặc. Ông bị xử trảm, bêu đầu đến khô để thị chúng. Trần Cao Vân lại thân cô, thế cô tìm đường chống Pháp.


Sau hai cuộc khởi nghĩa tại chùa, thực dân Pháp bắt đầu kiểm soát chặt chẽ nơi đây. Nên dù thương xót, nhà chùa chỉ dám lập một ngôi miếu nhỏ, vô danh để thờ hai chí sĩ yêu nước Võ Trứ và Trần Cao Vân cùng các nghĩa quân đã bỏ mình vì nước. Đến nay, ngôi miếu này vẫn còn trong sân chùa, và trở thành một biểu tượng linh thiêng, bi tráng của chùa Đá Trắng.


Kỳ tới: Lần theo vết tích những hạt xá lợi Phật bí ẩn tại Việt Nam





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Nghị trường ấn tượng... những phát ngôn

@ nguontinviet.com


Nghị trường năm nay ấn tượng vì tràn ngập những phát ngôn… ấn tượng.

Nghị trường năm nay ấn tượng vì tràn ngập những phát ngôn… ấn tượng.


Bao nhiêu con gấu bị tuyên là thỏ?


Ấn tượng nhất là câu hỏi chất vấn Chánh án TAND Tối cao của ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền “Liệu có bao nhiêu con gấu bị tuyên là thỏ?”.


Trong khi đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Lê Thị Nga nói về “Suy đoán có tội”, đại kỵ của ngành tư pháp - với chánh án: “Nếu không đủ căn cứ kết luận ông Nguyễn Thanh Chấn phạm tội thì phải đình chỉ điều tra ngay, không phụ thuộc vào kết quả điều tra Lý Nguyễn Chung, tuyệt đối không được dùng nguyên tắc suy đoán có tội theo hướng không chứng minh được tên Chung phạm tội thì chính là ông Chấn”.


Điều đáng buồn, chánh án thậm chí còn không biết thế nào là “gấu bị tuyên là thỏ”!


Chúng ta đang nói về chúng ta!


“Quy hoạch thủy điện mang tính đặc thù... Đây là quy hoạch của cả nước chứ không riêng của Chính phủ, hay của Bộ Công Thương. Chúng ta đang nói về chúng ta, chứ không phải nói về Chính phủ hay về bộ ngành này, bộ ngành khác” - Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng phát biểu về quy hoạch thủy điện. Phát biểu này, sau đó đại biểu Quốc hội là ông Ngô Văn Minh bình luận: “Chắc chắn là hầu hết đại biểu Quốc hội chúng ta không hiểu nổi. Chính tôi không hiểu nổi. Bộ trưởng nói “chúng ta nói về chúng ta” và nhắc đi nhắc lại mấy lần. Tôi không hiểu bộ trưởng nói gì”.


Nghị quyết “gối đầu giường”


Hai lần bị truy về thực trạng chạy chức, chạy quyền trong chính ngành nội vụ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình trả lời: “Do đây là vấn đề nhạy cảm, tế nhị, chúng tôi đã đọc kỹ các văn kiện của Đảng. Báo cáo chính trị tại ĐH Đảng XI đánh giá cán bộ là khâu yếu, tình trạng chạy chức, chạy quyền chưa được khắc phục... Chúng tôi coi đây là tài liệu gối đầu để nghiên cứu giải pháp khắc phục”!


Cơ quan điều tra Việt Nam giỏi nhất thế giới


“Cơ quan điều tra Việt Nam được coi là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới. Quá trình điều tra của Việt Nam rất nhanh. Khóa trước chúng tôi làm việc 1 tuần với FBI, thấy án an ninh quốc gia, giết người cướp của của ta rất giỏi, vì công cuộc phòng chống tội phạm của ta dựa vào nhân dân” - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Nguyễn Đình Quyền trả lời phỏng vấn xung quanh vụ án oan 10 năm ở Bắc Giang.


Ra ngõ gặp kẻ cướp


“Tôi băn khoăn khi đọc báo cáo của Chính phủ về tình hình tội phạm và thực tế, chưa bao giờ lòng dân bất an như lúc này. Cử tri nói ra ngõ là gặp kẻ cướp. Thậm chí chúng còn vào từng nhà, sờ từng người để lấy trộm, uy hiếp lột tài sản... Tôi giật mình khi nghe anh ấy nói hiện tượng của Dương Chí Dũng không phải là cá biệt” - phát biểu của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của QH Bùi Đặng Dũng.


Sự đơn độc của ngành y tế…


“Sự đơn độc của ngành y tế trong việc giáo dục và nâng cao y đức sẽ không thể xây dựng một đội ngũ cán bộ thầy thuốc giỏi y thuật, sáng về y đức” - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Bá Thuyền.


Đối với vụ Cát Tường, bà cho biết đó là “sự mất nhân tính chứ không chỉ là đạo đức ngành y, nó đã gây đau đớn cho tất cả ngành y, tất cả cán bộ y tế đều không tin đó là sự thật. Chúng tôi cảm nhận sâu sắc là y đức là vấn đề rất lớn. Mong đại biểu và cử tri có cái nhìn khoan dung và toàn diện hơn, bởi hằng năm với khối lượng rất lớn các ca khám - chữa bệnh thì chắc chắn có tai biến...”.


Phát biểu gì cũng được, trừ tham nhũng!


“Khi có tham nhũng xảy ra, chính người đứng đầu lại chỉ đạo, biến báo, nhào nặn số liệu, làm phép thuật để tham nhũng chỉ còn là khuyết điểm hoặc sơ suất, chỉ xử lý nội bộ ở mức phê bình, nhắc nhở, hoặc chuyển công tác lên cấp cao hơn. Vì thế, nhiều người nói: Xung quanh chúng ta toàn đồng chí tốt, “bộ phận không nhỏ” là ở cơ quan khác, ngành khác, địa phương khác.


Có vị đại biểu tâm sự, mỗi lần ra họp QH, lãnh đạo địa phương căn dặn rất kỹ lưỡng, muốn phát biểu gì cũng được trừ phát biểu về tham nhũng, vì nếu phát biểu, khi còn cơ chế xin - cho, mình xin... ai cho... Thế là tiếng nói chống tham nhũng có nguy cơ bị triệt tiêu ngay trên diễn đàn QH” - đại biểu Lê Như Tiến phát biểu về chống tham nhũng.


“Vinacho”, “Vinachia”…


“Vinashin đã là thảm họa. Nhưng nguồn gốc thảm họa là “Vinacho”, và bên cạnh là “Vinachia”. Chia như thế nào? Đấy là sự thỏa hiệp ngầm, thỏa hiệp đen để bòn rút cái tài sản nhà nước” - đại biểu Dương Trung Quốc bình luận về Vinashin.


Mỗi phút Quốc hội họp tốn 2 triệu đồng


“Trong buổi tập huấn cách đây 1 năm, một chuyên gia cho biết 1 phút họp của các đại biểu tại hội trường là Nhà nước phải bỏ ra 2 triệu đồng. Như vậy, bình quân một ngày họp mất 1 tỉ đồng” - đạib iểu Trần Quốc Tuấn phát biểu trong phiên thảo luận về thực hành tiết kiệm chống lãng phí.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Những ‘kiều nữ vá xe’ khiến dân mạng chao đảo

@ nguontinviet.com


Trần Hoài Lương được nhiều người gọi là

Trần Hoài Lương được nhiều người gọi là "kiều nữ vá xe" (Ảnh: Tri thức)


9X làm nghề sửa xe ven quốc lộ 1A


Trần Hoài Lương được nhiều người dân phường Quang Trung, thành phố Phủ Lý, Hà Nam gọi đùa với cái tên “kiều nữ vá xe”. Không chỉ nổi bật với làn da trắng nõn, khuôn mặt xinh xắn, cô gái sinh năm 1990 còn là “chuyên gia” vá xe cực nhanh, cực chuẩn cho khách hàng.


Những ‘kiều nữ vá xe’ khiến dân mạng chao đảo | Kiều nữ, Hot girl, Vá xe, Mưu sinh, Mạng xa hoi, Cộng đồng mạng


Hoài Lương chia sẻ thêm, tiệm sửa xe là của bố mẹ chồng giao cho quản lí, nhưng vì chồng làm công chức nên mình cô ở nhà cáng đáng việc mua bán tại cửa hàng. Về nghề học sửa xe thì Lương tự mày mò học chứ không được ai chỉ dạy bài bản.


Cô gái một mình vá xe giữa đêm khuya


Mấy ngày gần đây, trên nhiều diễn đàn giới trẻ xuất hiện hình ảnh một cô gái xinh xắn với đồ nghề vá xe, đang say sưa “hành nghề” giữa đêm khuya. Theo thông tin chia sẻ của nhiều thành viên diễn đàn thì bức ảnh được chụp ở cầu Tuyên Sơn, TP Đà Nẵng.


Những ‘kiều nữ vá xe’ khiến dân mạng chao đảo | Kiều nữ, Hot girl, Vá xe, Mưu sinh, Mạng xa hoi, Cộng đồng mạng


Cô gái khiến dân mạng thán phục vì một mình vá xe giữa đêm khuya (Ảnh: Internet)


Ngay lập tức, hình ảnh này được chia sẻ trên diện rộng và gây được hiệu ứng nhiều chiều trong cộng đồng mạng. Một số bày tỏ sự thán phục khi một cô gái không ngần ngại làm công việc được mặc định là dành cho con trai. Số khác lại cho rằng đây là chuyện bình thường và việc tung hô 1 cô gái quá mức như thế là điều không cần thiết.


Trước đó không lâu, dân mạng từng phát sốt với cô bạn bán bánh tráng trộn sở hữu vẻ đẹp khó cưỡng tại TP Đà Lạt.


“Nữ hiệp sĩ” vá xe miễn phí cho du khách


Để giúp các khách hành hương về chùa Bà (Bình Dương) tránh bị thủng bánh xe, xẹp lốp vì dính đinh tặc, hàng chục “hiệp sĩ” Bình Dương đã dựng hẳn 1 CLB ven đường để bơm, vá miễn phí. Nhóm “hiệp sĩ” này được chia thành 4 chốt và luân phiên túc trực ngày đêm giúp người dân vá lốp xe.


Những ‘kiều nữ vá xe’ khiến dân mạng chao đảo | Kiều nữ, Hot girl, Vá xe, Mưu sinh, Mạng xa hoi, Cộng đồng mạng


Cô gái xinh đẹp phụ các "hiệp sĩ" vá xe cho du khách (Ảnh: Khampha.vn)


Cảm kích trước nghĩ cửa cao đẹp của nhóm “hiệp sĩ” vá xe miễn phí, một cô gái xinh xắn người địa phương cũng góp chút sức mình để giúp các anh bơm và vá xe cho người dân. Hình ảnh này nhanh chóng được ghi lại và được chia sẻ rộng rãi khiến nhiều người cảm kích.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Vùng Cảnh sát biển 3 tiếp nhận tàu tuần tra hiện đại

@ nguontinviet.com


Đây là tàu tuần tra, kiểm soát, cứu hộ, cứu nạn hiện đại nhất của lực lượng cảnh sát biển hiện nay

Đây là tàu tuần tra, kiểm soát, cứu hộ, cứu nạn hiện đại nhất của lực lượng cảnh sát biển hiện nay


Tàu CSB 8001 do Nhà máy Z189 đóng theo thiết kế và công nghệ của Tập đoàn DAMEN (Hà Lan). Tàu dài 98 m, rộng 14 m, có hệ thống giảm lắc tự động có thể giảm từ hai đến ba cấp sóng.


Tàu được trang bị hệ thống cứu hộ, cứu nạn hiện đại với hai vòi cứu hộ, có sân bay cho trực thăng nặng 14 tấn...


Việc đưa tàu CSB 8001 vào sử dụng sẽ góp phần tăng cường hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát và thực thi pháp luật, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo Việt Nam.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Giai thoại linh thiêng quanh miếu Thiên Cẩu ở xứ Huế

@ nguontinviet.com


Miếu Thiên Cẩu nằm ở đầu làng Phổ Đông

Miếu Thiên Cẩu nằm ở đầu làng Phổ Đông


Dân làng Phổ Trung và Phổ Đông luôn tin rằng, sở dĩ anh em Ngô Đình Diệm phải tàn đời một cách tức tưởi là bởi họ đã dám đập phá miếu Thiên Cẩu, cướp bức tượng linh cẩu hết sức linh thiêng về làm của riêng. Hễ bất kỳ người nào dám mạo phạm đến ngôi miếu linh thiêng ấy, đều phải “trả giá”…


Huyền tích tục thờ Thiên Cẩu


Về thôn Phổ Trung, Phổ Đông thuộc xã Phổ Thượng, huyện Phổ Vang, Thừa Thiên Huế hỏi miếu Thiên Cẩu thì bất cứ ai cũng tỏ ra rất kiêng dè, cung kính. Vì theo người dân nơi đây, miếu Thiên Cẩu quá linh thiêng, và “sẵn sàng” trừng trị bất cứ kẻ nào dám mạo phạm, nên họ không dám tùy tiện nhắc đến. Miếu Thiên Cẩu được đặt ngay đầu thôn Phổ Trung, bên trong có bức tượng chó đá được quấn vải đỏ, khói hương nghi ngút. Tại Phổ Đông cũng có một ngôi miếu tương tự như vậy. Cụ Trần Trung Cường, 72 tuổi, dân thôn Phổ Trung vừa đưa chúng tôi đến thăm miếu vừa giảng giải: “Từ xưa đến nay, người ta hay dùng tượng chó đá trưng trước nhà như một cách để canh giữ tài sản, vượng khí của gia đình. Tượng chó đá thường được làm phép, để yểm lấy lối ra vào, khiến cái xấu, tai ương không còn rình rập làm hại gia đình nữa. Miếu thờ Thiên Cẩu ở làng chúng tôi cũng y như thế. Có điều đây là ngài “Thiên Cẩu” vô cùng linh thiêng được trời ban xuống trần gian để canh giữ sự bình yên cho dân làng này”.


Miếu Thiên Cẩu tại Phổ Trung và Phổ Đông chỉ là một cái am thờ nhỏ với đôi ba thức bánh trái giản đơn, nhưng bất cứ người dân nào nơi đây khi qua ngôi miếu này đều phải gật đầu xá, đi thật chậm ngang qua. Sở dĩ vậy, vì miếu Thiên Cẩu tại nơi đây, gắn liền với nhiều huyền tích ly kỳ về “tượng chó báo thù”. Chúng tôi rất may mắn khi có cơ duyên gặp cụ Nguyễn Văn Sang, 86 tuổi, được mệnh danh là “già làng”, “pho từ điển dân gian sống” của vùng đất này. Ông Sang kể lại rằng, xưa kia, dân làng hai thôn này đều rất nghèo. Dù chăm chỉ làm ăn, nhưng mấy trăm năm qua dân làng này vẫn “nghèo cứ hoàn nghèo”. Đã vậy, người dân còn nơm nớp lo sợ vì những vụ hỏa hoạn lạ kỳ cứ liên tục xảy ra. Mà mỗi khi nhà nào bị cháy là lửa bốc lên dữ dội, không có gì dập tắt nổi. Người dân chỉ biết lắc đầu nhìn tài sản cả đời dành dụm phút chốc bị thiêu trụi trong biển lửa. Có khi, lửa còn “liếm” sang các nhà khác, gây cảnh cháy liên hoàn, khiến người dân vô cùng hoang mang và hoảng sợ. Họ không biết đến bao giờ, ngọn lửa “yêu nghiệt” này sẽ đến và đem đi những gì họ đã dày công gây dựng.


Trong làng, có một nguời đàn ông làm nghề chài lưới. Ông nổi tiếng hiền lành và hết mực chăm chỉ làm ăn, nhưng không hiểu sao vẫn cứ “đi về lẻ bóng”. Hôm ấy, ông ngư ngồi ăn cơm, bỗng đâu lửa phừng phừng cháy, nhà gần bờ sông, nên dân làng túa đến múc nước sông dập lửa. Nhưng càng đổ nước, lửa lại càng cháy mạnh. Ông ngư quỳ xuống trước ngọn lửa dữ, lâm râm khấn nguyện. Dù dân làng có lôi ông đi khỏi vùng nguy hiểm, ông vẫn cương quyết quỳ tại đó. Khi ngọn lửa gần nuốt chửng ông ngư thì có bóng một con chó đen lao tới, sủa lên ba tiếng dài, ngọn lửa như bị hút vào một chiếc bình, vùng cháy bỗng tắt lịm trong chớp mắt. Dân làng thất kinh, liền mời thầy pháp về “bàn điềm”. Thầy bảo rằng, gia đình ông ngư có lần đã cứu sống một con chó bị thương bên đường, đó chính là “Thiên Cẩu” mắc đọa trần gian, vì lòng nhân ái đó, nên ông ngư đã nhận được phước lành. Nghĩ Thiên Cẩu là vị thần hộ cho làng, người dân đã cho đúc tượng, lập miếu thờ Thiên Cẩu cho đến ngày hôm nay.


Câu chuyện kể trên được người lớn lẫn trẻ con nơi đây đều thuộc nằm lòng. Nhưng lạ một điều là chỉ có Phổ Đông và Phổ Trung tại xã Phổ Thượng là thờ tượng chó đá. Theo cụ Lê Thanh An, 67 tuổi, ngụ tại Phổ Đông thì, từ xa xưa, Phổ Đông và Phổ Trung bị một điện thờ linh thiêng ở phía đằng Đông của làng bên chiếu trực diện lên lối đi vào hai thôn, khiến vùng này không có người đỗ đạt, thành danh, dân trong làng cứ quẩn quanh đói nghèo, không khá lên nổi. Các bô lão trong làng sau nhiều lần suy tính đã phát hiện ra điều này, và ngay lập tức đã rước tượng Thiên Cẩu về lập miếu thờ, hướng về phía điện thờ linh thiêng của làng bên để phá thế bị “chiếu”. Từ đó, dân làng Phổ Trung và Phổ Đông mới có tục thờ Thiên Cẩu. Lý thuyết về thuật phong thủy để giải thích cho việc thờ tượng chó đá này có vẻ khoa học và thuyết phục hơn, vì theo tìm hiểu của chúng tôi, trong cuốn Lesopold Cadiere, Croyances et pratiques religieuses des Vietnamiens, tập 2, Ecole franaise d' Extrême-Orient, 1992, tr.132, 133 linh mục Cadière (1918) có ghi chép lại: “Làng Nam Phổ Đông nằm trên đường từ Huế ra Thuận An có chôn hai con chó đá, một con để chắn hướng đòn ngang của ngôi đình làng Phổ Khê nằm gần đó, con kia để chắn hướng một con đường chạy qua bãi tha ma”.


Giai thoại linh thiêng quanh miếu Thiên Cẩu ở xứ Huế | Miều thờ Thiên Cẩu, Thiên Cẩu, Thờ Thiên Cẩu, Thừa Thiên Huế, Tâm linh, Thờ cúng


Miếu Thiên Cẩu ở Phổ Trung gắn với nhiều giai thoại li kỳ


Giai thoại Ngô Đình Diệm bị báo ứng


Bất kể già trẻ lớn bé gì ở Phổ Đông và Phổ Trung đều vô cùng tin vào sự linh thiêng của miếu Thiên Cẩu. Thậm chí, niềm tin mãnh liệt ấy, khiến người dân nơi đây trở nên kiêng dè, e sợ ngôi miếu thiêng. Cụ Nguyễn Văn Sang dẫn chúng tôi đến miếu Thiên Cẩu, sau khi thắp nhang và cầu khấn, cụ nghiêm mặt nói: “Chưa từng có ai mạo phạm đến miếu Thiên Cẩu mà không bị báo ứng. Dù đó là bất cứ ai”. Và theo cụ Sang, ông tổng thống Ngô Đình Diệm của chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũng không phải là ngoại lệ. Cụ Sang kể lại rằng, từ khi lập miếu thờ Thiên Cẩu, người dân đã gom góp tiền mua một khối đá cẩm thạch và thuê thợ đục đẽo thành một bức tượng Thiên Cẩu thanh thoát và uy nghi. Tuy quý như thế, nhưng tượng Thiên Cẩu được đặt ngay đầu làng. Dù vậy vẫn không có ai cả gan bén mảng đến lấy trộm. Vì hầu hết những người dám mạo phạm đến miếu đều bị chết “bất đắc kỳ tử”, hay gặp phải những tai ương vô cùng ghê gớm. Thế nên, bức tượng Thiên Cẩu được tạc bằng đá cẩm thạch nguyên khối vẫn nằm đó thách thức thời gian, bảo vệ sự hưng vượng cho cả làng.


Đến năm 1962, lúc này anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Cẩn rất thuờng xuyên đi lại từ khu căn cứ Tân Mỹ (Thuận An) đến Tp. Huế. Làng Phổ Trung và Phổ Đông nằm trên tuyến đường Diệm và Cẩn hay đi. Một hôm, Ngô Đình Diệm vô tình nhìn thấy bức tượng Thiên cẩu bằng cẩm thạch nguyên khối vô cùng tuyệt mỹ, y tỏ ra vô cùng thích thú. Để chiều lòng anh trai, Ngô Đình Cẩn trong một lần quay lại Phổ Trung đã sai lính đạp phá miếu, ngang nhiên “bứng” bức tượng quý đi. Người dân tiếc vô cùng nhưng không dám làm gì. Lúc đó, một cụ già bước ra nói với Cẩn rằng: “Nếu ông không trả lại bức tượng Thiên Cẩu, thì gia đình ông sẽ bị báo ứng trong nay mai”. Ngô Đình Cẩn không tin, y cho rằng, thờ ở đâu cũng là thờ, tượng Thiên Cẩu mang lại hưng vượng cho làng này, thì ắt cũng mang lại may mắn cho y nên một mực cướp về. Sau Ngô Đình Cẩn bị kết án tử hình, gia đình Ngô Đình Diệm bị ám sát đã khiến người dân Phổ Trung càng thêm tin rằng, những kẻ dám mạo phạm miếu thiêng đã thực sự bị báo ứng.


Người dân tại Phú Trung còn lưu truyền một câu chuyện khác về sự linh ứng của miếu Thiên Cẩu. Theo đó, sau khi bị họ Ngô cướp mất tượng quý, dân trong làng liền góp tiền để xây lại miếu và dựng tượng mới. Tiền được giao cho một người thợ kép tài hoa nhất làng. Người Huế gọi những người chuyên nhào nặn, đúc xi măng thành tượng, tô vẽ rồng phượng, trang trí, … cho đình chùa là “thợ kép”. Ông thợ kép vì lòng tham, đã bớt xen nguyên vật liệu, xây miếu thiêng vô cùng sơ sài cẩu thả, khiến người dân vô cùng bất nhẫn. Nhưng chỉ vài ngày sau khi miếu khánh thành, vợ con ông thợ kép đi ngang qua miếu Thiên Cẩu liền bị một hoàn đá lớn lăn tới khiến hai người bị thương nặng. Cũng đêm hôm đó, ông thợ kép nằm chiêm bao thấy Thiên Cẩu về báo mộng rằng: “Ngươi chỉ vì chút lòng tham mà dám bớt xén lòng thành của người dân dành cho ta. Nay ta phạt vợ con ngươi, mai ta sẽ phạt tới ngươi”. Ông thợ kép thất kinh, giật mình dậy, liền trong đêm khuya ra miếu thiêng lập tức sửa miếu. Trong 7 ngày 7 đêm tô vẽ, xây trát liên tục, ông thợ kép đã sửa miếu trở nên to đẹp, tỉ mỉ hơn.


Tuy rất nhiều giai thoại quanh sự linh ứng của miếu thiêng, nhưng tại đây, không hề xảy ra việc lợi dụng thánh thần để mê tín dị đoan vì chính quyền địa phương luôn quan tâm quản lý. Ông Phạm Văn Giáo, Phó chủ tịch UBND xã Phổ Thượng, huyện Phổ Vang cho biết: "Miếu thờ Thiên Cẩu ở hai thôn Phổ Trung và Phổ Đông đã có từ xa xưa. Những giai thoại về Thiên Cẩu tại địa phương được người dân truyền tụng hàng chục năm qua. Tuy có hơi mơ hồ, nhuốm màu sắc huyền linh nhưng những câu chuyện trên là văn hóa tín ngưỡng của người dân hàng trăm năm qua. Đây là một nét văn hóa tâm linh đẹp và khác biệt nên địa phương luôn có chủ trương lưu giữ và duy trì”.


Kỳ tới : Huyền sử bi tráng và linh thiêng của chùa Đá Trắng tại Phú Yên





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Bạn Nên Xem:

Bài Viết Liên Kết

Translate

Nguồn Tin Việt

Danh sách Blog

Websites