Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Cái chết rình rập sau “giấc mơ Bạch Tuyết”

@ nguontinviet.com


Bộ sản phẩm dùng theo liệu trình chẩn đoán qua điện thoại giá 2,9 triệu đồng.

Bộ sản phẩm dùng theo liệu trình chẩn đoán qua điện thoại giá 2,9 triệu đồng.


Không chỉ “chết vì làm đẹp” như vụ thẩm mỹ viện Cát Tường, “giấc mơ Bạch Tuyết” của hàng triệu phụ nữ Việt Nam còn bị đe doạ bởi những loại thuốc tiêm trắng da, làm trắng da tế bào gốc không rõ nguồn gốc đang tràn lan ở các cơ sở thẩm mỹ.


Nhóm PV đã thâm nhập thị trường mua bán sử dụng các loại thuốc tiêm trắng da và phát hiện quy trình khép kín từ việc “kê đơn qua điện thoại” đến tiêm thuốc chưa rõ nguồn gốc ngay trong bệnh viện.


Bài 1: Bắt mạch, kê đơn qua... điện thoại!


Bất chấp những cảnh báo từ các chuyên gia trong lĩnh vực dược về việc sử dụng hoạt chất glutathione với mục đích làm trắng da, ở Việt Nam thị trường mua bán các loại thuốc có chứa hoạt chất này rất sôi động trên mạng Internet.


Chủ shop kiêm bác sĩ


Ngày 29/10, chúng tôi liên hệ với một chủ shop tên là T ở TPHCM - bán hàng qua Facebook - để đặt vấn đề mua hàng. Rất nhanh chóng, chủ shop “kê đơn”: Tationil Bayer 900mg, Roche collagen C 350mg với mức giá là 3,2 triệu đồng.


Khi khách hàng đặt vấn đề lo lắng về việc bị dị ứng, kích ứng da, chủ hàng đã trấn an ngay: “Không dị ứng, vì đây là tinh chất tế bào gốc giúp trẻ hóa tế bào da, chống lão hóa, làm sáng da”.


Để bán được hàng, ngoài việc tự “kê đơn, bốc thuốc” cho khách hàng, những mối cung cấp thuốc tiêm trắng da hiện nay “bao” luôn cả bác sĩ. T cũng không phải trường hợp ngoại lệ khi khẳng định: “Anh liên hệ bác sĩ, em yên tâm. Bên anh bán sản phẩm luôn take care (chăm sóc - PV) cho khách”. Có lẽ, với sự quan tâm chăm sóc khách hàng như vậy nên shop của T nhận được sự quan tâm của trên 20.000 thành viên.


Dù chưa gặp khách hàng, nhưng vị “bác sĩ” ký tên dưới đơn thuốc này vẫn chẩn đoán “suy nhược, thiếu máu, sức đề kháng kém”.


Trước đó, chúng tôi liên hệ với một mối hàng được mách nước là “khủng”, có thể cấp hàng ở cả Hải Phòng, Hà Nội và TPHCM. Trên một website mua bán, chủ hàng có tên H khẳng định “hoàn lại tiền 10 lần nếu dị ứng hay da xấu đi sau khi dùng liệu trình của shop”.


Chúng tôi vẫn đặt những câu hỏi lo lắng về tính an toàn khi sử dụng thuốc và nhận được trả lời trấn an: “Em có làm sao chị đi tù trước. Xác định tiêm vào máu thì chỉ mấy phút sau có phản ứng rồi em nhé”.


Chủ hàng đưa ra nhiều liệu trình cho chúng tôi lựa chọn. Mỗi liệu trình khác nhau ở giá tiền và thời gian sử dụng. Do khách hàng lo lắng về việc bị phản ứng, chủ hàng đã giới thiệu liệu trình có lượng hoạt chất glutathione thấp hơn những loại khác và giá cũng mềm hơn.


Dù chỉ liên lạc qua điện thoại, chủ hàng kê đơn: “Tháng đầu em chưa dùng bộ kích chị bảo được nhé. Giờ em dùng veniscy kết hợp colagel trong tháng đầu. Giá bộ này là 2,9 triệu đồng dùng trong một tháng, 3 ngày tiêm một lần và tiêm hết bộ này em mới dùng sang bộ kích”.


Tương tự như mối hàng trong TPHCM, chủ hàng cũng bảo sẽ giới thiệu y tá tiêm giá khoảng 100.000 đồng/lần tiêm. Người này còn đưa ra lời khuyên, nếu muốn rẻ nữa thì ra trạm y tế gần nhà tiêm có 30.000 đồng/lần.


Chẩn bệnh qua điện thoại


Dù trên website mua bán, mối hàng H tại Hải Phòng khẳng định có đại lý tại Hà Nội nhưng sau khi chúng tôi đặt hàng, thực tế đó chỉ là điểm trung chuyển hàng hóa của một hãng xe khách đặt tại quận Long Biên.


Gói hàng gồm một hộp Derma White với hoạt chất glutathione 10.000mg/liều dùng, một hộp collagen Forte + vitamin C và 30 lọ nước cất dùng để tiêm. Đặc biệt, kèm đó là cả một đơn thuốc ghi tên phòng khám đa khoa Hạnh Phúc, nhưng không có địa chỉ cụ thể.


Cái chết rình rập sau “giấc mơ Bạch Tuyết” | Thẩm mỹ viện, Trắng da, Chuẩn đoạn, Thuốc tiêm trắng da, Phụ nữ, Bắt mạch, Kê đơn


Một bộ sản phẩm dùng theo liệu trình chẩn đoán qua điện thoại của chủ hàng giá 2,9 triệu đồng.


Trong đơn thuốc này, khách hàng - người chỉ liên lạc với chủ hàng qua điện thoại - được chẩn đoán là “suy nhược, thiếu máu, sức đề kháng kém”.


Đơn thuốc được kê chi tiết là Derma White + 6ml nước cất tiêm tĩnh mạch (hoặc truyền với 50ml dung dịch lactac) tiêm chậm, bổ sung thêm collagen. Hai loại kể trên được “bác sĩ” yêu cầu tiêm 3 ngày/lần (riêng xilanh không trộn chung), dùng kim bướm để tiêm kết hợp 2 mũi.


Đơn thuốc được kê khá chi tiết về liều dùng lẫn cách thức sử dụng thuốc cho thấy người kê có kiến thức về y tế, nhất là trong hướng dẫn tiêm tĩnh mạch. Phía cuối đơn thuốc còn có lời dặn sau 20 ngày tái khám. Nhưng thực sự, tái khám ở đâu thì chúng tôi không thể biết được.


Glutathione có thể gây biến chứng nguy hiểm


Các loại thuốc tiêm làm trắng da được quảng cáo, sử dụng nhiều nhất hiện nay thường có hoạt chất glutathione. Đây là hoạt chất không được hấp thu qua con đường thực phẩm, mà được tổng hợp trong cơ thể từ các axit amin. Glutathione có chức năng chống ôxy hóa nội sinh, chuyển hóa sắt, tăng cường miễn dịch...


Tuy nhiên, việc lạm dụng sử dụng quá liều glutathione có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, dị ứng, hoại tử biểu bì da. Việc sử dụng hoạt chất này với mục đích làm trắng da hiện còn nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn vì những phản ứng phụ nguy hiểm khi sử dụng quá liều.


Thế nhưng ở Việt Nam, các loại thuốc tiêm làm trắng da có hoạt chất glutathione đang được coi là “thần dược” để chị em thay da đổi thịt.


(Còn tiếp)





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Thiên đường sung sướng Hòn Câu: Sơn nữ sập bẫy buôn người

@ nguontinviet.com


Nhiều bản làng miền núi xứ Nghệ vắng sơn nữ

Nhiều bản làng miền núi xứ Nghệ vắng sơn nữ


Đi làm cho “công ty”


Chúng tôi ngược rừng lên xã Châu Thôn, huyện miền núi Quế Phong. Nhìn những túp lều xác xơ, tiêu điều có thể hình dung được nguyên nhân vì sao sơn nữ lại ồ ạt hạ sơn nhiều đến thế!


Ông Nông Văn Huấn - Bí thư Đảng ủy xã thở dài: Con gái bản mới lớn và cả phụ nữ có chồng rồi cũng bỏ xứ, bỏ chồng con về xuôi tìm việc. Họ nói đi làm “công ty” nhưng thực chất là đi làm ca ve. 13 thôn bản trong xã đều có thiếu nữ bỏ làng đi.


Tại xã Châu Thôn có gần 100 phụ nữ, trong đó có nhiều người đang tuổi vị thành niên, đã bỏ xứ ra đi, nhiều nhất là bản Lằm và bản Na Tỳ - nơi số hộ nghèo còn chiếm trên 80%.


Trường hợp gia đình ông Lô Văn Tiến ở bản Lằm thật cám cảnh. Vợ chết sớm, ông một mình nuôi con rồi dính vào buôn bán trái phép chất ma túy. Ông và đứa con trai hiện đang ở tù. Ba cô con gái của ông đều đã hạ sơn đi làm “công ty” ở các vùng biển du lịch ở Nghệ An và Hà Tĩnh, để lại ngôi nhà lạnh lẽo, hoang tàn.


Xuôi xuống xã Đôn Phục của huyện miền núi Con Cuông, ông Lang Vi Đức - Chủ tịch xã trầm buồn: Xã chúng tôi thời gian qua tình trạng phụ nữ bị lừa bán thật đáng lo ngại. Vài năm nay, trên địa bàn xã đã có 14 sơn nữ nghi bị lừa bán sang Trung Quốc và vào các động mại dâm, trong số đó chủ yếu là những nữ sinh THCS độ tuổi từ 14-16.


Nói về nguyên nhân xảy ra tình trạng trên, ông Đức lắc đầu ngao ngán: Dân bản việc làm không có, nghèo đói thường xuyên, nên khi bị dụ dỗ đi làm “công ty” không phải lao động nặng nhọc, lương cao đã sập bẫy bọn buôn người.


Không chỉ xã Châu Thôn, Quế Phong và xã Đôn Phục, huyện Con Cuông mà hiện nay nhiều bản làng của các huyện miền núi xứ Nghệ như Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tương Dương, Kỳ Sơn... tình trạng sơn nữ ồ ạt hạ sơn hay bị lừa bán đi làm gái mại dâm đang là một thực trạng đáng báo động.


Sa chân vào động quỷ


Tại “thiên đường sung sướng” Hòn Câu, Diễn Hải, Diễn Châu, tôi đã làm quen được với Vi Thị Mây, nhà ở bên con sông Quàng, huyện Quế Phong. Mây kể: Cả bố và mẹ em đều bị vào tù vì tội buôn bán trái phép chất ma túy. Mây một mình phải nuôi 3 đứa em còn nhỏ. Trong lúc đó, một chị người cùng bản đi làm ăn xa trở về đã đến phỉnh Mây là có chỗ làm ăn ngon lành lắm, lương tháng hơn 3 triệu đồng. Thế là Mây đã theo chị ta đi. Thật không ngờ, người đàn bà đó đã bán Mây cho một chủ chứa ở vùng biển Hà Tĩnh rồi lặn mất tăm... Sau đó em phiêu dạt về Hòn Câu này.


Theo Mây thì gái mại dâm ở đây chủ yếu là những chị em đã có thâm niên hành nghề về lại quê rủ thêm những thiếu nữ khác. Nói là rủ nhưng thực chất là lừa bán cho chủ chứa.


Hiện nay tình trạng sơn nữ ồ ạt hạ sơn hay bị lừa bán đi làm gái mại dâm đang là một thực trạng đáng báo động ở các huyện miền tây Nghệ An. Thượng tá Lương Văn Châu – Phó Trưởng Công an huyện Quế phong cho biết:


Hiện nay có một số đối tượng ở dưới xuôi lên móc nối với người bản địa để lừa các cô gái ở địa bàn Quế Phong và các huyện miền núi về xuôi bán quán cà phê… thực chất là bắt buộc phải bán dâm. Thủ đoạn của bọn chúng là lợi dụng cuộc sống nghèo đói, thiếu thốn của dân ở đây để phỉnh phờ.


Vấn đề là chị em tự giác đi nên chúng tôi rất khó ngăn cấm. Chúng tôi cũng đã kết hợp với các cơ quan ban ngành, hội phụ nữ, tuyên truyền đến từng thôn bản để chị em cảnh giác nhưng xem ra vẫn không ăn thua. Hiện chúng tôi đang điều tra để xử lý một vụ buôn bán phụ nữ.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

"Cạp đất mà ăn" vào sách tranh biếm "Sát thủ đầu mưng mủ 2"?

@ nguontinviet.com


Ngọc Trinh nổi tiếng với câu nói

Ngọc Trinh nổi tiếng với câu nói "Cạp đất mà ăn"


“Điều giỏi nhất của tôi có lẽ là ngoan"; “Yêu tôi tốn kém lắm chứ bộ”; “Yêu mà không có tiền thì cạp đất mà ăn à?”... Đó là những phát ngôn gây sốc đã trở thành thương hiệu của Ngọc Trinh.


Bốn chữ "cạp đất mà ăn" từng dậy sóng trên cộng đồng mạng. Cái tên Ngọc Trinh chưa bao giờ “dịu” nhiệt trên truyền thông kể từ sau phát ngôn này. Cộng đồng mạng thậm chí còn thuộc nằm lòng những câu nói “nhớ đời” của cô và thường xuyên mang ra chế ảnh như một thú vui giải trí.


"Cạp đất mà ăn" vào sách tranh biếm "Sát thủ đầu mưng mủ 2"? | Cạp đất mà ăn, Ngọc Trinh, Sát thủ đầu mưng mủ, Facebook, Cư dân mạng, Phát ngôn


Câu nói “bất hủ” của Ngọc Trinh trong một hình ảnh dấy lên nghi ngờ cô sẽ xuất hiện trong một bộ truyện biếm hoạ mới tương tự Sát thủ đầu mưng mủ


Mới đây, một lần nữa “cạp đất mà ăn” xuất hiện trong hình ảnh mà theo cư dân mạng đồn thổi ảnh rò rỉ từ “Sát thủ đầu mưng mủ phần 2”. Nhiều người đặt ra nghi vấn, liệu Ngọc Trinh có thực sự được “tranh hoá” trong một tác phẩm biếm hoạ thật sự?


"Cạp đất mà ăn" vào sách tranh biếm "Sát thủ đầu mưng mủ 2"? | Cạp đất mà ăn, Ngọc Trinh, Sát thủ đầu mưng mủ, Facebook, Cư dân mạng, Phát ngôn


Hình ảnh nhanh chóng lan truyền cùng một số câu phát ngôn gây sốc khác mà các cộng đồng mạng cho là của Sát thủ đầu mưng mủ phần 2 với chủ đề showbiz


Hiện tại, chưa có thông tin chính thức từ bất kỳ nhà phát hành nào về tác phẩm mới này. Tuy nhiên, cộng đồng đã tỏ ra khá háo hức đón chờ những hình ảnh hài hước và tinh tuý như đã từng có ở 'Sát thủ đầu mưng mủ 2'.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Chiêu kích dục trá hình của 'yêu nữ' Đà thành

@ nguontinviet.com


Lực lượng công an Đà Nẵng đã nhiều lần truy quét những điểm cắt tóc, massage trá hình

Lực lượng công an Đà Nẵng đã nhiều lần truy quét những điểm cắt tóc, massage trá hình


Ở Đà Nẵng, đã không ít lần dư luận rầm rộ với những câu chuyện dở khóc dở cười của các đáng mày râu vào tiệm hớt tóc, thư giãn. Mới đây, chuyện xem như là quá cũ đó lại một lần nữa gióng lên gây xôn xao người dân ở mảnh đất này. Chuyện xảy ra vào trưa 9/10, anh P.K.T (1980, ở Điện Bàn, Quảng Nam), vào quán Chợt Nhớ (thôn Cẩm Nam, xã Hòa Châu, Hòa Vang, Đà Nẵng) để hớt tóc.


Bước ra là một nhân viên có khuôn mặt khá bầu bĩnh chào đón lịch sự. Là chủ quán cắt tóc, nhưng thật ra cô gái tự xưng mình là Huệ này, chẳng có nghiệp vụ gì về nghề này nên sau khi cạo mặt qua loa cho anh T., Huệ liền gợi ý: “Để em massage thư giãn cho anh nhé!”. Thấy cô chủ quán xinh tươi, lại nhiệt tình như thế nên T. gật đầu đồng ý, với cái giá được thỏa thuận là 170.000 đồng.


Vốn tính cẩn thận, T. đưa tiền trước cho Huệ, sau đó mới yên tâm vào bên trong quán để cho cô chủ quán “đấm bóp”. Không biết “tài năng” massage của cô chủ quán điêu luyện đến cỡ nào mà khiến anh T. chẳng biết trời trăng mây gió gì nữa. Khi đã làm thực hiện “khúc dạo đầu” mĩ mãn gây đê mê cho T. rồi, Huệ thò tay trộm tiền trong ví của anh T., rồi bỏ ví vào túi quần như trước, thế mà T. vẫn không biết. Sau khi “thư giãn” xong và rời quán được một lúc thì T. mới phát hiện số tiền hơn 6 triệu đồng trong ví tự dưng biến mất.


Biết là bị móc túi, nên T. liền quay lại quán để hỏi xin lại số tiền bị mất, nhưng Huệ chối bay chối biến, rằng T. “đổ oan” cho người tốt. Sau đó Huệ liền đóng cửa quán, mang số tiền trên tiêu xài hết. Ấm ức vì bị lừa, T. đến Công an huyện Điện Bàn (Quảng Nam) trình báo sự việc. Khi Công an huyện Điện Bàn đang điều tra, biết mình khó thoát được nên Huệ đã đến đầu thú và khai nhận toàn bộ hành vi trộm cắp.


Không riêng gì T., mà thời gian qua có không ít chàng thích massage mắc chiêu lừa như vậy. Trước đó, anh P. (Hội An) đến quán cắt tóc M. (thị trấn V., Điện Bàn) và được 2 nhân viên đón tiếp rất nồng nhiệt. Lên kế hoạch sẵn nên một cô cứ nhắm chỗ “nhạy cảm” của P. mà massage, tạo điều kiện để người còn lại lục túi lấy số tiền 2,9 triệu đồng của anh P.


Thấy phông màn chuyển động, P. liền chạy ra kiểm tra thì thấy chiếc ví nằm dưới đất, số tiền 5 triệu đồng trong ví đã bị mất đi 2,9 triệu đồng. P. yêu cầu Vân trả tiền nhưng Vân chối bay chối biến. Không đòi được tiền, P. ấm ức rời khỏi quán, nhưng lại nghĩ khó giải thích với vợ về số tiền đã mất nên quyết định đến cơ quan công an báo cáo. 2 kẻ “đạo chích” bị truy tố vì tội trộm cắp tài sản.


Một trường hợp khác, anh M. đến quán massage Thảo Uyên để thư giãn. Tại đây, anh M. được Trương Thị Tý (1987, trú P. Bình Thuận, Hải Châu) gợi ý “đi luôn không anh” và ra giá 150.000 đồng nhưng M. chỉ đồng ý massage. Vừa massage, Tý vừa dùng tay rung tấm màn che để cho đồng nghiệp móc túi quần lấy ví tiền của anh M., rồi chạy ra ngoài đưa cho Lê Trí Tài (1986, trú. Hòa An, Cẩm Lệ).


Lúc này anh M. nghi ngờ nên dậy kiểm tra thì phát hiện số tiền 7 triệu đồng trong ví đã mất. Thấy anh M. phát hiện, Tý co chân chạy trốn nhưng bị M. đuổi bắt được và giao cho cơ quan công an. Tại cơ quan công an, Tý đã khai nhận toàn bộ hành vi trộm cắp tài sản của mình và gọi điện cho Tài mang số tiền trộm cắp đến giao nộp. Nhận điện thoại, Tài không mang tiền đến nộp mà nhờ người khác mang đến.


Ở đất Đà thành, những chuyện như thế không hiếm nhưng cái “lạ” là các “yêu nữ” vẫn ngang nhiên “hành sự” trước khi bị nạn nhân tố giác thì mới bị bắt. Có những trường hợp hy hữu hơn, các đấng mày râu bị các nữ nhân viên massage trộm tiền như vậy nhưng không đến cơ quan trình báo. Những nữ nhân viên massage trá hình này nhiều chiêu trò, có khi đang massage cho khách thì bất ngờ hô “công an đến” rồi mang quần của khách ù té chạy…





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Vợ tỷ phú tự thiêu sống sót đầy may mắn

@ nguontinviet.com


Bệnh nhân còn rất yếu, đang nằm điều trị cách ly. Ảnh: Thanh Huyền.

Bệnh nhân còn rất yếu, đang nằm điều trị cách ly. Ảnh: Thanh Huyền.


Sáng 29/10, theo nguồn tin của PV, bệnh nhân Nguyễn Thị Tường Vân (SN năm 1954, ngụ tại quận Gò Vấp, TP.HCM), người bị chồng cũ tạt a xít do tranh chấp số tài sản trị giá 30 tỷ đang được cứu chữa tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định.


Vụ việc xảy ra vào ngày 21/10, bệnh nhân được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vũ Anh.


Tuy nhiên, do tình trạng quá nguy kịch, bà Vân được chuyển ngay sang Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong tình trạng khó thở, kích thích, vật vã…


Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, các bác sĩ ghi nhận bệnh nhân bị dội hóa chất ăn mòn từ đầu xuống nhưng ngoài da không tổn thương gì.


Tuy nhiên, do nuốt và hít phải thứ hóa chất này khiến bệnh nhân bị phỏng thực quản, phỏng đường hô hấp trên và dưới, phù phổi cấp.


Kết quả nội soi cho thấy bà Vân bị sang thương, xuất tiết và xuất huyết toàn bộ khí quản.


Sau 9 ngày điều trị tích cực, tri giác bệnh nhân đã tỉnh nhưng chưa nói được (do đang đặt ống khai khí quản), còn sốt, bạch cầu máu vẫn tăng cao do nhiễm trùng, phải thở ôxy.


Để duy trì mạng sống cho bệnh nhân, mỗi ngày các bác sĩ phải đều đặn nội soi phế quản tại giường bệnh để hút đàm.


Nếu theo dõi không kỹ, bị nghẹt đàm cũng có thể khiến bệnh nhân tử vong”, một bác sĩ cho biết.


Các bác sĩ đánh giá trường hợp của bà Vân còn sống sót là vô cùng may mắn và hy hữu, bởi thông thường bệnh nhân bị phỏng hô hấp tỷ lệ tử vong rất cao.


Tuy tính mạng đã tạm giữ lại được nhưng các bác sĩ chưa thể biết bao giờ bà Vân mới được xuất viện, đó là chưa kể bệnh nhân còn phải đối diện với biến chứng hẹp đường thở.


“Trong tình trạng này, chúng tôi chưa có cách gì ngăn chặn biến chứng nói trên, chỉ có thể cho bệnh nhân dùng kháng viêm và kháng sinh liều cao”, một bác sĩ nhận định.


Được biết, thủ phạm tạt axít cũng chính là chồng cũ của bà Vân là ông Vương Chí Linh (68 tuổi, quận Gò Vấp, TP.HCM) đã tử vong sau khi tẩm xăng tự thiêu ngay trong chính căn nhà của mình.


Đây là vụ án không khởi tố (do thủ phạm đã chết) xuất phát từ bi kịch gia đình của ông Linh – bà Vân, từng gây xôn xao dư luận mấy tuần qua.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Giải mật vụ Thiệu mang 16 tấn vàng ra nước ngoài

@ nguontinviet.com


Nguyễn Văn Thiệu. Ảnh: Internet

Nguyễn Văn Thiệu. Ảnh: Internet


Những luồng dư luận


Cuối tháng 4/1975, khi quân Giải phóng đã áp sát Sài Gòn, Nguyễn Văn Thiệu lên truyền hình từ chức. Sau đó vài ngày ông ta lên máy bay chạy sang Đài Loan - nơi người anh trai là Nguyễn Văn Kiểu đang sinh sống.


Chuyến ra đi của ông Thiệu có lẽ sẽ chìm vào quên lãng nếu như nó không liên quan đến một câu chuyện về 16 tấn vàng của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Vào thời điểm tháng 4/1975, dư luận Sài Gòn và cả một số hãng tin phương Tây đã ồn ào về vụ này.


Báo Độc Lập ngày 28/4 đã dẫn nguồn tin UPIReuters nói rằng: “Theo tin UPI, Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu thủ tướng Trần Thiện Khiêm đã đến Đài Bắc bằng phi cơ quân sự Mỹ vào lúc 4h sáng thứ bảy 26/4 với 16 viên chức Việt Nam cộng hòa cùng thân nhân tháp tùng. Tin Reuters ghi nhận liền sau khi đoàn người xuống phi cơ và được đưa vào phòng khách danh dự, một số hàng hơn 10 tấn cũng đã được cất xuống theo”. Dĩ nhiên, người ta nghĩ ngay 10 tấn hàng ấy là vàng.


Trong một tin khác, câu chuyện được diễn tả chi tiết hơn về việc gia đình ông Thiệu đã làm thế nào để đưa vàng ra nước ngoài làm của riêng. Câu chuyện đồn đại đó đại khái nói rằng: “Martin giúp gia đình Thiệu ra đi, nhưng chỉ cho mang theo đồ vật cá nhân nhỏ. Thế là tay cựu tổng thống và bà vợ phải tính đến cách khác. Mai Anh (vợ Thiệu) đã xoay xở lấy được 16 tấn vàng ra khỏi ngân hàng quốc gia bằng cách ép dọa thuộc cấp. Bà ta cho chuyển phần lớn số vàng thỏi ấy lên một chiếc máy bay thuê của Hãng hàng không Thụy Sĩ. Nhưng các phi công, sau khi khám phá ra đó là vàng, đã hỏi sứ quán Thụy Sĩ và cuối cùng từ chối không chở nữa. Lý Long Thân (chồng em nuôi vợ Thiệu) nhảy vào cứu nguy. Thân ra lệnh chở vàng bằng tàu Trương Tinh đi Pháp, để sau này Thiệu nhận lại ở đó”.


Tất nhiên câu chuyện Nguyễn Văn Thiệu mang vàng ra nước ngoài còn nhiều dị bản khác. Nhưng tất cả đều cùng giống nhau ở nội dung là vợ chồng Nguyễn Văn Thiệu đã lấy 16 tấn vàng là tài sản của đất nước mang ra nước ngoài để làm của riêng.


Chỉ là tin đồn


Sự thực vụ việc hoàn toàn khác. Theo ông Lý Nhân – một nhân chứng sống và làm báo trong xã hội Sài Gòn trước 1975 thì 16 tấn vàng đó vẫn ở lại trong nước. Trong cuốn sách Thiệu - Kỳ một thời hãnh tiến – một thời suy vong, Lý Nhân đã tham cứu nhiều tài liệu khác nhau và trình bày câu chuyện một cách khá tỉ mỉ.


Theo đó, nguồn gốc tin đồn Thiệu mang vàng ra nước ngoài xuất hiện từ cuộc họp ngày 1/4/1975, tại Dinh Độc Lập. Trong cuộc họp này, Thiệu cùng các phụ tá có bàn đến việc mang vàng đi thế chấp để vay Mỹ 3 tỉ USD hòng dùng tiền mua vũ khí quân trang để tổ chức "cuộc phòng thủ cuối cùng".


Trong cuốn Khi đồng minh tháo chạy, ông Nguyễn Tiến Hưng – cựu Tổng trưởng Kế hoạch nói rằng, Thiệu muốn vay Mỹ 3 tỉ USD trong thời hạn 3 năm. Mỗi năm vay 1 tỉ và vật thế chấp để vay gồm tiềm năng dầu khí, tiềm năng xuất khẩu gạo và 16 tấn vàng dự trữ trong Ngân hàng Quốc gia.


Lo sợ quân Giải phóng xâm nhập vào Sài Gòn để phong tỏa Ngân hàng, buổi họp Nội các thường kỳ ngày 2/4, Nguyễn Văn Thiệu cùng các phụ tá quyết định chuyển vàng ra nước ngoài và đã bắt đầu cho người liên lạc với các tổ chức vận chuyển cùng các đối tác. Nhưng cũng từ đây tin tức rò rỉ. Lý Nhân viết: “Văn phòng thủ tướng gọi điện thoại cho Giám đốc Ngân hàng Quốc gia và chỉ thị cho ông thực hiện quyết định của Chính phủ. Ngay lập tức ông gọi điện cho TWA Pan America và Lloyd’s của Luân Đôn. Hai ngày sau đó, tin đó đã lọt ra đến “Radio Catinat” trên đường Lê Lợi – Tự Do, nơi có những quán cà phê là trung tâm của các tin đồn. Giới trí thức Sài Gòn la cà ở quán cà phê Brodard và Givral nghe đồn rằng sau khi thất thủ Thiệu đã chuyển toàn bộ số vàng của quốc gia ra nước ngoài làm giàu cho chính mình”.


Giải mật vụ Thiệu mang 16 tấn vàng ra nước ngoài | Nguyễn Văn Thiệu, Lịch sử, Chiến tranh Việt Nam, Hải ngoại, Bí ẩn


Ngân hàng Quốc gia (nay là Ngân hàng NN Việt Nam tại TP HCM) nơi cất giữ 16 tấn vàng năm 1975. Ảnh: Tuổi Trẻ.


Sau khi tin tức bị rò rỉ, dư luận xôn xao khiến con đường đưa vàng đi bằng máy bay thương mại không thể làm được. Đến ngày 26/4/1975, Bộ Ngoại giao của Chính quyền Sài Gòn đánh điện cho sứ quán báo rằng giá hợp đồng bảo hiểm để di chuyển số vàng này là 60.240.000 USD – trị giá gấp 2 lần giá trị thực. Vàng sẽ phải di chuyển ra khỏi Sài Gòn vào 7h ngày 27/4 để hợp đồng bảo hiểm còn có hiệu lực. Một máy bay ở căn cứ không quân Clark tại Phi Luật Tân đã sẵn sàng chuyên chở số vàng đã được đóng kiện ở nhà băng.


Điều đó có nghĩa là cho đến 26/4, vàng vẫn còn ở trong nước. Trong khi đó ông Thiệu đã bay qua Đài Loan từ tối 25/4. Vậy số vàng đó đã đi đâu?


Vẫn theo tác giả Lý Nhân, vào phút chót, phó Thủ tướng Nguyễn Văn Hảo đã không đồng ý cho chuyển vàng. Ông Hảo đã nói với tân Tổng thống Trần Văn Hương rằng: nếu cho phép chuyển vàng khỏi Sài Gòn, khi Dương Văn Minh lên thay thì Hương sẽ bị kết tội phản bội tổ quốc. Hương buộc phải đồng ý và Hảo đã gọi điện thoại cho cố vấn kinh tế của tòa đại sứ là Daniel Ellerman để báo rằng Tổng thống đã quyết định không chuyển vàng nữa.


Về kết cục số vàng dự trữ này, theo loạt bài của báo Tuổi Trẻ năm 2006, nó đã được chính quyền mới tiếp quản. Trong bài của Tuổi Trẻ, ông Huỳnh Bửu Sơn – một nhân viên làm việc trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam của Chính quyền Sài Gòn trước năm 1975 và cũng là người chứng kiến đơn vị tiếp quản kiểm kê tài sản trong Ngân hàng cho biết: Số vàng chứa trong hầm của Ngân hàng đến thời điểm đó còn 1.234 thoi. Mỗi thoi vàng nặng từ 12 đến 14 kg được chứa trong các tủ sắt có 2 lớp khóa. Ngoài ra còn có các đồng tiền vàng đựng trong các hộp gỗ đặt trong tủ sắt. Các đồng tiền này đều được phát hành từ thế kỷ 18, 19. Ngoài giá trị của vàng nguyên chất, các đồng tiền này còn được tính theo giá trị tiền cổ, gấp nhiều lần giá trị vàng nội tại của nó...





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Ông Nguyễn Phúc Giác Hải: Ngoại cảm chỉ mang tính hỗ trợ

@ nguontinviet.com


Tổ chức cất bốc hài cốt liệt sĩ tại huyện Cam Lộ, Quảng Trị.

Tổ chức cất bốc hài cốt liệt sĩ tại huyện Cam Lộ, Quảng Trị.


Đó là ý kiến của ông Nguyễn Phúc Giác Hải- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người (Liên hiệp Các hội KHKT Việt Nam).


Dư luận đang hoang mang trước thông tin nhiều nhà ngoại cảm gian lận dẫn tới kết quả sai trong tìm hài cốt liệt sĩ. Quan điểm của ông ra sao?


- Từ trước đến nay người ta đã nói nhiều đến những người có khả năng đặc biệt để ứng dụng trong việc đi tìm mộ. Khả năng đó có thể đúng ở mức độ giới hạn, chưa có người nào đúng 100% trong tất cả các trường hợp. Mục đích nghiên cứu là xem có khả năng đó không, khả năng đó đúng và không đúng trong trường hợp nào, khả năng đó tồn tại được bao lâu ở một người ngoại cảm?


Mới đây, có báo cáo khoa học của anh Lê Trung Tuấn, có đặt ra vấn đề: Điều kiện nào thì nhà ngoại cảm tìm được mộ, điều kiện nào thì không tìm được. Tựu trung lại thì chưa có nhà ngoại cảm nào đúng cả 100%.


Về các việc lợi dụng ngoại cảm tìm kiếm mộ liệt sĩ để trục lợi, ông nhìn nhận thế nào?


- Tôi nghĩ hiện tượng tiêu cực, làm giả xuất hiện ở rất nhiều lĩnh vực. Ví dụ thuốc chữa bệnh cũng có giả, hàng nhái… Tâm lý trục lợi ở đâu cũng có, hình thức nào cũng có nên chắc chắn lĩnh vực ngoại cảm không phải là không có.


Nhà nước không công nhận việc tìm hài cốt liệt sĩ bằng ngoại cảm, vậy vai trò và hoạt động của nhà ngoại cảm trong công tác này có giá trị?


- Cần phải nói vai trò của nhà ngoại cảm là mang tính chất hỗ trợ. Chúng ta không có cách gì để biết một ngôi mộ, vị trí hài cốt của một liệt sĩ nếu không có thông tin, hay kể cả có thông tin rồi nhưng trải qua thời gian 30 - 40 năm địa hình, địa vật đã thay đổi, không biết cách nào tìm được.


Trong trường hợp này nhà ngoại cảm đóng vai trò đưa ra những chỉ dẫn để tìm kiếm. Kết quả tìm mà còn được xương cốt đủ để phân tích ADN thì là điều kiện tốt nhất. Nhưng có những trường hợp xương cốt không còn, chỉ còn lại một số hiện vật không bị phân hủy. Trong trường hợp này sau khi phân tích cẩn thận nếu thấy đó không phải là ngụy tạo phải nên công nhận chứ không thể phủ nhận.


Hiện nhiều người tự xưng là nhà ngoại cảm, trong nhiều việc lời nói của họ gây nhiễu loạn thông tin. Ông đánh giá gì về những trường hợp đó?


- Đối với nhà ngoại cảm, dù cho có khả năng thực sự nhưng lại dùng khả năng của mình giúp người khác để trục lợi kiếm tiền, mang nặng tính kinh doanh, vụ lợi thì rất đáng lên án. Ví dụ chỉ tìm ngôi mộ mà yêu cầu nộp hơn 100 triệu đồng thì những gia đình nghèo lấy đâu tiền.


Việc làm thiếu tính nhân văn trên sẽ ảnh hưởng đến chính khả năng của nhà ngoại cảm, và cũng làm xấu đi hình ảnh của các nhà ngoại cảm có tâm, mong muốn đóng góp cho xã hội. Còn với người không có khả năng ngoại cảm mà lợi dụng việc ngoại cảm để lừa bịp, trục lợi cá nhân thì rõ ràng đó là hành vi vi phạm luật.


Xin cảm ơn ông!





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

‘Thiên đường sung sướng’ lớn nhất miền Trung

@ nguontinviet.com


Một gái mại dâm đang đợi khách

Một gái mại dâm đang đợi khách


Ở vùng biển nghèo Hòn Câu (Diễn Hải, Diễn Châu, Nghệ An) mấy năm trở lại đây có tình trạng nhiều người dân bỏ nghề đi biển chuyển sang kinh doanh “dịch vụ sung sướng”.


Vào “thiên đường”


Trời chuyển lạnh, nhưng trên con đường đê ven biển, chúng tôi thấy rất nhiều xe máy, xe ô tô đổ đến Hòn Câu để “du lịch”. Phương, một dân chơi bản địa bảo: “Nơi đây, bất kể mưa nắng, gió bão mùa đông hay mùa hè đều có nhiều khách đến tìm của lạ. Gái ở đây nhiều lắm, tha hồ chọn”.


Chúng tôi ngồi xe máy lượn vào “Thiên đường sung sướng”. Không thể tượng tượng được, quán nào cũng có 3 - 4 cô gái mắt xanh, mỏ đỏ bận áo dây, quần cộc ngắn cũn cỡn, ra vẫy và chèo kéo: “Anh ơi, vào quán em. 100.000 một nhát thôi, rẻ lắm”.


Đi chưa hết ngõ thứ nhất, chúng tôi đã bị 2 em lôi tuột cả xe và người vào quán: “Mở hàng cho bọn em đi 2 anh, cả ngày hôm nay chưa được nhát nào”. 2 em sà vào bám vai, bá cổ nũng nịu. Chỉ lên tấm biển “Hàng ăn đặc sản”, tôi bảo: Uống rượu cả ngày mệt quá, có gì ăn không? Một em cười lơi lả: “Anh đừng có giả vờ bày đặt ăn uống. Ở đây chỉ có mần thôi. Mần đi em hạ giá cho. 70.000 đồng một nhát”. Anh bạn Phương hất hàm hỏi chủ quán là một người đàn ông tầm 40 tuổi, người nhỏ thó: “Có hàng xịn không?”. Gã chủ quán cười ruồi: “Có chứ, U15, U16 đều có tất”.


Chưa cần khách gật đầu đồng ý, gã chủ quán bốc điện thoại gọi, chỉ vài phút sau đã 2 cô gái khá xinh xắn, mặt non choẹt, phấn son lòe lẹt hối hả ào đến. Gã chủ quán hất hàm: “Chọn đi, các chú tha hồ chọn, giá bình dân vẫn là 100.000 đồng thôi”. Để rút lui, chúng tôi đành chọn cách bo cho mỗi em 50.000 đồng: “Hôm nay bọn anh mệt, hẹn hôm khác”...


‘Thiên đường sung sướng’ lớn nhất miền Trung | Hòn Câu, Nghệ An, Gái mại dâm, Tệ nạn xa hoi, Gái bán dâm, Miền Trung


Những kiốt “sung sướng” ở vùng bờ biển Hòn Câu.


Như một cái chợ


Theo quan sát và tìm hiểu của chúng tôi, vùng biển này có trên 150 kiốt tạm bợ, hầu hết các hàng quán này đều kinh doanh mại dâm. N., một chủ quán cho biết: Gái ở đây chủ yếu là từ các huyện miền tây Nghệ An như Quế phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Kỳ Sơn, Tương Dương về. Thượng vàng hạ cám, trăng non, trăng tròn đều có hết, giá lại rẻ nên đây là điểm đến của rất nhiều thành phần, từ anh nông dân chân lấm tay bùn, cho đến những anh đi xe hơi, áo cổ cồn, cà vạt.


N. cho biết thêm, phía gần đê biển có hàng chục nhà nghỉ, khách sạn, phần lớn đều là điểm nuôi gái mại dâm để phục vụ khách VIP. Giá ở những nơi này đắt hơn, 200.000 đồng/lần, qua đêm là 500.000. Còn hàng trăm kiốt chen chúc nhau dưới bờ biển là phục vụ khách bình dân.


Nơi đây, ban ngày đã nhộn nhịp, ban đêm càng náo nhiệt hơn bởi từng đoàn xe máy, ô tô đưa khách về đây để tìm của lạ. Dưới ánh đèn mờ ảo, các cô gái nhiệt tình lao ra lôi kéo khách rất dạn dĩ, thậm chí có cô còn ôm chặt và sờ, bóp khắp người khách một cách khiêu khích.


Có quán thì cả chủ lẫn gái ra mời khách một cách sống sượng: “Vô đây các anh ơi! Hàng mới, thịt còn thơm lắm”. Gái gọi mời khách vào mua dâm cũng kèm theo những lời khuyến mãi, giảm giá một cách công khai, lộ liễu. Quần cư gái mại dâm này nhìn chẳng khác gì một phiên chợ huyện đông đúc, tấp nập như người ta kinh doanh thịt và rau củ quả vậy.


Ông Nguyễn Văn, một ngư dân nhìn ra biển xót xa: Trước đây, người dân Diễn Hải chuyên nghề đi biển, cuộc sống còn nhiều khó khăn thiếu thốn, nhưng gia đình và làng xóm yên bình. Từ ngày các quán hàng dịch vụ mại dâm thi nhau mọc lên như nấm sau mưa thì làng biển này thực sự trở nên hỗn loạn, mất an ninh trật tự, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của lớp trẻ. Nếu không ngăn chặn tệ nạn này thì căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS nguy cơ bùng phát trên diện rộng.


Xử lý kiểu “bắt cóc bỏ đĩa”


Tiếp xúc với các chủ quán nơi đây, họ cho biết hàng năm xã thu mỗi hộ 4 triệu đồng tiền thuê mặt bằng xây dựng quầy kiốt kinh doanh và vài trăm nghìn đồng tiền lệ phí các khoản khác. “Ở đây cũng có một nhà trực của công an xã và họ vẫn thường xuyên tổ chức đi tuần nhưng chỉ để giải quyết những vụ xô xát tranh giành khách chứ không can thiệp vào việc kinh doanh”, một chủ quán cho biết.


Theo người dân xã Diễn Hải thì vào mùa hè, có lúc cao điểm vùng biển này có gần 1.000 cô gái đổ về đây để hành nghề mại dâm. Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Diễn Hải, thừa nhận hiện tượng mại dâm ở Hòn Câu là có thật. Ông Tiến nói: “Hiện tại Hòn Câu có hơn 100 kiốt đăng ký kinh doanh giải khát. Một số quán kinh doanh giải khát nhưng đó là trá hình... Chúng tôi cũng đấu tranh mạnh nhưng chưa kiểm duyệt hết được. Chúng tôi sẽ rà soát người tạm trú, tạm vắng đăng ký kinh doanh trên địa bàn để có biện pháp xử lý...”.


Còn ông Phạm Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Diễn Châu, cho biết: Về thực trạng mại dâm ở Hòn Câu, huyện đã có nhiều biện pháp ngăn chặn. Huyện giao Phòng Lao động thương binh và xã hội và công an tiến hành kiểm tra nhiều đợt rồi, và công an cũng đã xử lý một vài điểm.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Các mảnh kim loại 'lạ' từ không trung rơi xuống nhà dân là xác tên lửa, vệ tinh?

@ nguontinviet.com


Một mảnh kim loại

Một mảnh kim loại "lạ"


Theo chuyên gia này, khó có thể kết luận ngay được nguồn gốc của những mảnh kim loại trên.


“Theo giả thuyết của chúng tôi thì những mảnh này có thể rơi từ vũ trụ xuống. Nguồn rơi có thể từ tầng thứ nhất của các tên lửa đẩy được bắn vào không gian, khi lên một khoảng cách nhất định thì các khoang nhiên liệu được tách ra và rơi xuống”, chuyên gia này nói.


Theo chuyên gia này, đây cũng có thể là mảnh vỡ của các vệ tinh “chết”. Khi các vệ tinh hết nhiên liệu hoạt động nó sẽ rơi trở lại bầu khí quyển Trái đất. Trong phần lớn các trường hợp thì các bộ phận của vệ tinh sẽ bị đốt cháy khi xuyên qua bầu khí quyển.


“Tuy nhiên cũng sẽ có một tỷ lệ nhất định các mảnh vỡ có khả năng sẽ đâm xuống mặt đất hoặc rơi xuống biển. Trên thế giới đã từng ghi nhận nhiều trường hợp như vậy, thậm chí có cả các tàu thăm dò nặng hàng chục tấn cũng đã rơi trở lại bầu khí quyển”, chuyên gia của Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết.


Các mảnh kim loại 'lạ' từ không trung rơi xuống nhà dân là xác tên lửa, vệ tinh? | Kim loại rơi nhà dân, Khoa học, Vệ tinh, Tên lửa, Vật thể lạ


Đây là mảnh kim loại gì?


Cũng theo chuyên gia trên, nếu căn cứ trên những gì còn sót lại và rơi xuống Bình Thuận hôm 25.10, có thể phỏng đoán vật thể ban đầu có kích cỡ lớn gấp hàng trăm lần.


“Cũng cần xem xét các vết cháy còn lưu dấu lại trên các mảnh kim loại để có thể xác định đúng là rơi từ vũ trụ xuống hay không. Tuy nhiên nhìn qua thì không có cảm giác là có vết cháy”, vị chuyên gia cho biết thêm.


Cũng theo chuyên gia này, trên vũ trụ hiện ước tính có trên dưới 20 nghìn các mảnh rác vũ trụ có kích cỡ từ 5 cm trở lên trôi nổi. Trong khi đó, theo Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), có khoảng 170 triệu mảnh rác vũ trụ có chiều dài từ 1 mm trở lên đang bay quanh trái đất.


“Chỉ có các nước có ngành công nghiệp vũ trụ tiên tiến như Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản... mới có khả năng và thiết bị để theo dõi các mảnh rác vũ trụ này và đưa ra cảnh báo khi chúng có nguy cơ rơi xuống trái đất”, chuyên gia của Bộ Khoa học và Công nghệ nói.


Theo chuyên gia này, hằng ngày đều có các mảnh rác vũ trụ từ quỹ đạo rơi về trái đất tuy nhiên đến nay chưa có vụ việc nghiêm trọng nào được ghi nhận.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Phát hiện di vật khi khai quật hố ở Ô Chợ Dừa - đàn Xã Tắc

@ nguontinviet.com


Một hố khai quật tại khu vực Ô Chợ Dừa - Ảnh: Phương Thúy

Một hố khai quật tại khu vực Ô Chợ Dừa - Ảnh: Phương Thúy


Hôm qua 22/10 tại Hà Nội, Viện Khảo cổ công bố những di tích vừa khai quật được ở khu vực Ô Chợ Dừa - đàn Xã Tắc. Các hố khai quật tại đây đều rất nhỏ, chỉ chừng 20 m2. Các hố khảo cổ dự kiến vừa khít với mố cầu sẽ xây dựng. Theo đó, đơn vị thi công sẽ khoan cọc nhồi tại đây. Diện tích khai quật vừa khít mố cầu này được cho là để hài hòa cả việc giao thông đi lại hiện thời. Nếu mở rộng nữa, nó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đời sống dân sinh. “Thường thì nếu xây dựng một diện tích 20 m2, người ta khai quật khoảng 100 m2 để biết cả xung quanh. Nhưng ở đây thì không thể”, PGS-TS Tống Trung Tín, Viện trưởng Viện Khảo cổ nói.


Hố đào quá nhỏ


Hố thứ nhất nằm ở đầu đường Khâm Thiên đi vào Ô Chợ Dừa. Hố thứ hai nằm ở nhánh bên phải của đường La Thành đi vào Ô Chợ Dừa. Hố ba và bốn nằm trong khu dân cư đã giải tỏa thuộc ngõ Đình Đông, phường Ô Chợ Dừa. “Theo thư tịch cổ và nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, đây là cửa Trường Quảng của La Thành Thăng Long trong lịch sử”, ông Tín nói.


Tại hố thứ nhất, các nhà khảo cổ tìm thấy lớp phù sa sông màu xám đen có lẫn nhiều mảnh ngói, sành vỡ vụn. Hiện vật trong lớp này chủ yếu có niên đại thời Lê. Lớp thứ hai là lớp đất phù sa sét màu nâu đỏ dày. Trong đó chứa nhiều hiện vật như đồ sành, bát hoa lam mang đặc trưng của thời Lê, thế kỷ 15 - 16. Lớp tiếp theo là đất phù sa cát màu nâu xám hơi đỏ, có nhiều hiện vật đặc trưng thời Trần, có một số thời Lý. “Trong hố này nhiều khu vực có than tro dày dạng bếp, nhiều hiện vật còn nguyên. Có thể đây là khu cư trú trong thành. Khu vực di tích này có liên quan mật thiết đến La Thành Thăng Long, và có thể là cả với đàn Xã Tắc. Tuy nhiên, do diện tích hố đào quá nhỏ nên chưa thể xác định mối quan hệ giữa chúng”, ông Tín nói.


Tại hố số hai, đất có dạng phù sa sông màu xám đen. Hiện vật trong hố khá nhiều, gồm đồ sành, gốm men, vật liệu kiến trúc từ thời Lê đến thời Nguyễn. Tuy nhiên, gốm men đều bị ố men thành màu xám do ngâm trong nước/đất đen lâu dài. “Hố hoàn toàn là đất bùn đen nằm ở đáy sông, suối. Nó cho biết hố đào nằm ở khu vực gần dòng chảy cổ. Đó có thể là ven sông Kim Ngưu hoặc cửa nước từ trong thành chảy ra Kim Ngưu ở gần cửa Trường Quảng của thành Thăng Long xưa”, báo cáo khai quật cho biết.


Tại hố số ba, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy hiện vật thời Trần, thời Lê. Đặc biệt, có một nền đất đầm chặt có thể là mặt bằng sân đình Đông. Cũng có phần khá vuông vức như một cấp bậc có thể là lối đi lên đình Đông. Tuy nhiên, diện tích xuất lộ quá nhỏ nên các nhà khảo cổ chỉ có thể nêu giả thuyết.


Tại hố cuối cùng không thấy dấu tích di tích gì.


Phát hiện di vật khi khai quật hố ở Ô Chợ Dừa - đàn Xã Tắc | Hà Nội, Ô chợ dừa, Khảo cổ học, Di vật, Di tích lịch sử, Xã Đàn


Các nhà khoa học xem xét hiện vật


“Có thể giao cho giao thông làm cầu”


Theo báo cáo của Viện Khảo cổ, ngoài hố thứ tư hoàn toàn không có di tích, di vật, 3 hố còn lại đều phát hiện dấu tích di tích, di vật thuộc các thời đại khác nhau. Hố thứ nhất cho thấy di tích sinh hoạt của cư dân. Họ phỏng đoán điều này có liên quan tới đàn Xã Tắc hoặc cửa Trường Quảng. Hố thứ hai có khả năng là lạch nước nhỏ từ thành đổ ra sông Kim Ngưu. Hố thứ ba cho thấy đến thời Lê, khu vực này mới được dân đắp nền để làm di tích Đình Đông.


“Tại các hố khai quật, đã phát hiện được một số di tích khảo cổ kiểu vết tích bếp đun nấu, nền đất đắp. Tuy nhiên đó không phải là những di tích tiêu biểu kiểu kiến trúc gạch, đá... Di vật thu được cũng không nhiều, tuyệt đại đa số là mảnh vỡ gạch ngói, sành, sứ...”, PGS-TS Bùi Văn Liêm, Phó viện trưởng Viện Khảo cổ nói.


GS Hoàng Văn Khoán cho biết: “Nếu cầu đi thẳng như trước kia ở đàn Xã Tắc thì nhà khoa học phản đối. Thành phố đã chuyển móng cầu sang bên này để tránh. Giờ đào khảo cổ rồi, thấy không có di tích kiến trúc, thì có thể cho giao thông làm cầu”.


Viện Khảo cổ học đề xuất, sau khi kết thúc thám sát, sẽ bàn giao hiện trường lại cho ban quản lý dự án để thực hiện xây dựng cầu vượt Ô Chợ Dừa. “Như thế văn hóa và phát triển sẽ được hài hòa”, ông Tín nói.


Tuy nhiên, do diện tích khảo cổ quá nhỏ so với yêu cầu nghiên cứu, Viện cũng đề nghị dự án thông báo với cơ quan liên quan nếu có bất cứ thay đổi gì về thiết kế và xây dựng tại khu vực này. Điều này sẽ giảm thiểu khả năng xâm hại đến hiện trạng đường La Thành (di tích La Thành Thăng Long) và khu vực di tích đàn Xã Tắc. “Trong quá trình thi công mố cầu, vẫn cần cơ quan chuyên môn khảo cổ học, bảo tàng giám sát. Làm vậy để nếu có gì phát sinh thì có phương án chuyên môn kịp thời”, ông Liêm cho hay.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Bạn đã biết thời gian chuẩn của cuộc "yêu"?

@ nguontinviet.com


Các quý ông thường cố gắng

Các quý ông thường cố gắng "yêu" lâu để thể hiện sức mạnh đàn ông


Kéo dài thời gian để khẳng định "đẳng cấp"


Nhiều quý ông tâm sự, dù mệt mỏi, bận rộn với công việc, cuộc sống nhưng vẫn cố gắng duy trì chất lượng cho cuộc yêu. Tức là, thay vì tập trung vào số lượng, các anh chuyển sang chất lượng để vợ vẫn hài lòng, sung sướng mà các anh cũng đỡ phải "vận động" quá nhiều.


Anh Hoàng tâm sự anh luôn cố gắng kéo dài "hiệp đấu chính thức" càng lâu càng tốt những mong mang lại niềm hạnh phúc cho vợ. Và đó cũng là cách để anh thể hiện "đẳng cấp phái mạnh" của mình. Anh Hoàng còn nghe theo lời bạn bè và tham khảo các cách thức trên mạng để "dụng công" kéo dài thời gian "yêu" bằng nhiều chiêu thức. Ví dụ như: gần đến "chợ" thì dừng lại, ngó nghiêng, chăm sóc chỗ này chỗ kia vài phút cho sự hưng phấn vơi đi ít nhiều, sau đó lại đi tiếp; hoặc cũng có thể "tự sướng" trước khi gần gũi vợ vì lần hai bao giờ cũng được lâu hơn lần đầu...


Những "chiêu thức" này xem ra rất hiệu quả vì nó có thể giúp anh Hoàng kéo dài thời gian của mỗi cuộc "yêu" từ 30 phút đến 45 phút. Thế nhưng khi "tham khảo" ý kiến bà xã thì anh Hoàng lại ỉu xìu như bánh đa nhúng nước vì vợ anh tỏ ra không mấy hứng thú với cuộc "yêu" dài hơi như vậy. Anh Hoàng mặt buồn ủ rũ chia sẻ: hì hục mất công như vậy mà kết quả lại không như mong muốn thì thật là buồn...


Không phải cứ lâu là "ngon"...


Bạn đã biết thời gian chuẩn của cuộc "yêu"? | Chuyện ấy, Quan hệ, Sex, Tình yêu, Nhàm chán, Cảm xúc, Trinh tiết, Phá đời trai, Chuyện chăn gối


Nhưng không phải người phụ nữ nào cũng muốn kéo dài cuộc "yêu" như các anh vẫn tưởng


Chị Phương - vợ anh Hoàng vốn không phải là người phụ nữ quá nhiệt tình với chuyện chăn gối vì chị bị chứng khô âm đạo bẩm sinh. Chính vì vậy mà mặc dù chồng chị đã chăm sóc bà xã rất chu đáo với đầy đủ màn dạo đầu, nhập cuộc, đổi tư thế, cao trào... Đúng ra chị Phương nên hạnh phúc vì điều đó và cảm ơn vì lấy được một người chồng có đời sống tình dục khỏe mạnh biết quan tâm đến vợ... Nhưng trên thực tế, chị lại cảm thấy vô cùng mệt mỏi và sợ hãi mỗi lần gần chồng. Nếu anh tìm hiểu cơ thể chị và để ý đến thái độ của chị một chút sẽ hiểu được là chị không hề thích "yêu" lâu, chưa kể đến chuyện chị thường xuyên cảm thấy đau đớn vì chứng khô âm đạo bẩm sinh của mình.


Có rất nhiều người cũng nghĩ như anh Hoàng, cho rằng quan hệ tình dục với thời gian càng lâu thì càng chứng tỏ bản lĩnh đàn ông, càng bảo đảm chất lượng cuộc yêu và... phụ nữ thích thế. Suy nghĩ này có phần chủ quan vì với mỗi đối tác, nhu cầu của họ không giống nhau; với người này có thể bấy nhiêu là đủ, nhưng với người khác có thể còn thiếu hoặc hơi nhiều. Do vậy, chúng ta cần phải có sự tìm hiểu, bàn bạc, thỏa thuận với nhau để tìm ra đáp án cho riêng cuộc "yêu" của mình.


"Yêu" theo khả năng và nhu cầu


Bạn đã biết thời gian chuẩn của cuộc "yêu"? | Chuyện ấy, Quan hệ, Sex, Tình yêu, Nhàm chán, Cảm xúc, Trinh tiết, Phá đời trai, Chuyện chăn gối


Hãy để ý đến tâm trạng và tình trạng sức khỏe của bạn đời để cuộc "yêu" thăng hoa hoàn hảo


Để trả lời cho câu hỏi: "Thời gian chuẩn cho mỗi cuộc "yêu" là bao lâu?" các cặp đôi nên có sự trao đổi và bàn bạc. Vì thời gian cho mỗi lần "yêu" kéo dài bao lâu là còn tùy thuộc mỗi "người trong cuộc", tùy thuộc và khả năng, sở thích và điều kiện hiện tại. Có những người chỉ muốn hoặc chỉ có thể kéo dài "cuộc yêu" trong vài phút, hoặc có những người lại làm cho nó kéo dài cả tiếng đồng hồ. Không có một khuôn mẫu hay một quy tắc chung nhất nào cho chuyện này. Thậm chí, ngay cả đối với một cặp đôi, không phải lần nào "chuyện ấy" cũng có cùng thời gian như nhau. Ví dụ, nếu đang trong dịp đi nghỉ, rất có thể bạn muốn đêm nào cũng được trải nghiệm những cách "yêu" khác nhau để thêm phần lãng mạn...


Đa số chị em cho rằng, từ khi "nổ máy" đến khi tới nơi mất khoảng 30 phút trở lại là vừa. Trong đó 15 phút dạo đầu, 10 phút lâm trận và 5 phút "thu dọn hiện trường". Đặc biệt, nếu sau khi "ân ái" các quý ông biết để vợ gối đầu lên tay hoặc để vợ nằm cuộn tròn trong lòng sẽ là điều các nàng yêu thích nhất. Các anh đừng "chiến đấu" xong rồi lăn ra ngủ vì điều đó có thể làm phiền lòng rất nhiều chị em.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Giã từ nghề “xương máu”

@ nguontinviet.com


Khi biết trường Long Bình bắn sắp giải tỏa, ông Ba Son ghi tên tuổi, địa chỉ của các ngôi mộ tử tù còn nằm lại và tìm đến gia đình họ để thông báo

Khi biết trường Long Bình bắn sắp giải tỏa, ông Ba Son ghi tên tuổi, địa chỉ của các ngôi mộ tử tù còn nằm lại và tìm đến gia đình họ để thông báo


Đây là lúc các trường bắn bị “xóa sổ” và những người đảm nhận việc gội rửa, tẩm liệm, chôn xác tử tù… cũng chuyển sang nghề khác Với các phu trường bắn, công việc họ từng làm là nghề “xương máu”. Nó luôn ám ảnh họ cho đến khi giã từ trường bắn


Chúng tôi hẹn ông Ba Son ở một quán cà phê nhỏ nằm cạnh trường bắn Long Bình, phường Tân Phú, quận 9, TP HCM. Sau nhiều năm không gặp, người phu trường bắn này vẫn không có gì thay đổi với khuôn mặt hốc hác, làn da ngăm đen và mái tóc dài chấm vai của kẻ chịu nhiều sương gió. Chậm rãi nhấp từng ngụm cà phê, ông Ba Son bắt đầu kể về việc giải nghệ.


“Nghĩ lại thấy khiếp quá”


Theo ông Ba Son, thật ra, trường bắn Long Bình đã ngưng tiếng súng cách đây khoảng 2 năm. Kể từ đó, ông cũng chuyển sang nghề khác và ít đến nơi này. Chỉ những ngày rảnh rỗi, ông mới ghé thăm, thắp cho các tử tù vài nén hương rồi về.


Sau khi giải nghệ phu trường bắn, ông Ba Son làm bảo vệ cho một công ty trên địa bàn quận 9. Thu nhập tuy không cao nhưng cũng đủ để ông trang trải cuộc sống hằng ngày. Thế nhưng, công việc bảo vệ không được lâu dài, ông chuyển sang bán xăng cho một cửa hàng xăng dầu trên đường Hoàng Hữu Nam, cách trường bắn Long Bình chỉ hơn 1 km. “Thời gian đầu, tôi không mấy ưa thích nghề này vì có lẽ tôi sinh ra chỉ để làm cái việc chẳng giống ai - gội rửa và chôn xác tử tù” - ông Ba Son nói.


Một số chủ trại hòm thấy Ba Son tận tụy với nghề nên đã có ý định mời về đảm nhận việc khâm liệm tử thi khi có đám nhưng ông từ chối vì tuổi tác không cho phép. “Với lại, sau bao năm gắn bó với nghề “xương máu” này, giờ nghĩ lại, tôi thấy khiếp quá” - ông thổ lộ.


Từ khi đảm nhận việc gội rửa cho các tử tù và bốc mộ thuê ở trường bắn Long Bình, Ba Son đã quy tụ gần 10 người giúp ông chôn xác tử tù và chăm sóc trường bắn. Giờ đây, khi pháp trường đã ngưng tiếng súng, ông Ba Son giải nghệ thì họ cũng lần lượt tìm cho mình một công việc mới.


Ông Lê Văn Hòa (ngụ phường Long Bình, quận 9) cũng đã một thời làm phu trường bắn nhưng theo nghề chưa được 2 năm thì phải bỏ vì “thấy kinh hãi quá dù rất cố gắng vì miếng cơm manh áo”. Khi giải nghệ, ông kiếm sống bằng nghề thợ hồ, sau đó chuyển sang làm điện dân dụng.


Theo ông Hòa, thông thường, chỉ khi nào có tử tù bị thi hành án thì các phu trường bắn mới phải dậy sớm để đào huyệt, chuẩn bị áo quan và một số thứ cần thiết. “Để chôn xác tử tù, chúng tôi chỉ mất chưa đầy 1 giờ. Ngoài ra, thỉnh thoảng chúng tôi chỉ ra trông coi hoặc làm vệ sinh trường bắn. Đến ngày giỗ, gia đình các tử tù lại bồi dưỡng cho anh em một ít” - ông Hòa kể.


Cùng làm phu trường bắn với ông Ba Son không thể không nhắc đến ông Hai Em, một trong những người có thâm niên và đầy tâm huyết với nghề. Sau gần 20 năm làm ở trường bắn, giờ đây Hai Em đã đến tuổi nghỉ ngơi, đáng lẽ an hưởng tuổi già nhưng từ khi xa nơi này, ông vẫn phải bươn chãi bán vé số để kiếm sống.


Ám ảnh trộm xác


Sau quá trình làm việc ở Long Bình, đến nay, nhóm phu trường bắn do ông Ba Son đứng đầu vẫn chưa thoát khỏi sự ám ảnh bởi những vụ trộm xác. Thông thường, sau khi tử tù bị thi hành án, các đàn em và người thân lần lượt kéo đến để cướp xác về. Những lần như thế, các cuộc chạm trán lại xảy ra.


Chưa hết, nhiều băng nhóm khác thấy công việc của ông Ba Son và các cộng sự dễ kiếm sống nên đã không ít lần lần tới “huyết chiến” để giành giật địa bàn. Theo ông Ba Son, đã có hàng chục cuộc đụng độ lớn nhỏ giữa nhóm của ông và các băng giang hồ khác tại khu vực lân cận trường bắn.


“Trước đây, sau khi thi hành án, xác tử tù được chôn và canh giữ tại trường bắn chứ người nhà không có quyền đưa về. Điều này đã tạo công ăn việc làm cho các phu trường bắn như chúng tôi. Tuy vậy, cũng vì việc này mà một số anh em đã giải nghệ vì sợ đụng chạm” - ông Ba Son cho biết.


Theo nhiều phu trường bắn, ông Ba Son là người có thâm niên nhất trong cái nghề “xương máu” này với thời gian hơn 30 năm. Lúc mới vào nghề, cứ mỗi lần chôn xác tử tù, ông Ba Son lại mất 1 tuần ngán cơm, đưa thức ăn lên miệng là... chực ói, đêm ngủ phải cách ly vợ con.


Khi mới thành lập, nhóm phu trường bắn Long Bình có khoảng 30 người. Sau vài năm hoạt động, quân số ngày một ít dần vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Hơn 30 năm theo nghề, ông Ba Son và các công sự vẫn không thể nhớ đã có bao nhiêu tử tù được họ chôn cất.


Theo ông Ba Son, Long Bình là một trong những trường bắn lớn nhất khu vực phía Nam. Kể từ năm 1976, toàn bộ tử tù trên địa bàn TP HCM đều được đưa về đây để thi hành án. Thông thường, chôn một tử tù, nhóm phu trường bắn được trả công 250.000 đồng - 300.000 đồng. “Giờ đây, tuy đã giải nghệ nhưng những khuôn mặt tử tù vẫn cứ ám ảnh tôi” - ông Ba Son cho biết.


Giữ đức cho con cháu


Nghề phu trường bắn đã khiến ông Ba Son quen với lối sống chậm rãi, ít bon chen. Có thời gian ông không đảm nhận việc gội rửa và chôn xác tử thi mà chỉ chăm sóc các ngôi mộ.


Hằng ngày, ông Ba Son ra trường bắn để phát cỏ, lau bia và đắp lại những phần mộ bị gió thổi bay hết phần cát. Những ngôi mộ có phần bia bị mục nát cũng đã được ông thay bằng bia mới. Thậm chí, ông và một số anh em trong nhóm đã góp tiền xây bia, khắc tên các tử tù để người nhà khi đến thì dễ dàng nhận ra. Khi biết trường bắn sắp giải tỏa, ông Ba Son ghi tên tuổi, địa chỉ của các tử tù còn nằm lại và tìm đến gia đình họ để thông báo. “Nghề nào cũng vậy, phải giữ đức cho con cháu” - ông Ba Son bộc bạch.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Kho vàng bí hiểm và những cái chết bất đắc kỳ tử

@ nguontinviet.com


Chiếc chuồng trâu nhà họ Nông, nơi người dân khẳng định họ đã đào được khối vàng 12 người khiêng

Chiếc chuồng trâu nhà họ Nông, nơi người dân khẳng định họ đã đào được khối vàng 12 người khiêng


Quản Bạ là huyện nằm ở phía bắc tỉnh, nơi đây có khí hậu hết sức tuyệt vời, còn thôn Vinh Quang (xã Linh Hồ, huyện Vị Xuyên) vốn được mệnh danh là mảnh đất có nhiều kho báu. Trong đó, nổi tiếng nhất câu chuyện về kho vàng nặng tới 12 người khiêng của dòng họ Nông. Cùng với những huyền thoại vàng, nơi đây cũng “nổi tiếng” về những cái chết “bất đặc kỳ tử”!


Dòng họ Nông và kho vàng ròng gần… 1 tấn?!


Vào với “kho vàng” này có thể đi bằng 2 con đường. Từ trung tâm huyện Vị Xuyên, qua Cầu 21, qua xã Ngọc Linh có thể vào được với thôn Vinh Quang. Một đường nữa vào được bản này bắt đầu từ TP. Hà Giang, qua Phú Linh. Theo người dân trong thôn, họ Nông là họ người Tày khá lớn ở đây. Từ trước tới những năm 90 của thế kỷ 20, họ Nông vẫn sống bên mái nhà sàn lợp cọ, cuộc sống bữa đói bữa no. Họ sinh sống chủ yếu bằng làm ruộng, làm nương và đi rừng, đi núi. Thế rồi cách đây hơn chục năm, họ Nông bỗng nhiên “lột xác” thay đổi một cách kỳ lạ. Từ chỗ ăn chưa đủ no, mặc không đủ ấm, họ Nông bỗng dưng thuê người đào mương quanh nhà, nuôi chó dữ và dè dặt quan hệ với hàng xóm. Chưa hết, họ Nông ùn ùn cho ngựa ra huyện, ra thị xã thồ xi măng, sắt thép, đá hoa về xây nhà. Ngày ấy, thị xã Hà Giang và thị trấn Vị Xuyên, nhà hai tầng lát đá hoa vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, người ta bắt đầu đặt dấu hỏi về sự giàu có đột ngột này. Ngoài tiền xây nhà, họ Nông làm người ta sửng sốt hơn khi mua cho con cháu toàn Dream xịn hơn 40 triệu đồng/chiếc. Đường ra thị xã ngày ấy còn chưa mở, để có xăng chạy xe hàng tuần, dạo chơi quanh thôn, họ Nông cho ngựa ra huyện, thị xã mua xăng thồ về!


Kho vàng bí hiểm và những cái chết bất đắc kỳ tử | Kho vàng, Vinh Quang, Vị Xuyên, Hà Giang, Dòng họ Nông ở Vinh Quang, Tìm được kho báu


Núi Phá Phay, nơi có mỏ vàng vừa được trẻ chăn trâu phát hiện


Chuyện xây nhà, mua xe chưa xoá nổi hết tò mò thì bỗng nhiên một người họ Nông lúc đó đang giữ một chức kha khá ở huyện đã “cởi áo từ quan” lui về. Sau đó anh này ra phố huyện mua đất, bỏ tiền và bỏ công xây một ngôi nhà mà những người giàu có nhất vùng ngày ấy nằm mơ cũng không dám nghĩ tới. Người dân ở thôn, ở xã và các vùng kế cận đã hỏi chuyện. Thế nhưng những cuộc “moi tin” như thế không có câu trả lời thoả đáng. Theo họ cho biết, bất cứ ai trong họ Nông dù già hay trẻ đều kín như bưng. Hỏi tại sao họ có tiền làm nhà hay mua xe thì họ đều trả lời: Tự làm, do cha ông để lại. Cha ông của họ thì ai cũng biết, đều là người không có tiền lớn, còn tiền họ làm ra thì càng khó tin.


“Bật mí” chuyện đào được kho báu


Câu chuyện nhà họ Nông tự dưng giàu có đã trở thành điều bí ẩn cần giải mã của không ít người. Vì sống gần nhà họ Nông nên nhiều người biết về cha ông và cung cách làm ăn của họ. Vậy nên chuyện tự làm để trở thành người có của, người giầu hay cha ông để lại không thuyết dụ được nhiều người. Câu chuyện và những điều kỳ bí này cuối cùng đã được anh giáo viên có tên Nguyễn Đức H. giải mã được, do một học sinh của gia tộc họ Nông, rất quý anh, vốn là học trò của anh tiết lộ. Cậu bảo, nhà cậu cũng như dòng họ cậu giầu là vô tình đào được một kho báu. Đây là một kho vàng không biết của ai đã được chôn ở một gốc cây đa cổ thụ trong vườn nhà. Gốc đa này đã bị sét đánh chết và được nhà họ Nông làm chuồng trâu lên đó. Sau một thời gian sử dụng, do trâu dẫm đạp kho vàng lộ ra. Đầu tiên người ta nhìn thấy những thỏi vàng bằng những viên gạch chỉ đã được phủ hắc ín.


Nhặt hết những viên gạch đó, gia đình họ Nông đã gặp một khối vàng đúc to cỡ bằng một bàn uống nước! Một mình di chuyển không nổi nên họ Nông đã phải thông tin cho anh em trong họ đến để chuyển. Khối vàng ấy được buộc bằng 6 dây, 12 người khiêng. Ai nấy đều thở ra cả tai vì khối vàng quá nặng. Mới đầu, tưởng vàng là thứ dễ xử lý nên họ đã dùng búa bổ củi để chia vàng. Nhát bổ đầu tiên, một cục vàng bằng cái bát bay ra đã làm cho tất cả họ Nông phát hoảng. Sau đó họ tiếp tục khiêng khối vàng lên núi cao hơn nữa rồi dùng “cưa cá mập”, một loại cưa hay được người dân thiểu số ở đây cắt những cây gỗ nghiến cổ thụ để làm nhà, để chia vàng. Cuộc “kéo cưa” mất rất nhiều thời gian và diễn ra trong bí mật. Họ thường chờ lúc đêm khuya mới hành sự. Chia xong, một người cháu của nhà họ Nông đem cưa về nhà, chỉ riêng việc rửa những vảy vàng li ti bám vào mũi cưa anh ta thu gom được bán đi cũng đủ tiền để thoát khỏi cảnh bần cố nông.


Theo người già trong thôn, chuyện nhà họ Nông đào được kho vàng là có thật vì trước đó đất này có rất nhiều người đến tìm vàng. Họ lập luận, phải có vàng mới có người tìm đến và khai thác. Cũng theo họ, những năm nhà họ Nông chưa đào được kho báu thì thi thoảng vẫn có người lạ mặt ở đâu đó về đây tìm hỏi về những cây đa với những đặc điểm khác lạ. Câu chuyện này mỗi người kể lại thêu dệt thêm nên nó càng ly kỳ ma quái. Từ chuyện nhà họ Nông bỗng dưng giàu có bất thường, từ chuyện không biết thật hay hư do anh giáo viên nói ra, hiện tại chuyện kho báu ở Linh Hồ vẫn còn là một bí hiểm. Thế nhưng từ khi họ Nông phất lên, chắp nhặt những chuyện xảy ra ở đất này thì chuyện kho báu càng trở nên kỳ bí và hấp dẫn hơn bao giờ hết. Nó đã hút không biết bao kẻ săn kho báu tìm về đây. Rồi chuyện một số cây cổ thụ bị sét đánh liên tục, lá thường úa vàng, sau một đêm mưa gió sáng hôm sau bỗng dưng cây bị đào bới gốc, lại có cả hương thắp và xôi thịt để lại. Sau đó bỗng thấy cây xanh tốt trở lại, tất cả đã thêu dệt thêm cho huyền thoại vàng và kho báu nhà họ Nông.


Kho vàng bí hiểm và những cái chết bất đắc kỳ tử | Kho vàng, Vinh Quang, Vị Xuyên, Hà Giang, Dòng họ Nông ở Vinh Quang, Tìm được kho báu


Một góc nhà họ Nông, với những ngôi nhà bề thế đã được họ xây từ 20 năm trước và là điều hết sức kỳ lạ ở thôn nghèo như Vinh Quang


Những cái chết đầy kỳ bí


Kể từ ngày nhà họ Nông "giàu bất thình lình" và câu chuyện mỗi người kể mỗi khác về kho vàng thì gia đình này đã gặp rất nhiều điều không suôn sẻ, hệt như câu nói của người đời: “Được bạc thì sang, được vàng thì họa”. Ngoài những chuyện không lành, đáng sợ nhất là chuyện yểu mệnh của những người thân trong gia đình này. Không dở hơi, gặp tai nạn thì họ đều bị một căn bệnh gì đó mà không bệnh viện hay bác sĩ nào phát hiện nổi. Những điều ấy làm cho người ta không dám lấy cả con cháu họ Nông làm vợ, làm chồng. Chuyện sợ nhất là nhà Nông có cô con gái tên T, cô này mắc một căn bệnh chữa mãi mà không khỏi. Cô là một thiếu nữ khá xinh nhưng trong ánh mắt cô, người ta thấy có một cái gì đó lành lạnh, rờn rợn, đôi mắt như được phơi sương, phơi trăng. Cô bị một căn bệnh gì đó hết sức lạ. Vì có tiền nên gia đình đã năm lần bảy lượt đưa cô xuống Hà Nội vào các bệnh viện lớn để khám. Nhưng trớ trêu thay, vẫn không phát hiện ra cô mắc bệnh gì.


Riêng cục vàng mà bổ nhát búa đầu văng ra, nhà họ Nông không thèm đếm xỉa đến ấy đã rơi vào tay một gã buôn lợn. Vì hay vào đây mua lợn để đem ra thị trấn bán, gã đã nhanh chóng biết được câu chuyện tìm được vàng của gia định họ Nông và biết được cục vàng thất lạc kia. Hắn đã cất công đi tìm cục vàng ấy, vận may cũng đã đến. Nhờ cục vàng này, hắn đã thành một tay giầu có của huyện. Những năm 80 của thế kỉ 20, ngày ấy xe đạp cũng còn hiếm với huyện biên giới này thì hắn đã dầy thể thao, áo Na – Tô (mốt của người giầu ngày ấy-PV) và xuống tận Hà Nội để mua một xe moto Java thể thao, dung tích 150cm3 để về đi chơi. Sau chính chiếc xe này đã gây ra vụ thiệt mạng, đến mức hết sức khó hiểu với hắn. Đếm ấy, hắn đi chơi, đến chỗ gần 1 xe tải đang đỗ, tự dưng “con chiến mã” này cháy đèn và hắn thì lao đầu vào xe tải, để lại 1 vợ góa và 2 trẻ mồ côi.


Xã Linh Hồ, đặc biệt là thôn Vinh Quang hiện nay vẫn đang là miền đất vàng và còn rất nhiều người tìm đến kiếm cơ hội để đổi đời. Gần đây nhất, ngay tại núi Phá Phay, quả núi cao nhất xã, trẻ con đi chăn trâu, vào hang chơi cũng vô tình phát hiện ra hang này có vàng. Vàng lẫn trong đất, nhiều đến mức mà mắt thường cũng có thể thấy được. Người lại đổ về, người ta lại ra tay tranh cướp nhau, tỉnh phải cử cả đoàn công tác đặc biệt xuống mới dẹp nổi. Hiện mỏ vàng này đang được cấp giấy phép cho 2 Doanh nghiệp “có máu mặt” trên địa bàn để thực hiện thăm dò và khai thác. Tuy nhiên, câu chuyện kho vàng nhà họ Nông vẫn hàng ngày ảm ảnh người dân nơi và làm “hoa mắt” những đoàn người tứ xứ khắp nơi đổ về tìm vận may ở nơi thâm sơn cùng cốc này.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Bí ẩn làng chài được yểm bùa

@ nguontinviet.com


Pho tượng cổ ở Hải Giang được người dân mặc áo vàng, thờ chung với các vị Phật, bồ tát - Ảnh: Hoàng Trọng

Pho tượng cổ ở Hải Giang được người dân mặc áo vàng, thờ chung với các vị Phật, bồ tát - Ảnh: Hoàng Trọng


Pho tượng cổ bí hiểm


Điểm đến hấp dẫn nhất ở Hải Giang là chùa Linh Sơn, nơi thờ pho tượng cổ bằng đá mà dân gian quen gọi là tượng Phật Lồi. Pho tượng có hình dáng một vị tu sĩ trong tư thế ngồi thiền, tay trái đặt lên đùi, tay phải cầm tràng hạt, mình trần, thân đeo một mảnh vải vắt chéo qua vai trái. Tượng cao 0,82 m, ngang 0,46 m. Đặc biệt, lưng tượng là một tấm bia hình ngũ giác (cao 60 cm, rộng 45 cm), có 12 dòng chữ Chăm cổ đến nay vẫn chưa ai đọc được.


Theo ông Trương Long (81 tuổi, ở Hải Giang), người được giao giữ chìa khóa trông coi chùa Linh Sơn, tượng Phật Lồi lộ ra từ lòng đất khi một người dân Hải Giang cày ruộng canh tác và cả làng cùng nhau lập đền để thờ. Sau nhiều lần di chuyển lên cao dần, vị trí đặt tượng ngày nay cách địa điểm phát hiện pho tượng khoảng 300 m. Chùa Linh Sơn được xây dựng từ đó, nay đã hơn 200 năm. Chùa ngày càng được mở rộng dần, người ta hiến tặng các tượng Phật, bồ tát để thờ chung với pho tượng cổ.


Ông Trương Long kể: Năm 1945, khi quân Nhật chuẩn bị rút về nước, viên sĩ quan chỉ huy quân Nhật tại Quy Nhơn dẫn một toán lính sang chùa Linh Sơn để khiêng pho tượng đi. Nhưng bọn chúng có cố đến đâu, huy động hết sức lực cũng không khiêng được pho tượng nên đành phải bỏ đi. “Do ông hiển linh, muốn ở lại với dân làng Hải Giang nên không ai có thể dời ông đi nơi khác được. Những đối tượng trong làng bị người dân nghi ngờ có tham gia vụ trộm tượng lần lượt nhận cái chết “bất đắc kỳ tử” rất thê thảm sau đó một thời gian”, ông Long kể lại câu chuyện nhuốm màu huyền thoại.


Đến năm 1999, tại Hải Giang xuất hiện vài người lạ đến phối hợp cùng một số người trong làng săn tìm đồ cổ, đồ đồng đen... Một đêm, họ phá khóa gian thờ chính điện, định khiêng tượng Phật Lồi đem đi bán, nhưng mới khiêng tượng được vài mét bỗng dưng không tài nào di chuyển được nữa. Bọn trộm dùng búa đập đứt đầu tượng Phật Lồi thì phát hiện tượng làm bằng đá xanh chứ không phải đồng đen nên bỏ đi. Sáng hôm sau, thấy tượng nằm lăn lóc bên hông chùa nên người dân khiêng vào chánh điện, dùng xi măng gắn đầu tượng lại.


Ngôi làng của người Chăm cổ


Ở phía bắc làng Hải Giang, trên một khối đá nhô ra biển gần hang Bà Dăng có Hòn Đá Chữ giống hệt một tấm bia đá lớn. Hòn Đá Chữ được ngăn thành hai phần riêng biệt, một bên khắc 3 hàng chữ Chăm, bên còn lại khắc 4 hàng chữ Chăm. Những dòng chữ này đã bị đục xóa hoặc bị xi măng trám lên rất mờ, càng khó nhận diện. Có người cho rằng những dòng chữ trên vách núi chỉ dẫn đến kho báu trong hang Bà Dăng nên vào trong hang đào xới. Theo ông Trương Long, các đời trước truyền lại rằng những dòng chữ trên vách núi và trên lưng tượng Phật Lồi có mối quan hệ với nhau, đều là bùa yểm. Pho tượng được phát hiện phía nam của làng, còn các dòng chữ ở phía bắc làng nên có thể là người Chăm dùng nó để trấn yểm, bảo vệ làng Hải Giang.


Người dân Hải Giang cho rằng vùng đất mình đang sinh sống trước kia là khu vực lưu trú của người Chăm. Gần mép biển và trên ngọn núi xung quanh làng Hải Giang có dấu tích của một tường thành cổ được cho là của người Chăm xây dựng nên. Tại các khu vực như Gò Thịnh, Gò Luôn, Ụ Đầm Bé, Gò Giếng Hời... mỗi khi đào đất lên canh tác có rất nhiều gạch Chăm, bình hũ sành... Những khu vực này mùa mưa thì giữ nước dẫn đến sình lầy, mùa nắng thì khô cằn không thể canh tác được do lớp đất canh tác rất mỏng, phía bên dưới là lớp gạch của người Chăm cổ.


Chân núi dưới chùa Phật Lồi có 2 ngôi mộ cổ, khoảng hơn 100 tuổi, có bia bằng chữ Hán, do dân vạn chài từ nơi khác mang đến chôn. Khoảng hơn chục năm trở lại đây, hai ngôi mộ này không còn ai đến hương khói. “Hai ngôi mộ này đã chiếm mất long mạch của Hải Giang nên người dân trong làng làm ăn không phất lên được. Hiện 2 ngôi mộ này bị đục phá bởi ai đó muốn lấy lại long mạch cho làng Hải Giang hoặc cũng có thể là bọn ăn trộm đồ cổ gây ra”, ông Trương Long nói.









Tại khu vực Hố Giang (ở thôn Thành Sơn, xã Hoài Châu, H.Hoài Nhơn, Bình Định) có hòn đá Chữ, trên đá có khắc 15 hàng chữ của người Chăm cổ đến nay vẫn chưa được các nhà khoa học giải mã. Trong khu vực này, có nhiều di tích như giếng nước cổ, những đoạn tường thành cổ... Nhiều người trong vùng đồn đoán khu vực này có kho báu của nước Chămpa nên đào xới để tìm vàng. Một số nhà sử học có nghi vấn rằng khu vực Hố Giang là nơi vua Indravarman 5 (Vương triều Chămpa) đóng quân bí mật sau khi cho đốt kho lương, bỏ trống kinh thành Đồ Bàn để chống quân xâm lược nhà Nguyên (Trung Quốc) vào cuối thế kỷ 13.






Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Giải mã núi Rồng và những cái tên không thống nhất

@ nguontinviet.com


Dãy núi Rồng, nơi Đại tướng yên nghỉ

Dãy núi Rồng, nơi Đại tướng yên nghỉ


Chúng tôi đã được bà con ở thôn Thọ Sơn - xã Quảng Đông - huyện Quảng Trạch lý giải khá rõ về ngọn núi đặc biệt này.


Ngọn núi Đại tướng sẽ yên giấc ngàn thu có tên chính thức là núi U Voi bởi nhìn trong cả dải núi chạy dài, ngọn núi này có dáng dấp của phần u của một con voi.


Trưởng thôn Thọ Sơn - ông Trần Ngọc Tri cho biết, núi UVoi nằm trong dải núi Rồng. Sở dĩ, có cái tên núi Rồng là bởi phần đầu của dải núi vô tình có 2 chiếc hang được ví tựa mắt của con rồng. Đây là 2 chiếc hang khá lớn, có vòm hang rộng từ 7 -10m, sâu chừng 30m. Hang không có những nhũ đá mà khá phẳng phiu, người dân vùng biển này vẫn thường vào đây để tham quan.


Theo ông Tri, dải núi Rồng gồm nhiều ngọn núi thấp uốn lượn quanh eo biển. Phía trước dãy núi này là đảo Yến và bãi biển Vũng Chùa, xa xa là cảng Hòn La tạo thành một quần thể khá hữu tình. Nếu nhìn cả dãy núi này thì vị trí an táng của Đại tướng nằm ở "cổ rồng".


Còn cái tên Vũng Chùa được ông Tri và nhiều người dân giải thích rằng, xa xưa, ở ngoài đảo Yến có một ngôi chùa cổ nằm gần ven mặt nước. Ngày còn nhỏ, ông Tri đã thấy ngôi chùa này nhưng thời gian đã khiến nó không còn nguyên vẹn. Vùng biển trước mặt dãy núi Rồng là một "bãi ngang" và đảo Yến là nơi mà tàu thuyền hay ghé vào trú ẩn mỗi khi có bão về. Nhiều người dân ở Thọ Sơn cho rằng ngôi chùa là nơi để những người dân đi biển ghé qua cầu cúng cho những chuyến ra khơiđược thuận buồm xuôi gió, cá tôm đầy lưới.


Còn đảo Yến cũng có nhiều tên gọi khác nhau. Xưa kia, nó từng được gọi là đảo Nồm vì nó nằm từ hướng gió nồm thổi tới. Và nó cũng từng được gọi là "đảo chùa" vì có ngôi chùa cổ như đã nói ở trên. Còn đảo Yến cũng là một tên gọi từ lâu bởi trên đảo này có rất nhiều chim yến làm tổ và trú ngụ. Ngày nay, cái tên "đảo Yến" được dùng nhiều hơn cả bởi nơi này giờ được một đơn vị nuôi chim yến khai thác khá hiệu quả.


Ông Nguyễn Ngọc Tri cho rằng xã Quảng Đông là một vùng đất linh thiêng bởi hiếm có nơi nào mà trong một xã có đến mấy chục ngôi miếu, đền và am thờ. Cứ đi vài trăm mét lại có một nơi để thờ.


Thời xưa, trên dãy núi Rồng cũng có 2 ngôi miếu được đặt ở phần "đầu rồng" và "đuôi rồng". Tiếc rằng, những năm kháng chiến chống Mỹ, máy bay địch rải thảm bom qua nơi này đã khiến 2 ngôi miếu bị sập hoàn toàn.


Cũng theo ông Tri, bản thân ông và tất cả những người dân ở xã Quảng Đông đều bất ngờ trước tin Đại tướng sẽ về yên nghỉ tại Vũng Chùa. Đến ngày 7/10, ông Tri và dân làng mới được biết tin quê hương mình được đón Đại tướng về với đất mẹ. Theo nhiều người dân ở Quảng Đông thì khu vực Đại tướng được chọn để an táng đã được xây dựng một số hạng mục cách đây gần chục năm. Cụ thể tại đây có một căn nhà sàn, một ngôi nhà 2 tầng diện tích lớn và một miếu thờ đã được xây dựng hoàn tất.


Chỉ có đường vào trước kia là một con đường đất đỏ nhỏ, chỉ vừa cho những chiếc xe chở ít người đi vào. Cho đến ngày 8/10 thì con đường này mới chính thức được thi công, mở rộng…và bỗng nhiên thôn Thọ Sơn - xã Quảng Đông trở nên tấp nập đến không ngờ.


Giải mã núi Rồng và những cái tên không thống nhất | Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, Cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tướng Giáp, Võ Nguyên Giáp, Núi Rồng, Đảo Yến, Vũng Chùa


Cảng Hòn La kề sát dãy núi Rồng


Giải mã núi Rồng và những cái tên không thống nhất | Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, Cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tướng Giáp, Võ Nguyên Giáp, Núi Rồng, Đảo Yến, Vũng Chùa


Rặng bạch đàn bao quanh nơi Đại tướng yên nghỉ


Giải mã núi Rồng và những cái tên không thống nhất | Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, Cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tướng Giáp, Võ Nguyên Giáp, Núi Rồng, Đảo Yến, Vũng Chùa


Bờ cát yên bình trải dài bên mé phải dãy núi Rồng


Giải mã núi Rồng và những cái tên không thống nhất | Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, Cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tướng Giáp, Võ Nguyên Giáp, Núi Rồng, Đảo Yến, Vũng Chùa


Vẻ đẹp hoang sơ dưới chân núi Rồng





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Bức ảnh chú rể cõng cô dâu trong nước lũ gây xúc động

@ nguontinviet.com


Bức ảnh được đăng tải đã gây xúc động cư dân mạng

Bức ảnh được đăng tải đã gây xúc động cư dân mạng


Do ảnh hưởng của cơn bão số 11, trong những ngày qua các tỉnh miền Trung đã có mưa vừa đến mưa rất to, gió giật mạnh, nhiều nơi vẫn ngập trong biển nước trắng xóa. Những hình ảnh tang thương ở các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Đà Nẵng... khiến người ta không thể cầm được nước mắt. Người dân cả nước đang hướng về khúc ruột miền Trung và có rất nhiều hoạt động ủng hộ nhằm giúp đỡ người dân nơi đây khắc phục hậu quả sau bão.


Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đau thương, mất mát ấy vẫn cón đó những hy vọng, những niềm vui nhỏ nhoi sưởi ấm người dân trong những ngày mưa lạnh. Trên fanpage "Thương quá miền Trung" mới đây đã đăng tải bức ảnh ghi lại cảnh rước dâu trong những ngày mưa lũ, theo thông tin chia sẻ thì bức ảnh này được chụp tại Quảng Sơn, Quảng Bình.


Ngay sau khi được đăng tải, bức ảnh đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và chia sẻ của cộng đồng mạng. "Trong tang thương, mất mát của cả đồng bào miền Trung thì vẫn còn đó sự hy vọng. Cô dâu chú rể này sẽ vượt qua tất cả để đến với nhau... Chúc họ sẽ hạnh phúc mãi mãi".





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

'Lộc trời' từ dòng nước lũ

@ nguontinviet.com


Người dân vớt gỗ trong lũ

Người dân vớt gỗ trong lũ


'Lộc trời' từ dòng nước lũ | Lộc trời, Lộc trời sau lũ, Lũ lụt, Nước lũ, Hà Tĩnh, Vớt củi


Chiều 17/10, nước lũ đã rút khá nhiều so với đỉnh lũ ngày hôm trước nhưng toàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vẫn trắng xóa nước. Nhiều xã vẫn bị cô lập, người dân muốn đi lại chỉ có cách duy nhất là dùng thuyền.


'Lộc trời' từ dòng nước lũ | Lộc trời, Lộc trời sau lũ, Lũ lụt, Nước lũ, Hà Tĩnh, Vớt củi


Nước lũ đã nhấn chìm nhiều hoa màu, cuốn trôi gia súc, gia cầm của người dân. Tuy nhiên, dòng nước lũ lại mang đến cho người dân tại xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) món quà: củi và gỗ. Từ gỗ vụn cho đến những thân cây to theo dòng nước lũ tụ về đây.


'Lộc trời' từ dòng nước lũ | Lộc trời, Lộc trời sau lũ, Lũ lụt, Nước lũ, Hà Tĩnh, Vớt củi


Dòng nước lũ đổ về, khi qua khúc quanh thuộc xã Sơn Bằng tạo thành một vòng xoáy khiến củi vụn và gỗ dạt vào bờ sát Quốc lộ 8A.


'Lộc trời' từ dòng nước lũ | Lộc trời, Lộc trời sau lũ, Lũ lụt, Nước lũ, Hà Tĩnh, Vớt củi


Không chỉ có gỗ vụn, dòng nước hung dữ còn cuốn theo cả những thân gỗ to từ thượng nguồn. Người dân xã Sơn Bằng tranh thủ thu lấy chút "lộc trời" bất chấp mưa gió.


'Lộc trời' từ dòng nước lũ | Lộc trời, Lộc trời sau lũ, Lũ lụt, Nước lũ, Hà Tĩnh, Vớt củi


Ngoài đoạn dây thừng, công cụ giúp người dân lấy gỗ chỉ là con dao rựa.


'Lộc trời' từ dòng nước lũ | Lộc trời, Lộc trời sau lũ, Lũ lụt, Nước lũ, Hà Tĩnh, Vớt củi


Người dân phải ngâm mình trong nước hàng giờ đồng hồ để đưa những thân cây to lên bờ.


'Lộc trời' từ dòng nước lũ | Lộc trời, Lộc trời sau lũ, Lũ lụt, Nước lũ, Hà Tĩnh, Vớt củi


Gỗ theo nước lũ về ngày một nhiều, kết lại thành mảng đủ vững chắc cho người đứng lên trên.


'Lộc trời' từ dòng nước lũ | Lộc trời, Lộc trời sau lũ, Lũ lụt, Nước lũ, Hà Tĩnh, Vớt củi


Phụ nữ cũng cũng tham gia thu gỗ.


'Lộc trời' từ dòng nước lũ | Lộc trời, Lộc trời sau lũ, Lũ lụt, Nước lũ, Hà Tĩnh, Vớt củi


Người dân quanh vùng cũng chèo thuyền tới thu nhặt gỗ. Họ gần như đã trắng tay sau một đêm lũ tràn về.


'Lộc trời' từ dòng nước lũ | Lộc trời, Lộc trời sau lũ, Lũ lụt, Nước lũ, Hà Tĩnh, Vớt củi


Ngâm lâu trong nước nên gỗ rất nặng và đòi hỏi phải khỏe mới mang được những khúc như thế này.


'Lộc trời' từ dòng nước lũ | Lộc trời, Lộc trời sau lũ, Lũ lụt, Nước lũ, Hà Tĩnh, Vớt củi


Thành quả sau hàng giờ ngâm mình dưới nước...


'Lộc trời' từ dòng nước lũ | Lộc trời, Lộc trời sau lũ, Lũ lụt, Nước lũ, Hà Tĩnh, Vớt củi


...và đôi khi phải trả giá cả bằng máu.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Bạn Nên Xem:

Bài Viết Liên Kết

Translate

Nguồn Tin Việt

Danh sách Blog

Websites