Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Cô dâu Việt bị rao như món hàng ở Trung Quốc

@ nguontinviet.com


 Hoạt động quảng bá bốc thăm trúng thưởng để sang VN coi mắt cô dâu Việt miễn phí đầy rẫy trên mạng nhân ngày Lễ Độc thân

Hoạt động quảng bá bốc thăm trúng thưởng để sang VN coi mắt cô dâu Việt miễn phí đầy rẫy trên mạng nhân ngày Lễ Độc thân


Trước và sau ngày Lễ Độc thân ở Trung Quốc (11.11), báo chí nước này lại đua nhau viết về phong trào lấy cô dâu VN, trong đó thể hiện cô dâu Việt bị rao như món hàng.


Cô dâu Việt bị rao như món hàng ở Trung Quốc | Lễ Độc thân, Trung Quốc, cô dâu việt, miễn phí, rao bán


Cơn sốt lấy cô dâu Việt đã khiến phóng viên Tân Hoa xã Dương Uy sang tận Việt Nam để nắm thực tế tình hình và viết bài Điều tra thực địa: Lấy cô dâu Việt có đáng tin hay không? đăng trên Tân Hoa xã ngày 17.11. Bài báo phân tích việc lấy cô dâu Việt đang là lựa chọn của nhiều đàn ông Trung Quốc (TQ), bởi các cô dâu Việt ưa nhìn, cần cù chăm chỉ, không đòi hỏi nhà lầu, xe hơi... Chi phí lấy một cô dâu Việt khá rẻ, khiến những thanh niên nghèo, thu nhập kém, sinh sống tại nông thôn TQ vẫn có thể chi trả được, tạo nên luồng cầu cấp thiết, nảy sinh kẽ hở cho những kẻ môi giới trục lợi và từ đó sinh ra không ít biến tướng lừa đảo.


“Bảo hành trong 1 năm”


Báo Thanh Niên Bắc Kinh ngày 9.11 cũng cho hay trước ngày Lễ Độc thân (11.11), trang web của một tập đoàn môi giới cô dâu Việt đã tung ra hoạt động mời cư dân mạng sang VN ngắm cô dâu Việt “khỏa thân”, thu hút 20.000 đàn ông độc thân nước này đăng ký tham gia. Theo phóng viên Lý Triết Vỹ của Thanh Niên Bắc Kinh, tổ chức này đã quảng bá sự kiện trên ở nhiều diễn đàn xã hội. Ông Quách, người phụ trách một công ty môi giới cô dâu Việt tại Bắc Kinh, cho biết: “Các cô dâu Việt đều ở độ tuổi dưới 25, sinh sống rải rác ở mười mấy tỉnh thành tại VN. Khi có đoàn sang coi mắt, họ sẽ được thông báo tập hợp tại một TP. Lễ coi mắt sẽ diễn ra tại một tiệm ăn, hoặc quán cà phê nhằm tránh sự phát hiện của giới chức trách. Phí phiên dịch và môi giới sẽ từ khoảng 300 - 500 USD/lần, nếu môi giới thành công sẽ giao tiếp 2.000 USD. Chi phí cưới trọn gói chỉ tốn 50.000 tệ/cô dâu”.


Bài báo Ký sự lấy vợ Việt đăng trên báo mạng Tin tức Cửu Giang cuối tháng 9.2013 của PV Dương Huy, cho biết việc lấy cô dâu Việt đã thịnh hành từ sau thập niên 90 thế kỷ 20 với phần lớn cô dâu được gả vào tỉnh Quảng Đông. Tuy nhiên, đàn ông TQ lấy vợ Việt giai đoạn này chủ yếu chỉ để có thêm nhân công lao động. Nay việc rao gả cô dâu Việt đã trở nên quá thịnh hành như một sản phẩm thông dụng trên nhiều trang web môi giới hôn nhân. Chỉ cần liên hệ bất kỳ web môi giới nào, cánh đàn ông TQ ở mọi miền đất nước này cũng được bảo đảm “lấy được vợ Việt trẻ từ độ tuổi 18 - 26, đảm bảo trinh tiết; nếu trong vòng 1 năm, cô dâu bỏ chạy sẽ đền cho cô khác”.


Truyền thông TQ nhận định việc các cô dâu Việt chịu lấy chồng đại lục chủ yếu do muốn thoát khỏi cảnh nghèo khó, hy vọng thông qua hôn nhân để thay đổi cuộc đời. Theo báo Buổi sáng Hải Tây ngày 25.9, tổng số cô dâu Việt “nhập khẩu” vào TP.Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến hiện đã lên tới 900. Trong đó có những thôn cô dâu Việt tập trung rất đông, tới 100 cô.


Chính quyền buông lỏng


Thực tế, phần lớn các cô dâu Việt lấy chồng qua hình thức môi giới hôn nhân đều vỡ mộng sau khi sang nhà chồng, bởi các chú rể hầu hết là nông dân, sinh sống tại các vùng sâu vùng xa, thiếu thốn đủ đường về điều kiện vật chất. Các cô dâu Việt phải đối mặt với nhiều khó khăn như bất đồng ngôn ngữ; không hợp thời tiết, thực phẩm, phong tục tập quán; phải lao động nặng; bị khinh rẻ, coi thường... thậm chí còn bị bạo hành gia đình hoặc bạo dâm. Nhiều cô dâu Việt do không thích ứng nổi cuộc sống xa xứ, đã tìm cách bỏ chạy lấy người.


Ngược lại, nhiều chú rể TQ cũng bị các công ty môi giới lừa, theo Tân Hoa xã ngày 23.11.2013. Trên nhiều diễn đàn và bài báo điều tra từ phía TQ, không ít chú rể bị mất cô dâu sau khi kết hôn không bao lâu và khi quay lại bắt đền người môi giới thì đều bị cự tuyệt, không hề giống như lời cam kết ban đầu. Đặc biệt, trang web môi giới www.008486.com do Phan Thị Mỹ Tiên (một cô dâu VN) điều hành tại TP.Nam Ninh từng bị tố đã lừa đảo ít nhất gần chục chú rể, mai mối cho họ các cô dâu đã có gia đình và đều có kế hoạch bỏ trốn hoàn hảo. Đã từng xảy ra việc chú rể uất ức vì mất tiền, mất vợ, không kiềm được cơn tức giận đã đâm chết kẻ môi giới và bản thân phải bỏ trốn tha hương sang Campuchia, theo một số diễn đàn ở TQ.


Điều đáng nói, từ năm 1994, Quốc vụ viện TQ đã ban hành quy định “tăng cường quản lý hôn nhân có yếu tố nước ngoài”, trong đó nghiêm cấm thành lập mọi cơ quan tổ chức môi giới hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Mọi cá nhân và cơ quan môi giới hôn nhân trong nước đều bị coi là vi phạm pháp luật khi tham gia vào việc môi giới hôn nhân có yếu tố nước ngoài... Thế nhưng, suốt thời gian qua, chưa thấy TQ bắt giam, hoặc công khai xét xử bất kỳ tổ chức nào hành nghề môi giới hôn nhân với cô dâu Việt, đồng thời cũng chưa có những biện pháp ngăn chặn mạnh trên internet, để mặc trào lưu kinh doanh này ngày càng lan rộng.


Gõ từ khóa 4 chữ “Cô dâu Việt Nam” bằng tiếng Hoa lên google.cn giờ đây đã thu được 7,04 triệu kết quả, tăng một cách chóng mặt so với 1 tháng trước. Lần theo các trang web môi giới hôn nhân chuyên nghiệp, có thể thấy rõ địa chỉ các công ty môi giới hôn nhân này nằm rải rác nhiều nơi ở TQ như TP.Nam Ninh và TP.Đông Hưng (Quảng Tây), H.Hà Khẩu (Vân Nam), TP.Hạ Môn (Phúc Kiến), Hồng Kông... và hầu hết đều có đăng ký kinh doanh rõ ràng với ngành nghề môi giới hôn nhân.


Mỗi ngày hơn 100 đàn ông TQ qua VN tìm vợ


Cuối năm 2008, số người làm nghề môi giới hôn nhân với cô dâu Việt mới chỉ 3 - 4 người, sống tại TP.Nam Ninh. Số cô dâu Việt chủ yếu đến từ phía bắc Việt Nam như Hải Phòng, Hà Nội. Từ tháng 3, tháng 4.2010, số cô dâu Việt chuyển hướng tập trung nhiều ở phía nam như TP.HCM và các vùng lân cận như Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp... Năm 2009, môi giới cô dâu Việt bắt đầu được quảng cáo trên mạng. Năm 2010, số đàn ông TQ sang VN tìm vợ ngày càng nhiều. Hiện tại mỗi ngày có trung bình hơn 100 đàn ông TQ tới VN tìm vợ.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Huyền sử linh thiêng và bi tráng của chùa Đá Trắng tại Phú Yên

@ nguontinviet.com


Phong cảnh hữu tình của chùa Đá Trắng, nơi có giống xoài tiến vua và huyền sử đầy bi tráng

Phong cảnh hữu tình của chùa Đá Trắng, nơi có giống xoài tiến vua và huyền sử đầy bi tráng


Người ta kể rằng, những ai đến chùa Đá Trắng, nếu có duyên được tá túc tại chùa, về đêm sẽ nhìn thấy bóng hình một vị tướng, đầu đội kim khôi, tay mang trường thương, oai oai lẫm lẫm thúc ngựa giữa sa trường; và tiếng vó câu, tiếng quân đi rầm rập, oai hùng theo gió về lẩn khuất trong nhịp mõ giữa đêm khuya… Bởi, ngôi chùa này từ lâu đã trở thành chứng tích của những cuộc khởi nghĩa đầy bi tráng của quân ta trước giặc ngoại xâm.


Giống xoài tuyệt hảo tiến vua


Về Phú Yên, người ta vẫn thường được nghe câu ca dao “Rủ lên Đá Trắng ăn xoài – Muốn ăn tương ngọt Thiên Thai thiếu gì” để ca ngợi những đặc sản tiến vua của vùng đất duyên hải này. Thật ra, tương ngọt ở chùa Thiên Thai không nhiều, xoài ở Đá Trắng lại càng quý hiếm hơn. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Huyền Ân từng biện giải về câu ca dao trên: “Khi xoài Đá Trắng già, các quan tỉnh Phú Yên cho đếm từng trái, ghi vào sổ, hư rụng phải báo. Đến mùa, quan định hái bao nhiêu, còn lại mới để cho thập phương thiên hạ. Đất ở đây toàn sỏi đá, số cây có quả ít, thử hỏi còn lại bao nhiêu? Chùa Thiên Thai nhỏ, các bà vãi đâu có mấy người, số tương làm ra không thể nhiều. Vậy xoài Đá Trắng, tương Thiên Thai ngon ngọt là đúng, nhưng rủ lên ăn, còn bảo “thiếu gì”, chính là một cách nói để khỏi bị từ chối”.


Chùa Đá Trắng nằm cheo leo trên đỉnh núi Xuân Đài, sát Quốc lộ 1A, đoạn giữa Quy Nhơn của Bình Định và Tuy Hòa của Phú Yên. Chúng tôi đến viếng chùa vào lúc chánh ngọ, sư thầy Thích Đồng Quang đưa chúng tôi đi xem những cây xoài cho thứ quả thanh ngọt lạ kì được ghi tên vào sử sách. Thầy kể rằng, xưa kia, trong những lần neo thuyền ngơi nghỉ trên đường chinh phạt quân Tây Sơn, Nguyễn Phúc Ánh đã có lần được ăn xoài Đá Trắng. Xoài Đá Trắng trái rất nhỏ, cùi không dày, nhưng ngọt thanh, vỏ mỏng, vị thơm đến nao lòng, để chín muồi rất khó hư. Chúa ăn một lần đâm ghiền, nên khi vừa mới lên ngôi, Nguyễn Ánh đã ghi tên xoài Đá Trắng vào hàng “Nhị bảo ngự thiện” để tiến vua. Vào dịp Tết Đoan Ngọ hàng năm, Phú Yên phải cống cho nhà vua từ 1000 – 2000 trái xoài Đá Trắng. Vì là giống xoài tiến vua, lại hiếm nên quan sở tại lúc bấy giờ phải cắt cử sai nha canh giữ vườn xoài, ghi chép tỉ mỉ quá trình ra hoa, đậu trái, thu hoạch. Xoài vừa hườm hườm chín, quan sẽ cho người hái xuống, ủ xoài trong giỏ tre có lót lá sầu đông, canh thời gian sao cho xe ngựa vừa đến kinh đô Huế thì Xoài vừa kịp vàng da. Xoài Đá Trắng về đến kinh thành, nhà vua sẽ cho mở tiệc thưởng thức xoài, chia lộc cho các quan đại thần.


Vị ngon của xoài Đá Trắng đã đi vào những giai thoại thú vị được lưu truyền trong nhân gian. Ví như câu chuyện của vị tướng đến dự tiệc trễ, nên không được vua ban cho xoài Đá Trắng. Nghe danh xoài Đá Trắng đã lâu, mà nay không được vua ban, vị tướng nọ cứ bực dọc trong lòng. Cuối năm ấy, giặc nổi can qua, Nguyễn Ánh liền sai vị tướng nọ cầm quân dẹp loạn. Nghĩ đến bữa xoài hụt, vị tướng hậm hực tâu: “Thưa bệ hạ, sao ngài không sai những người được ăn xoài Đá Trắng đi đánh giặc”.


Hiện nay, tại chùa Đá Trắng chỉ còn lại 4 cây xoài đã già cỗi nằm ở 4 góc chùa. 4 cây thì có đến 3 cây đã lâu không ra trái, còn một cây có khi đậu trái, có khi “nín” hẳn. Trong vườn chùa cũng có khá nhiều cây xoài, nhưng đó là giống từ nơi khác, không phải loại xoài tiến vua tuyệt hảo. Sở Nông nghiệp địa phương đã rất nỗ lực khôi phục lại giống xoài quý hiếm trên, nhưng đến nay vẫn chưa thấy kết quả nào khả quan.


Bản tráng ca gắn liền với chùa Đá Trắng


Ngoài nổi tiếng về giống xoài tuyệt hảo tiến vua, chùa Đá Trắng còn là nơi hết mực linh thiêng với giai thoại về linh hồn nghĩa sĩ cưỡi ngựa, vung thương quẩn quanh chùa… Bởi đây là căn cứ bí mật gắn liền với những thủ lĩnh nghĩa quân oai hùng như Lê Thành Phương, Trần Cao Vân, Võ Trứ… Người xưa lưu truyền rằng, tuy những cuộc khởi nghĩa này đều bị quân thù nhấn chìm trong biển máu, nhưng chí khí ngút trời của bậc hùng anh vẫn chưa hề tan biến, mà quẩn quanh trên núi Xuân Đài, nghe chuông mõ vẫn chẳng thể siêu sinh. Thế nên, không lạ gì, khi người dân nơi đây thấy rất bình thường mỗi lúc có ai đó kể rằng mình nghe tiếng vó ngựa, tiếng quân đi rập rình, văng vẳng lúc xa, lúc gần tại chùa Đá Trắng. Sư thầy Thích Đồng Quang chia sẻ: “Ngay cả ma ở trong chùa thì cũng không đáng sợ, huống chi linh hồn các vị tướng nếu có quẩn quanh chùa thì cũng là điềm phước cho vùng đất này. Bởi người ta nói, “sinh vi tướng, tử vi thần”, các vị đã “hiển thánh” rồi thì không cần siêu sinh để làm kiếp con người nữa”.


Huyền sử linh thiêng và bi tráng của chùa Đá Trắng tại Phú Yên | Huyền sử chùa Đá Trắng, Phú Yên, Phóng sự khám phá, Huyền sử chùa Đá Trắng, Chống giặc ngoại xâm


Nơi thờ Trần Cao Vân và Võ Trứ chỉ là một căn miếu nhỏ để tránh tai mắt của thực dân


Trang sử bi tráng chống ngoại xâm của dân tộc có ghi lại rằng, ngày thất thủ kinh đô vào năm 1885, Tôn Thất Thuyết đã phò vua Hàm Nghi bôn tẩu ra sơn phòng, xuống chiếu Cần Vương. Sĩ tử Phú Yên của khoa thi năm ấy, giữa chừng đều ngược đường trở về quê. Ngày 15/8/1885, giới sĩ phu Phú Yên đã quy tụ lại, xây dựng tổ chức chống Pháp. Tại huyện Tuy An, sau khi làm lễ tế cờ, đọc chiếu Cần Vương, lãnh tụ Lê Thành Phương được nghĩa quân Phú Yên, từ các bậc sĩ phu đến giới quan lại đồng lòng suy tôn làm thống soái, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong toàn tỉnh. Đến tháng 1/1886, vua Hàm Nghi cử sứ thần vào chính thức tấn phong Lê Thành Phương làm Tổng thống quân vụ đại thần (Nguyên soái) của triều đình Cần Vương.


Lê Thành Phương sinh tháng 3/1825, vốn nổi tiếng thông minh, thao lược toàn tài. Ông từng đỗ tú tài nhưng không tiếp tục khoa cử để thăng quan tiến chức, mà về quê dạy học và phụng dưỡng cha mẹ. Bà con quanh vùng thường gọi ông là Tú Phương. Phái chủ chiến triều đình nhà Nguyễn là các đại thần Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Tri Phương hết sức tin cẩn, đặt nhiều kỳ vọng vào ông. Nước nhà vào hồi nguy nan, các sỹ phu như Ngô Quang Bích cũng tìm đến thôn trang gặp Lê Thành Phương bàn chuyện quốc sự. Từ Nam Kỳ, Nguyễn Thông cũng bôn ba ra Phú Yên tương ngộ người đồng chí hướng…


Chỉ trong vòng 4 tháng, dưới sự lãnh đạo của Lê Thành Phương, nghĩa quân Cần Vương đã làm chủ cả một vùng rộng lớn, khiến thực dân Pháp vô cùng lo ngại. Chùa Đá Trắng trở thành một pháo đài vững chải. Lê Thành Phương cho đặt nơi đây hai khẩu thần công đại bác để canh phòng mặt biển, trực tiếp bảo vệ tổng hành dinh đóng cách đó hơn 10km về hướng Nam. Chùa Đá Trắng còn là nơi gặp gỡ, hội họp giữa Thống soái Lê Thành Phương với các cấp chỉ huy.


Sau 2 năm oanh oanh liệt liệt, Lê Thành Phương trúng kế “điệu hổ ly sơn” của tên Việt gian Trần Bá Lộc, ông sa vào tay giặc. Đúng 10 giờ trưa ngày 20/2/1887, giặc chém đầu vị anh hùng để thị chúng. Trước lúc máu đổ đầu rơi, Lê Thành Phương đã ngẩng cao đầu đọc hai câu thơ tuyệt mệnh đầy khí phách: “Anh hùng mạc quản doanh do luận - Tổ quốc hà cô sỉ nhục ta!”. Hai khẩu thần công của Lê Thành Phương đã đi vào ca dao của đất Phú Yên đầy huyền tích: “Ngó ra ngoài đỉnh Xuân Đài - Thấy hai ông súng nằm dài giữa truông”.


Lê Thành Phương bị chém đầu, nghĩa quân tan tác. Nghe tin dữ, từ Quảng Nam, Trần Cao Vân tất tả bôn ba vào Bình Định gặp Võ Trứ - cánh tay phải của lãnh tụ nghĩa quân Mai Xuân Thưởng. Đường xa gió bụi, nhiễm phong sương, Trần Cao Vân bị sốt rét liệt giường. Võ Trứ nóng lòng báo quốc hận, nên dù Trần Cao Vân khuyên giải thời cuộc vẫn chưa đến, Võ Trứ vẫn một mình một ngựa vào Phú Yên tổ chức lực lượng kháng chiến. Trước cái chết bi tráng của chủ tướng Lê Thành Phương, nhân dân các tầng lớp từ sỹ phu, nông dân cho đến sư sãi đều ôm mối căm hờn sâu sắc với bọn thực dân. Nên khi Võ Trứ lập cờ “Minh trai chủ tể” đã quy tụ một lực lượng nghĩa quân không nhỏ. Lễ Vu Lan, lợi dụng cơ hội khách thập phương về chùa Đá Trắng vía Phật, lãnh tụ Võ Trứ triệu tập một cuộc họp bí mật tại chùa. Trần Cao Vân nhận được tin, dù bệnh tình trầm trọng ông vẫn lên võng cho người khiêng rời Bình Định vào Phú Yên dự họp khẩn cấp. Đúng như dự liệu của Trần Cao Vân, cuộc khởi nghĩa lãnh tụ Võ Trứ đã thất bại nặng nề. Quân Pháp gọi cuộc khởi nghĩa này là “giặc thầy chùa” , “giặc rựa”. Chùa Đá Trắng lại một lần nữa chứng kiến kết thúc bi tráng của hàng ngàn nghĩa quân yêu nước.


Võ Trứ và Trần Cao Vân trốn thoát, lên động Bà Thiên ẩn náu. Để dò tung tích hai thủ lĩnh, giặc đàn áp, tra khảo dân quanh vùng một cách dã man. Biết tin, thương dân lành vô tội, Võ Trứ đành từ biệt Trần Cao Vân, một mình ra nộp mạng cho giặc. Ông bị xử trảm, bêu đầu đến khô để thị chúng. Trần Cao Vân lại thân cô, thế cô tìm đường chống Pháp.


Sau hai cuộc khởi nghĩa tại chùa, thực dân Pháp bắt đầu kiểm soát chặt chẽ nơi đây. Nên dù thương xót, nhà chùa chỉ dám lập một ngôi miếu nhỏ, vô danh để thờ hai chí sĩ yêu nước Võ Trứ và Trần Cao Vân cùng các nghĩa quân đã bỏ mình vì nước. Đến nay, ngôi miếu này vẫn còn trong sân chùa, và trở thành một biểu tượng linh thiêng, bi tráng của chùa Đá Trắng.


Kỳ tới: Lần theo vết tích những hạt xá lợi Phật bí ẩn tại Việt Nam





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Nghị trường ấn tượng... những phát ngôn

@ nguontinviet.com


Nghị trường năm nay ấn tượng vì tràn ngập những phát ngôn… ấn tượng.

Nghị trường năm nay ấn tượng vì tràn ngập những phát ngôn… ấn tượng.


Bao nhiêu con gấu bị tuyên là thỏ?


Ấn tượng nhất là câu hỏi chất vấn Chánh án TAND Tối cao của ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền “Liệu có bao nhiêu con gấu bị tuyên là thỏ?”.


Trong khi đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Lê Thị Nga nói về “Suy đoán có tội”, đại kỵ của ngành tư pháp - với chánh án: “Nếu không đủ căn cứ kết luận ông Nguyễn Thanh Chấn phạm tội thì phải đình chỉ điều tra ngay, không phụ thuộc vào kết quả điều tra Lý Nguyễn Chung, tuyệt đối không được dùng nguyên tắc suy đoán có tội theo hướng không chứng minh được tên Chung phạm tội thì chính là ông Chấn”.


Điều đáng buồn, chánh án thậm chí còn không biết thế nào là “gấu bị tuyên là thỏ”!


Chúng ta đang nói về chúng ta!


“Quy hoạch thủy điện mang tính đặc thù... Đây là quy hoạch của cả nước chứ không riêng của Chính phủ, hay của Bộ Công Thương. Chúng ta đang nói về chúng ta, chứ không phải nói về Chính phủ hay về bộ ngành này, bộ ngành khác” - Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng phát biểu về quy hoạch thủy điện. Phát biểu này, sau đó đại biểu Quốc hội là ông Ngô Văn Minh bình luận: “Chắc chắn là hầu hết đại biểu Quốc hội chúng ta không hiểu nổi. Chính tôi không hiểu nổi. Bộ trưởng nói “chúng ta nói về chúng ta” và nhắc đi nhắc lại mấy lần. Tôi không hiểu bộ trưởng nói gì”.


Nghị quyết “gối đầu giường”


Hai lần bị truy về thực trạng chạy chức, chạy quyền trong chính ngành nội vụ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình trả lời: “Do đây là vấn đề nhạy cảm, tế nhị, chúng tôi đã đọc kỹ các văn kiện của Đảng. Báo cáo chính trị tại ĐH Đảng XI đánh giá cán bộ là khâu yếu, tình trạng chạy chức, chạy quyền chưa được khắc phục... Chúng tôi coi đây là tài liệu gối đầu để nghiên cứu giải pháp khắc phục”!


Cơ quan điều tra Việt Nam giỏi nhất thế giới


“Cơ quan điều tra Việt Nam được coi là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới. Quá trình điều tra của Việt Nam rất nhanh. Khóa trước chúng tôi làm việc 1 tuần với FBI, thấy án an ninh quốc gia, giết người cướp của của ta rất giỏi, vì công cuộc phòng chống tội phạm của ta dựa vào nhân dân” - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Nguyễn Đình Quyền trả lời phỏng vấn xung quanh vụ án oan 10 năm ở Bắc Giang.


Ra ngõ gặp kẻ cướp


“Tôi băn khoăn khi đọc báo cáo của Chính phủ về tình hình tội phạm và thực tế, chưa bao giờ lòng dân bất an như lúc này. Cử tri nói ra ngõ là gặp kẻ cướp. Thậm chí chúng còn vào từng nhà, sờ từng người để lấy trộm, uy hiếp lột tài sản... Tôi giật mình khi nghe anh ấy nói hiện tượng của Dương Chí Dũng không phải là cá biệt” - phát biểu của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của QH Bùi Đặng Dũng.


Sự đơn độc của ngành y tế…


“Sự đơn độc của ngành y tế trong việc giáo dục và nâng cao y đức sẽ không thể xây dựng một đội ngũ cán bộ thầy thuốc giỏi y thuật, sáng về y đức” - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Bá Thuyền.


Đối với vụ Cát Tường, bà cho biết đó là “sự mất nhân tính chứ không chỉ là đạo đức ngành y, nó đã gây đau đớn cho tất cả ngành y, tất cả cán bộ y tế đều không tin đó là sự thật. Chúng tôi cảm nhận sâu sắc là y đức là vấn đề rất lớn. Mong đại biểu và cử tri có cái nhìn khoan dung và toàn diện hơn, bởi hằng năm với khối lượng rất lớn các ca khám - chữa bệnh thì chắc chắn có tai biến...”.


Phát biểu gì cũng được, trừ tham nhũng!


“Khi có tham nhũng xảy ra, chính người đứng đầu lại chỉ đạo, biến báo, nhào nặn số liệu, làm phép thuật để tham nhũng chỉ còn là khuyết điểm hoặc sơ suất, chỉ xử lý nội bộ ở mức phê bình, nhắc nhở, hoặc chuyển công tác lên cấp cao hơn. Vì thế, nhiều người nói: Xung quanh chúng ta toàn đồng chí tốt, “bộ phận không nhỏ” là ở cơ quan khác, ngành khác, địa phương khác.


Có vị đại biểu tâm sự, mỗi lần ra họp QH, lãnh đạo địa phương căn dặn rất kỹ lưỡng, muốn phát biểu gì cũng được trừ phát biểu về tham nhũng, vì nếu phát biểu, khi còn cơ chế xin - cho, mình xin... ai cho... Thế là tiếng nói chống tham nhũng có nguy cơ bị triệt tiêu ngay trên diễn đàn QH” - đại biểu Lê Như Tiến phát biểu về chống tham nhũng.


“Vinacho”, “Vinachia”…


“Vinashin đã là thảm họa. Nhưng nguồn gốc thảm họa là “Vinacho”, và bên cạnh là “Vinachia”. Chia như thế nào? Đấy là sự thỏa hiệp ngầm, thỏa hiệp đen để bòn rút cái tài sản nhà nước” - đại biểu Dương Trung Quốc bình luận về Vinashin.


Mỗi phút Quốc hội họp tốn 2 triệu đồng


“Trong buổi tập huấn cách đây 1 năm, một chuyên gia cho biết 1 phút họp của các đại biểu tại hội trường là Nhà nước phải bỏ ra 2 triệu đồng. Như vậy, bình quân một ngày họp mất 1 tỉ đồng” - đạib iểu Trần Quốc Tuấn phát biểu trong phiên thảo luận về thực hành tiết kiệm chống lãng phí.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Những ‘kiều nữ vá xe’ khiến dân mạng chao đảo

@ nguontinviet.com


Trần Hoài Lương được nhiều người gọi là

Trần Hoài Lương được nhiều người gọi là "kiều nữ vá xe" (Ảnh: Tri thức)


9X làm nghề sửa xe ven quốc lộ 1A


Trần Hoài Lương được nhiều người dân phường Quang Trung, thành phố Phủ Lý, Hà Nam gọi đùa với cái tên “kiều nữ vá xe”. Không chỉ nổi bật với làn da trắng nõn, khuôn mặt xinh xắn, cô gái sinh năm 1990 còn là “chuyên gia” vá xe cực nhanh, cực chuẩn cho khách hàng.


Những ‘kiều nữ vá xe’ khiến dân mạng chao đảo | Kiều nữ, Hot girl, Vá xe, Mưu sinh, Mạng xa hoi, Cộng đồng mạng


Hoài Lương chia sẻ thêm, tiệm sửa xe là của bố mẹ chồng giao cho quản lí, nhưng vì chồng làm công chức nên mình cô ở nhà cáng đáng việc mua bán tại cửa hàng. Về nghề học sửa xe thì Lương tự mày mò học chứ không được ai chỉ dạy bài bản.


Cô gái một mình vá xe giữa đêm khuya


Mấy ngày gần đây, trên nhiều diễn đàn giới trẻ xuất hiện hình ảnh một cô gái xinh xắn với đồ nghề vá xe, đang say sưa “hành nghề” giữa đêm khuya. Theo thông tin chia sẻ của nhiều thành viên diễn đàn thì bức ảnh được chụp ở cầu Tuyên Sơn, TP Đà Nẵng.


Những ‘kiều nữ vá xe’ khiến dân mạng chao đảo | Kiều nữ, Hot girl, Vá xe, Mưu sinh, Mạng xa hoi, Cộng đồng mạng


Cô gái khiến dân mạng thán phục vì một mình vá xe giữa đêm khuya (Ảnh: Internet)


Ngay lập tức, hình ảnh này được chia sẻ trên diện rộng và gây được hiệu ứng nhiều chiều trong cộng đồng mạng. Một số bày tỏ sự thán phục khi một cô gái không ngần ngại làm công việc được mặc định là dành cho con trai. Số khác lại cho rằng đây là chuyện bình thường và việc tung hô 1 cô gái quá mức như thế là điều không cần thiết.


Trước đó không lâu, dân mạng từng phát sốt với cô bạn bán bánh tráng trộn sở hữu vẻ đẹp khó cưỡng tại TP Đà Lạt.


“Nữ hiệp sĩ” vá xe miễn phí cho du khách


Để giúp các khách hành hương về chùa Bà (Bình Dương) tránh bị thủng bánh xe, xẹp lốp vì dính đinh tặc, hàng chục “hiệp sĩ” Bình Dương đã dựng hẳn 1 CLB ven đường để bơm, vá miễn phí. Nhóm “hiệp sĩ” này được chia thành 4 chốt và luân phiên túc trực ngày đêm giúp người dân vá lốp xe.


Những ‘kiều nữ vá xe’ khiến dân mạng chao đảo | Kiều nữ, Hot girl, Vá xe, Mưu sinh, Mạng xa hoi, Cộng đồng mạng


Cô gái xinh đẹp phụ các "hiệp sĩ" vá xe cho du khách (Ảnh: Khampha.vn)


Cảm kích trước nghĩ cửa cao đẹp của nhóm “hiệp sĩ” vá xe miễn phí, một cô gái xinh xắn người địa phương cũng góp chút sức mình để giúp các anh bơm và vá xe cho người dân. Hình ảnh này nhanh chóng được ghi lại và được chia sẻ rộng rãi khiến nhiều người cảm kích.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Vùng Cảnh sát biển 3 tiếp nhận tàu tuần tra hiện đại

@ nguontinviet.com


Đây là tàu tuần tra, kiểm soát, cứu hộ, cứu nạn hiện đại nhất của lực lượng cảnh sát biển hiện nay

Đây là tàu tuần tra, kiểm soát, cứu hộ, cứu nạn hiện đại nhất của lực lượng cảnh sát biển hiện nay


Tàu CSB 8001 do Nhà máy Z189 đóng theo thiết kế và công nghệ của Tập đoàn DAMEN (Hà Lan). Tàu dài 98 m, rộng 14 m, có hệ thống giảm lắc tự động có thể giảm từ hai đến ba cấp sóng.


Tàu được trang bị hệ thống cứu hộ, cứu nạn hiện đại với hai vòi cứu hộ, có sân bay cho trực thăng nặng 14 tấn...


Việc đưa tàu CSB 8001 vào sử dụng sẽ góp phần tăng cường hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát và thực thi pháp luật, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo Việt Nam.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Giai thoại linh thiêng quanh miếu Thiên Cẩu ở xứ Huế

@ nguontinviet.com


Miếu Thiên Cẩu nằm ở đầu làng Phổ Đông

Miếu Thiên Cẩu nằm ở đầu làng Phổ Đông


Dân làng Phổ Trung và Phổ Đông luôn tin rằng, sở dĩ anh em Ngô Đình Diệm phải tàn đời một cách tức tưởi là bởi họ đã dám đập phá miếu Thiên Cẩu, cướp bức tượng linh cẩu hết sức linh thiêng về làm của riêng. Hễ bất kỳ người nào dám mạo phạm đến ngôi miếu linh thiêng ấy, đều phải “trả giá”…


Huyền tích tục thờ Thiên Cẩu


Về thôn Phổ Trung, Phổ Đông thuộc xã Phổ Thượng, huyện Phổ Vang, Thừa Thiên Huế hỏi miếu Thiên Cẩu thì bất cứ ai cũng tỏ ra rất kiêng dè, cung kính. Vì theo người dân nơi đây, miếu Thiên Cẩu quá linh thiêng, và “sẵn sàng” trừng trị bất cứ kẻ nào dám mạo phạm, nên họ không dám tùy tiện nhắc đến. Miếu Thiên Cẩu được đặt ngay đầu thôn Phổ Trung, bên trong có bức tượng chó đá được quấn vải đỏ, khói hương nghi ngút. Tại Phổ Đông cũng có một ngôi miếu tương tự như vậy. Cụ Trần Trung Cường, 72 tuổi, dân thôn Phổ Trung vừa đưa chúng tôi đến thăm miếu vừa giảng giải: “Từ xưa đến nay, người ta hay dùng tượng chó đá trưng trước nhà như một cách để canh giữ tài sản, vượng khí của gia đình. Tượng chó đá thường được làm phép, để yểm lấy lối ra vào, khiến cái xấu, tai ương không còn rình rập làm hại gia đình nữa. Miếu thờ Thiên Cẩu ở làng chúng tôi cũng y như thế. Có điều đây là ngài “Thiên Cẩu” vô cùng linh thiêng được trời ban xuống trần gian để canh giữ sự bình yên cho dân làng này”.


Miếu Thiên Cẩu tại Phổ Trung và Phổ Đông chỉ là một cái am thờ nhỏ với đôi ba thức bánh trái giản đơn, nhưng bất cứ người dân nào nơi đây khi qua ngôi miếu này đều phải gật đầu xá, đi thật chậm ngang qua. Sở dĩ vậy, vì miếu Thiên Cẩu tại nơi đây, gắn liền với nhiều huyền tích ly kỳ về “tượng chó báo thù”. Chúng tôi rất may mắn khi có cơ duyên gặp cụ Nguyễn Văn Sang, 86 tuổi, được mệnh danh là “già làng”, “pho từ điển dân gian sống” của vùng đất này. Ông Sang kể lại rằng, xưa kia, dân làng hai thôn này đều rất nghèo. Dù chăm chỉ làm ăn, nhưng mấy trăm năm qua dân làng này vẫn “nghèo cứ hoàn nghèo”. Đã vậy, người dân còn nơm nớp lo sợ vì những vụ hỏa hoạn lạ kỳ cứ liên tục xảy ra. Mà mỗi khi nhà nào bị cháy là lửa bốc lên dữ dội, không có gì dập tắt nổi. Người dân chỉ biết lắc đầu nhìn tài sản cả đời dành dụm phút chốc bị thiêu trụi trong biển lửa. Có khi, lửa còn “liếm” sang các nhà khác, gây cảnh cháy liên hoàn, khiến người dân vô cùng hoang mang và hoảng sợ. Họ không biết đến bao giờ, ngọn lửa “yêu nghiệt” này sẽ đến và đem đi những gì họ đã dày công gây dựng.


Trong làng, có một nguời đàn ông làm nghề chài lưới. Ông nổi tiếng hiền lành và hết mực chăm chỉ làm ăn, nhưng không hiểu sao vẫn cứ “đi về lẻ bóng”. Hôm ấy, ông ngư ngồi ăn cơm, bỗng đâu lửa phừng phừng cháy, nhà gần bờ sông, nên dân làng túa đến múc nước sông dập lửa. Nhưng càng đổ nước, lửa lại càng cháy mạnh. Ông ngư quỳ xuống trước ngọn lửa dữ, lâm râm khấn nguyện. Dù dân làng có lôi ông đi khỏi vùng nguy hiểm, ông vẫn cương quyết quỳ tại đó. Khi ngọn lửa gần nuốt chửng ông ngư thì có bóng một con chó đen lao tới, sủa lên ba tiếng dài, ngọn lửa như bị hút vào một chiếc bình, vùng cháy bỗng tắt lịm trong chớp mắt. Dân làng thất kinh, liền mời thầy pháp về “bàn điềm”. Thầy bảo rằng, gia đình ông ngư có lần đã cứu sống một con chó bị thương bên đường, đó chính là “Thiên Cẩu” mắc đọa trần gian, vì lòng nhân ái đó, nên ông ngư đã nhận được phước lành. Nghĩ Thiên Cẩu là vị thần hộ cho làng, người dân đã cho đúc tượng, lập miếu thờ Thiên Cẩu cho đến ngày hôm nay.


Câu chuyện kể trên được người lớn lẫn trẻ con nơi đây đều thuộc nằm lòng. Nhưng lạ một điều là chỉ có Phổ Đông và Phổ Trung tại xã Phổ Thượng là thờ tượng chó đá. Theo cụ Lê Thanh An, 67 tuổi, ngụ tại Phổ Đông thì, từ xa xưa, Phổ Đông và Phổ Trung bị một điện thờ linh thiêng ở phía đằng Đông của làng bên chiếu trực diện lên lối đi vào hai thôn, khiến vùng này không có người đỗ đạt, thành danh, dân trong làng cứ quẩn quanh đói nghèo, không khá lên nổi. Các bô lão trong làng sau nhiều lần suy tính đã phát hiện ra điều này, và ngay lập tức đã rước tượng Thiên Cẩu về lập miếu thờ, hướng về phía điện thờ linh thiêng của làng bên để phá thế bị “chiếu”. Từ đó, dân làng Phổ Trung và Phổ Đông mới có tục thờ Thiên Cẩu. Lý thuyết về thuật phong thủy để giải thích cho việc thờ tượng chó đá này có vẻ khoa học và thuyết phục hơn, vì theo tìm hiểu của chúng tôi, trong cuốn Lesopold Cadiere, Croyances et pratiques religieuses des Vietnamiens, tập 2, Ecole franaise d' Extrême-Orient, 1992, tr.132, 133 linh mục Cadière (1918) có ghi chép lại: “Làng Nam Phổ Đông nằm trên đường từ Huế ra Thuận An có chôn hai con chó đá, một con để chắn hướng đòn ngang của ngôi đình làng Phổ Khê nằm gần đó, con kia để chắn hướng một con đường chạy qua bãi tha ma”.


Giai thoại linh thiêng quanh miếu Thiên Cẩu ở xứ Huế | Miều thờ Thiên Cẩu, Thiên Cẩu, Thờ Thiên Cẩu, Thừa Thiên Huế, Tâm linh, Thờ cúng


Miếu Thiên Cẩu ở Phổ Trung gắn với nhiều giai thoại li kỳ


Giai thoại Ngô Đình Diệm bị báo ứng


Bất kể già trẻ lớn bé gì ở Phổ Đông và Phổ Trung đều vô cùng tin vào sự linh thiêng của miếu Thiên Cẩu. Thậm chí, niềm tin mãnh liệt ấy, khiến người dân nơi đây trở nên kiêng dè, e sợ ngôi miếu thiêng. Cụ Nguyễn Văn Sang dẫn chúng tôi đến miếu Thiên Cẩu, sau khi thắp nhang và cầu khấn, cụ nghiêm mặt nói: “Chưa từng có ai mạo phạm đến miếu Thiên Cẩu mà không bị báo ứng. Dù đó là bất cứ ai”. Và theo cụ Sang, ông tổng thống Ngô Đình Diệm của chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũng không phải là ngoại lệ. Cụ Sang kể lại rằng, từ khi lập miếu thờ Thiên Cẩu, người dân đã gom góp tiền mua một khối đá cẩm thạch và thuê thợ đục đẽo thành một bức tượng Thiên Cẩu thanh thoát và uy nghi. Tuy quý như thế, nhưng tượng Thiên Cẩu được đặt ngay đầu làng. Dù vậy vẫn không có ai cả gan bén mảng đến lấy trộm. Vì hầu hết những người dám mạo phạm đến miếu đều bị chết “bất đắc kỳ tử”, hay gặp phải những tai ương vô cùng ghê gớm. Thế nên, bức tượng Thiên Cẩu được tạc bằng đá cẩm thạch nguyên khối vẫn nằm đó thách thức thời gian, bảo vệ sự hưng vượng cho cả làng.


Đến năm 1962, lúc này anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Cẩn rất thuờng xuyên đi lại từ khu căn cứ Tân Mỹ (Thuận An) đến Tp. Huế. Làng Phổ Trung và Phổ Đông nằm trên tuyến đường Diệm và Cẩn hay đi. Một hôm, Ngô Đình Diệm vô tình nhìn thấy bức tượng Thiên cẩu bằng cẩm thạch nguyên khối vô cùng tuyệt mỹ, y tỏ ra vô cùng thích thú. Để chiều lòng anh trai, Ngô Đình Cẩn trong một lần quay lại Phổ Trung đã sai lính đạp phá miếu, ngang nhiên “bứng” bức tượng quý đi. Người dân tiếc vô cùng nhưng không dám làm gì. Lúc đó, một cụ già bước ra nói với Cẩn rằng: “Nếu ông không trả lại bức tượng Thiên Cẩu, thì gia đình ông sẽ bị báo ứng trong nay mai”. Ngô Đình Cẩn không tin, y cho rằng, thờ ở đâu cũng là thờ, tượng Thiên Cẩu mang lại hưng vượng cho làng này, thì ắt cũng mang lại may mắn cho y nên một mực cướp về. Sau Ngô Đình Cẩn bị kết án tử hình, gia đình Ngô Đình Diệm bị ám sát đã khiến người dân Phổ Trung càng thêm tin rằng, những kẻ dám mạo phạm miếu thiêng đã thực sự bị báo ứng.


Người dân tại Phú Trung còn lưu truyền một câu chuyện khác về sự linh ứng của miếu Thiên Cẩu. Theo đó, sau khi bị họ Ngô cướp mất tượng quý, dân trong làng liền góp tiền để xây lại miếu và dựng tượng mới. Tiền được giao cho một người thợ kép tài hoa nhất làng. Người Huế gọi những người chuyên nhào nặn, đúc xi măng thành tượng, tô vẽ rồng phượng, trang trí, … cho đình chùa là “thợ kép”. Ông thợ kép vì lòng tham, đã bớt xen nguyên vật liệu, xây miếu thiêng vô cùng sơ sài cẩu thả, khiến người dân vô cùng bất nhẫn. Nhưng chỉ vài ngày sau khi miếu khánh thành, vợ con ông thợ kép đi ngang qua miếu Thiên Cẩu liền bị một hoàn đá lớn lăn tới khiến hai người bị thương nặng. Cũng đêm hôm đó, ông thợ kép nằm chiêm bao thấy Thiên Cẩu về báo mộng rằng: “Ngươi chỉ vì chút lòng tham mà dám bớt xén lòng thành của người dân dành cho ta. Nay ta phạt vợ con ngươi, mai ta sẽ phạt tới ngươi”. Ông thợ kép thất kinh, giật mình dậy, liền trong đêm khuya ra miếu thiêng lập tức sửa miếu. Trong 7 ngày 7 đêm tô vẽ, xây trát liên tục, ông thợ kép đã sửa miếu trở nên to đẹp, tỉ mỉ hơn.


Tuy rất nhiều giai thoại quanh sự linh ứng của miếu thiêng, nhưng tại đây, không hề xảy ra việc lợi dụng thánh thần để mê tín dị đoan vì chính quyền địa phương luôn quan tâm quản lý. Ông Phạm Văn Giáo, Phó chủ tịch UBND xã Phổ Thượng, huyện Phổ Vang cho biết: "Miếu thờ Thiên Cẩu ở hai thôn Phổ Trung và Phổ Đông đã có từ xa xưa. Những giai thoại về Thiên Cẩu tại địa phương được người dân truyền tụng hàng chục năm qua. Tuy có hơi mơ hồ, nhuốm màu sắc huyền linh nhưng những câu chuyện trên là văn hóa tín ngưỡng của người dân hàng trăm năm qua. Đây là một nét văn hóa tâm linh đẹp và khác biệt nên địa phương luôn có chủ trương lưu giữ và duy trì”.


Kỳ tới : Huyền sử bi tráng và linh thiêng của chùa Đá Trắng tại Phú Yên





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Đổ xô trồng cây “thần dược”

@ nguontinviet.com


Một cây xáo tam phân

Một cây xáo tam phân


Ngày 26/11, ông Hàng Văn Hướng - Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa - cho biết cơn sốt “thần dược” xáo tam phân đã làm giống cây này tăng giá gấp 5 lần so với cách đây 3 tháng. Hiện ở xã Ninh Vân có hơn 10 hộ chuyên mua bán, ươm giống loại cây này.


Tại vườn ươm của anh Huỳnh Minh Quang ở xã Ninh Vân, nhiều cây xáo tam phân con được ươm trong bầu đất, cao 10-30 cm. Anh Quang cho biết đã ươm xáo tam phân được gần 1 năm và cây sinh trưởng tốt. Vào lúc cao điểm, nhiều người từ các tỉnh phía Nam như Bình Dương, Bến Tre, TP HCM… đổ xô đến lùng mua, có lúc yêu cầu cả ngàn cây. Nhiều người còn thuê cả xe tải chở đất núi ở Ninh Vân đem về trồng “thần dược”.


Theo ông Huỳnh Minh Đốc - trưởng thôn Tây, xã Ninh Vân - sau khi rộ lên tin đồn bài thuốc xáo tam phân có thể chữa bệnh gan, ung thư... thì giá giống cây này tăng đến 7.000 đồng rồi 15.000 đồng/cây. Hiện nay, những cây cao 20-30 cm được mua với giá 200.000-300.000 đồng nhưng nhiều hộ vẫn không có để bán.


Thấy lợi, nhiều người dân trong thôn đã đổ xô đi trồng loại cây này. Có gia đình còn đầu tư vài chục triệu đồng để thuê người bứng cây về trồng. Tuy nhiên, việc ươm giống đạt kết quả thấp, 10 cây chỉ sống khoảng 3-4 cây.


Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nhiều hộ dân ở vùng này còn nhập cây xáo tam phân trưởng thành từ Campuchia về để bán với giá từ 1,5-2 triệu đồng/kg. “Để có 1 cây xáo tam phân trưởng thành phải mất 7-10 năm; nếu chỉ sử dụng lá, cành cũng mất khoảng 5 năm. Với tình trạng như hiện nay, chỉ vài năm tới sẽ không còn loại cây này nữa” - anh Quang lo ngại.


TS Nguyễn Thướng, Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Khánh Hòa, cho biết hiện chưa có cơ quan chức năng nào công nhận xáo tam phân (tên khoa học là Paramignya trimera) là dược liệu. Do đó, hội không sử dụng xáo tam phân trong bất kỳ bài thuốc nào.


Trong khi đó, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản yêu cầu Sở Y tế phối hợp với Sở NN-PTNT chủ trì cùng Hội Đông y, UBND thị xã Ninh Hòa, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng khảo sát, khoanh vùng để quản lý, bảo tồn và phát triển cây xáo tam phân. Tuy nhiên, việc khoanh vùng nghiên cứu chỉ mang tính bảo vệ đa dạng sinh học chứ không phải bảo vệ nguồn dược liệu quý.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

LS Triển: Còn những thông tin “động trời” hơn về Thu Uyên - VTV

@ nguontinviet.com


Nhà báo Thu Uyên

Nhà báo Thu Uyên


Sau chia sẻ Thu Uyên đã tạo dựng lên một quan hệ mẹ - con, còn gì đau lòng hơn? Nhưng đến nay VTV không dám nói lên sự thật đó” của luật sư Trần Đình Triển (Trưởng văn phòng luật sư Vì Dân, Hà Nội) trên trang cá nhân, đã có rất nhiều ý kiến khác nhau. Người đã biết câu chuyện thì buồn, người chưa biết về "sự thật đó" thì sửng sốt. Điều đáng nói, nhà báo Thu Uyên và đại diện VTV đều im lặng.


Trao đổi với chúng tôi về sự im lặng này của VTV và nhà báo Thu Uyên, luật sư Triển nói: “Nếu thông tin sai thì chắc chắn VTV và Thu Uyên đã kiện tôi. Nhưng đây là thông tin đúng thì tốt nhất họ im lặng. Việc tôi nêu là sự thật và không có gì phải bàn cả”.


Luật sư Trần Đình Triển đưa ra so sánh việc tìm mộ liệt sĩ với câu chuyện một người mẹ đi tìm con, lại không phải con mình. Nhưng giờ họ vẫn nuôi nhau, chăm sóc, nương tựa vào nhau. Và lâu nay, người mẹ ấy vẫn coi đó là con ruột của mình.


Hay như chuyện của đại tá Đinh Hữu Tấn là cựu chiến binh thuộc Sư đoàn 320B là 1 ví dụ. Trong một cuộc giao tranh đẫm máu, ông Tấn đã nhận một em bé tên là Võ Văn Phước, con một người lính bên đối phương làm con nuôi, khi em bị lạc gia đình giữa dòng người di tản hoảng loạn. Mặc dù theo lệnh của trên, anh phải giao lại cho bộ đội địa phương nhưng không vì thế mà anh quên được tình cảm của cậu bé đối với mình trong những ngày ngắn ngủi ấy. Những năm tháng sau chiến tranh, anh mòn mỏi hỏi thăm về Võ Văn Phước, viết cả lên báo Cựu chiến binh và nhờ rất nhiều người tìm kiếm thêm, nhưng bặt vô âm tín.


Qua chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” số 11, đại tá Tấn đã tìm được đứa con đầy yêu thương giờ đã đổi tên là Phạm Văn Long. Nhưng sự thật trớ trêu mà theo thông tin chia sẻ trên trang cá nhân của luật sư Trần Đình Triển thì: “Có những người khẳng định Phạm Văn Long không thể là Võ Văn Phước. Sau đó Công ty Truyền thông Sài Gòn Buổi sáng, nơi đang hợp tác với đài Truyền hình Việt Nam thực hiện các chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly”, đã họp và xác định điều đó. Công ty đã đuổi việc người đã tìm ra Phạm Văn Long. Tuy nhiên không hiểu vì lý do gì chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” vẫn tổ chức để Phạm Văn Long không phải con nuôi Đinh Hữu Tấn “sum họp” với ông”.


LS Triển: Còn những thông tin “động trời” hơn về Thu Uyên - VTV | Nhà báo Thu Uyên, Luật sư Trần Đình Triển, VTV, Nhà ngoại cảm, Đài truyền hình, Như chưa hề có cuộc chia ly


Luật sư Trần Đình Triển (đoàn luật sư TP. Hà Nội, Trưởng văn phòng luật sư Vì Dân).


“Việc tìm mộ liệt sĩ thì chỉ có thể một làng, một xóm hay một nhóm người biết. Nhưng chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” phát trên truyền hình, làm cảm kích cả đồng đội, cả hàng triệu con người. Chúng ta đang nói về tính nhân văn và đạo đức, như vậy thì ảnh hưởng đó cái nào lớn hơn?”, luật sư Triển đặt ra câu hỏi.


Luật sư Triển bình luận: “Như thế VTV, Thu Uyên không thể lên tiếng được vì họ biết được việc đó là họ sai. Có những điều khoa học đã chứng minh và những cái mà cá nhân ai đó làm được thật thì phải cân nhắc trong việc phát sóng chương trình. Việc Thu Uyên đưa lên chương trình như vậy có thể hiện sự vô tư khách quan không? Với tài liệu tôi có được, tôi chứng minh là không thể hiện sự vô tư khách quan”.


“Những gì tôi chia sẻ trên trang cá nhân chỉ là “giải trí nhẹ”, những tài liệu liên quan tới hai sự việc tôi còn rất nhiều với những thông tin còn “động trời” hơn”, luật sư Triển nói.


Tuy nhiên, đứng trên góc độ luật sư, Trần Đình Triển cũng đưa ra quan điểm của mình. Trước hết, nhìn nhận khách quan thì trong phóng sự của chương trình “Trở về từ ký ức” số 22 có những nội dung rất đáng ca ngợi. Ví dụ như nội dung phê phán những người không có khả năng ngoại cảm nhưng lại cho mình có khả năng ấy, lợi dụng phong trào “đền ơn đáp nghĩa” để tìm mộ liệt sĩ, để trục lợi, để mê tín dị đoan, để lừa đảo… Hay như trường hợp “cậu Thủy” mà trong phóng sự đó nêu lên. Đưa mặt tốt, đưa những gì tiêu cực của xã hội để mọi người cảnh giác và cần xử lý nghiêm những người đội lốt việc đó. Thậm chí có những người mang danh của một tổ chức ngân hàng mà lấy tiền ngân sách Nhà nước là điều đáng buồn. Theo Luật sư Triển, việc VTV, mà ở đây có vai trò của Thu Uyên, đưa lên như vậy là đáng khen.


Để có thông tin khách quan, đa chiều tới độc giả, chúng tôi đã liên hệ với Công ty TNHH Truyền thông Sài Gòn Buổi sáng, đơn vị hợp tác với đài Truyền hình Việt Nam thực hiện các chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” để có câu trả lời cho sự việc này. Nhân viên công ty hẹn sẽ chuyển yêu cầu của phóng viên tới lãnh đạo và có câu trả lời sau.


Về phía Thu Uyên, trước đề nghị phỏng vấn của chúng tôi, chị cho biết khi nào có câu trả lời liên quan tới sự việc đã nêu thì sẽ trả lời trên website của chương trình.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Cảm động truyện tranh comic "Ba tôi" của Thăng Fly

@ nguontinviet.com


Tác phẩm Ba tôi của Bùi Đình Thăng

Tác phẩm Ba tôi của Bùi Đình Thăng


Bộ comic mang đậm phong cách truyện tranh phương Tây "Ba tôi" - "My Father" là một tác phẩm nổi tiếng của Bùi Đình Thăng (Thăng Fly) với trang bìa được tô màu như tranh 3D cực kỳ ấn tượng.


Cảm động truyện tranh comic "Ba tôi" của Thăng Fly | Thăng Fly, My, Bùi Đình Thăng, Ba tôi, My Father, Ký họa


Lấy tình cảm cha con làm chủ đề trong tác phẩm của mình, Thăng Fly tạo ra một cốt truyện đơn giản nhưng chứa đựng nhiều niềm vui, ý nghĩa


Cảm động truyện tranh comic "Ba tôi" của Thăng Fly | Thăng Fly, My, Bùi Đình Thăng, Ba tôi, My Father, Ký họa


Người cha trong tác phẩm của Thăng Fly tỏ ra rất khó tính, thường xuyên quát mắng con mình


Cảm động truyện tranh comic "Ba tôi" của Thăng Fly | Thăng Fly, My, Bùi Đình Thăng, Ba tôi, My Father, Ký họa


Người cha tỏ ra vô cùng khắt khe, tiết kiệm tiền của...


Cảm động truyện tranh comic "Ba tôi" của Thăng Fly | Thăng Fly, My, Bùi Đình Thăng, Ba tôi, My Father, Ký họa


Nhưng tất cả là do phải lo quá nhiều chuyện cơm, áo, gạo tiền... ba thực chất là một người khá vui vẻ nhưng do đã phải chịu nhiều mất mát, khổ cực trong cuộc sống nên tính khí dường như cũng thay đổi


Cảm động truyện tranh comic "Ba tôi" của Thăng Fly | Thăng Fly, My, Bùi Đình Thăng, Ba tôi, My Father, Ký họa


Mặc dù luôn khó tính, khắt khe với con, nhưng người cha vẫn luôn cố gắng dành mọi thứ tốt nhất cho con


Cảm động truyện tranh comic "Ba tôi" của Thăng Fly | Thăng Fly, My, Bùi Đình Thăng, Ba tôi, My Father, Ký họa


Cảm động truyện tranh comic "Ba tôi" của Thăng Fly | Thăng Fly, My, Bùi Đình Thăng, Ba tôi, My Father, Ký họa


Bộ comic đáng yêu của Thăng Fly chạm đúng tâm lý, suy nghĩ của nhiều bạn trẻ về những người cha khó tính của mình


Cảm động truyện tranh comic "Ba tôi" của Thăng Fly | Thăng Fly, My, Bùi Đình Thăng, Ba tôi, My Father, Ký họa


Cha là người phải lo những công to việc lớn, làm trụ cột trong gia đình


Cảm động truyện tranh comic "Ba tôi" của Thăng Fly | Thăng Fly, My, Bùi Đình Thăng, Ba tôi, My Father, Ký họa


Cha cũng luôn che chở, bảo vệ cho con...


Cảm động truyện tranh comic "Ba tôi" của Thăng Fly | Thăng Fly, My, Bùi Đình Thăng, Ba tôi, My Father, Ký họa


Bộ tranh được Thăng Fly sáng tác để tham dự một cuộc thi do Nông trường truyện tranh tổ chức


Cảm động truyện tranh comic "Ba tôi" của Thăng Fly | Thăng Fly, My, Bùi Đình Thăng, Ba tôi, My Father, Ký họa


Tác phẩm này giành được nhiều thiện cảm, lời khen của các thành viên Nông trường truyện tranh


Cảm động truyện tranh comic "Ba tôi" của Thăng Fly | Thăng Fly, My, Bùi Đình Thăng, Ba tôi, My Father, Ký họa


"Ba tôi" cũng được chia sẻ trên mạng, trở thành một món quà tinh thần, câu chuyện gợi nhiều suy ngẫm cho các bạn trẻ


Cảm động truyện tranh comic "Ba tôi" của Thăng Fly | Thăng Fly, My, Bùi Đình Thăng, Ba tôi, My Father, Ký họa


Cảm động truyện tranh comic "Ba tôi" của Thăng Fly | Thăng Fly, My, Bùi Đình Thăng, Ba tôi, My Father, Ký họa


Cảm động truyện tranh comic "Ba tôi" của Thăng Fly | Thăng Fly, My, Bùi Đình Thăng, Ba tôi, My Father, Ký họa


Cảm động truyện tranh comic "Ba tôi" của Thăng Fly | Thăng Fly, My, Bùi Đình Thăng, Ba tôi, My Father, Ký họa


Cảm động truyện tranh comic "Ba tôi" của Thăng Fly | Thăng Fly, My, Bùi Đình Thăng, Ba tôi, My Father, Ký họa


Ba sẽ luôn bảo vệ, hết lòng vì con


Cảm động truyện tranh comic "Ba tôi" của Thăng Fly | Thăng Fly, My, Bùi Đình Thăng, Ba tôi, My Father, Ký họa


Dù có những lúc con có thể ghét ba...


Cảm động truyện tranh comic "Ba tôi" của Thăng Fly | Thăng Fly, My, Bùi Đình Thăng, Ba tôi, My Father, Ký họa


Nhưng những gì ba dành cho con vẫn luôn rất ấm áp, đáng trân trọng cả đời


Cảm động truyện tranh comic "Ba tôi" của Thăng Fly | Thăng Fly, My, Bùi Đình Thăng, Ba tôi, My Father, Ký họa





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Sốc trước "nhật ký chăn gối" của cô bé 14 tuổi với người tình đồng giới

@ nguontinviet.com


Bé Diệu hồn nhiên kể lại quá khứ đồng tính. Ảnh T.G

Bé Diệu hồn nhiên kể lại quá khứ đồng tính. Ảnh T.G


Qua những lần tâm sự, Diệu "bắt được sóng" và nhận ra đối tượng của mình cũng là dân "đồng tính". Từ đây, cả hai lao vào nhau như con thiêu thân, mỗi lần "mặn nồng", cô bé còn ghi nhật ký lưu vào cuốn sổ luôn mang theo bên mình


Sốc trước cuốn "nhật ký chăn gối"


Trong căn hộ nhỏ, thuộc chung cư nằm trên đường Mai Văn Thưởng (P. 2, Q. 6, TP. HCM), bé Diệu vẫn vô tư, nhí nhảnh như chưa có chuyện gì xảy ra. Mặc dù trước đó một sự kiện chấn động là bé bị cơ quan công an bắt quả tang đang ăn ở như vợ chồng với một cô gái khác hơn tuổi trong khách sạn.


Tuy nhiên, trước sự việc vừa xảy ra, cô bé vẫn vô tư tươi cười với người viết và kể lại chuyện "chăn gối" của mình một cách hồn nhiên. Mặc cho đằng sau đó là nỗi lòng chua xót của những bậc sinh thành, bất lực trước sự oái oăm của tạo hóa "trao" nhầm giới tính cho trẻ.


Theo lời Diệu, vào một ngày giữa tháng 8, thông qua mạng xã hội, cô bé đã gửi lời kết bạn và được người có nickname: "Skuwonsku" (tên thật là Phạm Thị Lệ Hằng- PV) chấp nhận. Chỉ một vài câu dạo đầu, cả hai đã nhận ra mình cùng là dân đồng tính. Ngay trong buổi trò chuyện, Lệ Hằng ngỏ lời yêu và cô bé không ngại ngần đồng ý ngay. Cả hai ngầm thống nhất vai vế, Lệ Hằng là chồng, Diệu là vợ. Bởi theo cô bé, Hằng tóc ngắn giống con trai là chồng chứ không quan trọng về tuổi tác.


Được "người tình" rủ rê, Diệu không quản đường sá xa xôi, bỏ học và lặn lội tìm xuống tận huyện Củ Chi (TP.HCM) để hẹn hò. Những lần qua đêm cùng "chồng", Diệu đều nói dối bà ngoại là tới nhà bạn học về muộn nên xin ở lại. Sau lần thứ hai gặp gỡ, cô bé bắt đầu ghi chép lại lần quan hệ đầu tiên với người yêu vào cuốn sổ nhỏ bí mật giấu trong cặp sách. Trong đó, Diệu ghi lại những cảm xúc mặn nồng khi gần gũi với đàn chị Lệ Hằng. "Chị ấy trông rất… đẹp trai. Có nhiều người theo chị ấy lắm nhưng không hiểu sao chị bảo chỉ thích em thôi", Diệu ngây thơ kể.


Theo như nội dung nhật ký của cô bé thì, lần đầu tiên bé "vào đời" là một ngày giữa tháng 9. Hôm đó cả nhà đi vắng, Lệ Hằng rủ Diệu về nhà mình ở huyện Củ Chi để "tâm sự". Tại đây, cả hai đã có những cử chỉ quan hệ quá giới hạn. "Em cũng thích và thấy thương chị Hằng nên cứ để mặc chị ấy làm gì thì làm", Diệu nói. Sau đêm ấy, "ngựa quen đường cũ", Hằng tiếp tục hẹn hò cô bé tại địa điểm cũ. Đến lần thứ ba, vào giữa tháng 10, Hằng bỗng thay đổi địa điểm, hẹn Diệu đi chơi xuống tận tỉnh An Giang. Ở đây, cả hai vào phòng trọ của Phan Thanh Nhàn (bạn của Hằng, là dân đồng tính- PV). Nhàn cũng sống chung chạ như vợ chồng với một dân đồng giới khác.


Bao lần Diệu đi sớm về muộn, học hành trễ mảng, sinh hoạt thất thường, nên bà ngoại là Phạm Thị Vân (57 tuổi) đã nghi ngờ. Bà bí mật lục cặp sách của bé thì tá hỏa phát hiện một cuốn nhật ký chép tay, ghi đầy đủ những lần "chăn gối". Trời đất như sụp xuống trước mắt bà. Hóa ra lâu nay cháu mình bị đồng tính mà bà vô tâm không hề nhận ra. Quá bàng hoàng và xót xa, bà Vân và gia đình đã ra sức ngăn cấm mối quan hệ lệch lạc này. Nhưng cô bé không chịu bỏ cuộc, vẫn âm thầm lén lút liên lạc với người yêu bằng mọi cách.


Hằng đã rủ Diệu thực hiện cuộc bỏ trốn để tìm một "thế giới tự do". Vào một ngày cuối tháng 10, thay vì đến trường, Diệu đã trốn khỏi sự kiểm soát của gia đình và cùng "cao chạy xa bay" với người tình. Trước khi đi, cô bé còn để lại bức thư cho ông bà với nội dung: "Cháu có việc đi xa một thời gian. Tết cháu sẽ về, ông bà đừng lo cho cháu".


Trong lúc hai người đang quấn quýt bên nhau tại nhà Hằng và thu dọn áo quần bỏ trốn thì công an phường đã phát hiện và đưa "cặp tình nhân" về trụ sở làm việc. Quá phẫn nộ trước hành vi dụ dỗ đứa cháu còn non nớt, bà Vân đã gửi đơn tố cáo Phạm Thị Lệ Hằng tới Công an huyện Củ Chi. Hiện cơ quan đang trưng cầu giám định pháp y với bé Diệu, khi đầy đủ chứng cứ sẽ tiến hành khởi tố Lệ Hằng về tội dâm ô trẻ em.


Bối rối vì cháu “lớn” sớm


Trò chuyện với chúng tôi, Diệu thành thật cho biết, bản thân phát hiện mình chỉ thích con gái từ năm học lớp 6. Trong lớp, cô bé cũng chơi hòa đồng với các bạn nhưng chỉ thân với các bạn nữ mà thôi. "Hồi trước em cũng có thử quen với một đứa con trai. Hai đứa cũng hẹn hò đi chơi nhiều lần nhưng chỉ một thời gian ngắn rồi chia tay. Em không thể nào có cảm giác thương yêu người khác giới", Diệu bộc bạch. Từ ngày nhận ra thực tế trớ trêu này em dấu nhẹm, không dám kể với ai một lời, ngay cả bà ngoại là người thân nhất em cũng không dám tiết lộ vì sợ bị rầy la.


Để hòa nhập vào thế giới thứ ba, khi mới 12 tuổi Diệu đã gia nhập vào một tụ điểm của dân đồng tính tại TP. HCM. Tại đây, cô bé đã làm quen được với nhiều người "đồng cảnh ngộ" để chia sẻ kinh nghiệm. Như "lửa gần rơm", cô bé lao vào những cuộc tình "chị em" một cách chóng vánh. Diệu vô tư tâm sự: "Em quen cho có thôi, người lâu nhất không quá một tháng, còn phần lớn là vài ba ngày đến một tuần. Chỉ đến khi gặp chị Hằng em mới có cảm giác yêu đương thực sự". Lời trần tình hồn nhiên của cô bé 14 tuổi khiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng.


Bà Vân nói như than: "Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà, con bé ra nông nỗi này là một phần do tôi không biết dạy dỗ cháu". Bà Vân vẫn không hiểu đồng tính nữ là gì, nhưng khi biết cháu mình yêu đương quá sớm thì bà thật sự bị sốc. "Tôi chẳng hiểu vì sao nó lại yêu sớm mà người đó cũng cùng nữ giới. Con bé bình thường ngoan hiền, mấy năm liền được học sinh giỏi. Không hiểu sao lên mạng bị ảnh hưởng trào lưu yêu sớm, bạn xấu rủ rê, lôi kéo nên mới thành ra như thế. Có lẽ một phần do từ ngày mẹ mất, ba bỏ đi, cháu tôi bị hụt hẫng tình cảm", bà Vượng bối rối.


Nhìn đứa cháu với vẻ mặt ngây thơ, bà Vân thở dài nghẹn ngào: "Ba mẹ cháu ly hôn từ bé, không lâu sau thì mẹ mất, ba bỏ đi biệt xứ, để lại bà cháu tự thân nuôi nhau. Cũng tại tôi nuông chiều cháu từ nhỏ, gắng nhịn ăn nhịn mặc dành dụm cho cháu được ăn học tử tế, bằng bạn bằng bè nên mới đến nông nỗi này". Bà thừa nhận, bản thân vừa thiếu kiến thức về giới tính, điều kiện kinh tế lại khó khăn nên trong suốt thời gian qua vô tình đã tạo thành khoảng cách trong mối quan hệ bà cháu.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Vợ chồng có gì cũng đốt

@ nguontinviet.com


Sau khi đốt nhà, vợ chồng con cái ông Trưng sống chen chúc trong “cái hộp” - Ảnh: Bùi Anh

Sau khi đốt nhà, vợ chồng con cái ông Trưng sống chen chúc trong “cái hộp” - Ảnh: Bùi Anh


Chính quyền địa phương thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhiều lần giúp đỡ nhưng cho gì họ cũng đốt hết. Nhà của đôi vợ chồng kỳ lạ này và hai đứa con trai nhỏ phải gọi đúng nghĩa là cái “hộp” có diện tích khoảng 8 m2 ở tổ 1, ấp 3, xã Ba Sao, H.Cao Lãnh, Đồng Tháp.


Ông Trưng làm nghề sửa xe, còn vợ là bà Nguyễn Thị Tím bán rau quả ở chợ Ba Sao. Cách đây vài năm, người dân ngụ cùng xóm với ông Trưng vô cùng ngạc nhiên khi vợ chồng ông có biểu hiện như người “cõi trên”, từ tháng 11/2010 vợ chồng ông Trưng tháo gỡ từng bộ phận căn nhà ra đốt.


Khi giao tiếp với người lạ, ông Trưng nói chuyện rất bình thường, không có cử chỉ gì khác lạ nên hành động “thích đốt” của vợ chồng ông khiến ai cũng ngạc nhiên. “Đốt riết căn nhà ngang 10 m, dài 12 m chỉ còn lại cái nền không. Đến đầu năm 2011 ổng bả lại đốt cháy hai xe máy, rồi sau đó cứ cách vài tháng lại đem các vật có giá trị như tủ bàn, ghế, ti vi... ra đốt sạch. Luôn cả đồ nghề sửa xe mượn của người khác vợ chồng ông Trưng cũng tưới dầu lên đốt nên xóm này không ai dám cho ổng mượn gì”, chị T. - hàng xóm của ông Trưng kể.


Sự lạ thường chưa dừng lại ở đó. Đốt nhà xong, hai vợ chồng ông Trưng ngày đêm ra ruộng đào sâu xuống lấy đất lên lấp nền nhà vừa bị đốt nên ruộng cũng biến thành ao sâu không trồng được gì. Tháng 3.2012, thấy hàng xóm làm tiệc sinh nhật, vợ chồng ông Trưng lẳng lặng lôi đồ vật trong nhà ra đốt, dù hàng xóm và ông không có gì mâu thuẫn. Từ đó, hễ thấy nhà nào trong xóm làm tiệc tùng gì, thì vợ chồng ông Trưng lại đem đồ vật trong nhà ra đốt. Hành động kỳ quặc này không ai hiểu nổi. Sự việc càng lạ lùng hơn khi tháng 10.2012, tỉnh lộ 846 thi công qua tuyến đường xã Ba Sao thì vợ chồng ông Trưng đào đất phá lộ; đào đụng cừ tràm hai vợ chồng mua xăng về tưới lên cừ tràm châm lửa đốt. Rất may người dân phát hiện báo công an xã tới xử lý kịp thời.


Những vụ đốt kỳ quặc của vợ chồng ông Trưng khiến người dân địa phương quan ngại. Một số người suy đoán vợ chồng ông từng có mâu thuẫn với người thân trong vấn đề đất đai nên sau đó cả hai có biểu hiện kỳ quặc, không biết do có phải bị sốc tâm lý dẫn đến bệnh hoang tưởng hay không.


Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Vui, Phó chủ tịch UBND xã Ba Sao, còn cho biết sau khi đốt nhà xong, vợ chồng ông Trưng xây dựng chòi ở, xã thấy hoàn cảnh khó khăn nên cho mùng, gạo nhưng cho gì thì vợ chồng ông Trưng từ chối hoặc đem ra đốt hết. Vì đốt riết nên tài sản trong nhà giờ không còn vật gì giá trị.


Kiên quyết đưa đi khám bệnh


Bà Huỳnh Thị Hoài Thu, Bí thư Huyện ủy Cao Lãnh, cho biết sau khi hay tin, xã và huyện đã liên tục đến vận động, khuyên vợ chồng Trưng nên đi khám bệnh nhưng họ từ chối, cho rằng bản thân khỏe mạnh, không bệnh hoạn gì.


“Bà Tím đang mang thai bé thứ ba, nếu để tình trạng này kéo dài hai đứa con trai của ông Trưng, bà Tím bị tác động và ảnh hưởng xấu đến sau này. Người dân địa phương cũng bất an nên Huyện ủy sẽ chỉ đạo, yêu cầu xã, trung tâm y tế có biện pháp kiên quyết đưa vợ chồng ông Trưng đi khám bệnh để xem ông bà có bị hoang tưởng hay trầm uất không”, bà Thu cho biết.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Đào mộ săn kho báu và sự trả giá rùng rợn

@ nguontinviet.com


Ông trưởng làng Trần Văn Ngoang bên một ngôi mộ Hán lộ ra bên vách núi Rùa

Ông trưởng làng Trần Văn Ngoang bên một ngôi mộ Hán lộ ra bên vách núi Rùa


Anh Lê Văn Tuyến, tức Tuyến “còi”, trong quá trình đào phá mộ gạch thời Hán trên núi Phượng Hoàng (làng Mỹ Cụ, Chính Mỹ, Thủy Nguyên, Hải Phòng) đã phát hiện một số kho báu nằm sâu trong lòng núi hàng chục mét, dưới cả những ngôi mộ Hán.


Lần ấy, trong quá trình đào hầm từ sườn núi, anh Tuyến đã phát hiện một lớp đất lộn xộn, không giống như đất nguyên bản. Núi Phượng Hoàng có bề mặt là đất pha đá sỏi gan trâu rất cứng, nhưng hết lớp đất này, ở độ sâu khoảng 5-6m, thì đến lớp đá tảng, với những phiến đá xếp chéo đè lên nhau rất đều.


Đào mộ săn kho báu và sự trả giá rùng rợn | Hải Phòng, Đào mộ, Săn kho báu, Báo oán, Mê tín, Tín ngưỡng, Cổ vật, Đời sống


Làng Mỹ Cụ.


Nhìn lớp đất lộn xộn, đá không xếp theo hàng lối, anh Tuyến biết ngay dấu hiệu tác động của con người, dù lòng đất đã ổn định hàng ngàn năm nay.


Kỳ công dùng búa chim bổ từng nhát, moi từng viên đá, móc từng nắm đất, đến độ sâu 20m vào lòng núi, anh Tuyến phát hiện một căn hầm hình chữ Chi kỳ lạ.


Trải hàng ngàn năm, lớp bụi rụng xuống khiến nóc hầm chỉ còn cao chừng nửa mét. Tuy nhiên, nóc hầm vẫn rất vững chãi bởi những phiến đá cứng bám chặt vào đất.


Cào lớp bụi phủ tự nhiên, cả một kho báu lộ ra. Hàng ngàn món cổ vật to nhỏ xếp chồng lên nhau, chất ngập từ đáy lên đến lưng chừng hầm. Toàn bộ kho cổ vật đã bị bụi đất phủ kín.


Đào mộ săn kho báu và sự trả giá rùng rợn | Hải Phòng, Đào mộ, Săn kho báu, Báo oán, Mê tín, Tín ngưỡng, Cổ vật, Đời sống


Pho tượng lạ anh Tuyến lấy được từ kho báu nằm sâu trong lòng núi Phượng Hoàng.


Trong hầm có đủ các thứ, từ tượng hình người, ngựa, quái thú, đến bát đĩa, cốc chén, chĩnh gốm, đặc biệt là những món đồ chế tác bằng ngọc, vòng ngọc, những cục ngọc tự nhiên như cục đá. Thậm chí còn có cả những chiếc trống đồng nhỏ, thạp đồng. Đặc biệt quý là những chiếc bát dát vàng, những chiếc dao găm, kiếm nạm vàng ròng.


Thứ nhiều nhất thu được từ những căn hầm sâu trong lòng núi này là tiền cổ. Những hũ, chum bằng gốm, đất nung chứa gập tiền xu. Những đồng tiền này đã hoen gỉ, đóng thành cục, nên không đổ ra được.


Đào mộ săn kho báu và sự trả giá rùng rợn | Hải Phòng, Đào mộ, Săn kho báu, Báo oán, Mê tín, Tín ngưỡng, Cổ vật, Đời sống


Trâm cài tóc bằng chất liệu lạ.


Nghi bên trong chứa vàng, nên anh đã đập vỡ hàng loạt chĩnh gốm. Tiền cổ thì không tiêu được, trong khi những chiếc chĩnh giờ có giá cả trăm triệu đồng. Nghĩ đến việc đập phá hàng loạt chĩnh cổ mà tiếc đứt ruột.


Số tiền cổ anh Tuyến thu được phải tính bằng hàng tạ, nhưng anh tặng hết mấy bà đồng nát, bởi chẳng tiêu được, lại không có chỗ cất giữ. Dân làng đến xin, anh đều hào phóng cho cả nắm. Giờ khắp làng Mỹ Cụ, nhà nào cũng có vài đồng tiền cổ giữ chơi. Anh Tuyến chỉ giữ lại một số đồng làm kỷ niệm.


Tôi đã chuyển một số đồng tiền cổ cho nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành và ông Hoành đã đọc được một số đồng. Phần lớn những đồng tiền cổ anh Tuyến giữ trong nhà có từ trước hoặc đầu Công nguyên.


Đào mộ săn kho báu và sự trả giá rùng rợn | Hải Phòng, Đào mộ, Săn kho báu, Báo oán, Mê tín, Tín ngưỡng, Cổ vật, Đời sống


Một số đồng tiền anh Tuyến lấy được từ lòng núi có niên đại trước và đầu Công nguyên.


Ngày đó, anh Tuyến chẳng chịu làm ăn gì, lại vay mượn khá nhiều phục vụ cho việc đào mồ cuốc mả, nên đào được thứ gì anh bán tống bán tháo, bán rẻ như đồng nát. Vậy nên, dù bán cả kho đồ cổ mà thu được lượng tiền không nhiều. Những chiếc trống đồng hơn 2.000 năm tuổi mà anh bán với giá chỉ vài triệu đồng. Những đồ ngọc cũng bán rẻ như đá.


Ở Mỹ Cụ, anh Tuyến chính là người đầu tiên phát hiện ra những hầm chứa kho báu nằm sâu trong lòng núi. Đó cũng là lý do vì sao anh Tuyến đào chi chít đường hầm xuyên ngang xẻ dọc quả đồi dưới chân núi Phượng Hoàng.


Theo anh Tuyến, có hai lý giải về những kho báu như những căn hầm trong lòng núi. Giả thuyết thứ nhất là người xưa đào hầm vào lòng núi để giấu của và giả thuyết thứ hai là người xưa chia của cho người ở cõi âm ti.


Trước khi gặp anh Tuyến, tôi đã nghe người dân làng Mỹ Cụ kể chuyện anh Tuyến bị thánh thần nổi giận cướp mất cánh tay, song tôi vẫn hỏi anh lý do vì sao lại dừng công cuộc đào bới tìm kiếm kho báu. Anh Tuyến giơ cánh tay trái co quắp cho tôi xem và bảo: “Cậu xem tay chân thế này thì đào bới gì được nữa”.


Cuối năm 2010, vừa đào trúng một ngôi mộ Hán, thu được tương đối đồ cổ, trong đó có giá nhất là những lá lúa bằng vàng ròng, thì anh gặp nạn.


Hôm đó, khi anh đang phóng xe máy ở quốc lộ, chuẩn bị rẽ vào làng, thì chiếc container đã đâm vào anh. Cú đâm khá mạnh, khiến xe máy nát bét, Tuyến “còi” văng xa mấy mét. Tuy giữ được mạng sống, nhưng cánh tay trái bị gẫy vụn.


Đào mộ săn kho báu và sự trả giá rùng rợn | Hải Phòng, Đào mộ, Săn kho báu, Báo oán, Mê tín, Tín ngưỡng, Cổ vật, Đời sống


Cánh tay trái của anh Tuyến bị teo do vụ tai nạn cuối năm 2010.


Suốt hơn năm qua, anh Tuyến đã phẫu thuật vài lần ở Hà Nội, đóng đinh chi chít, tốn kém hàng trăm triệu, song cánh tay của anh mỗi ngày lại teo đi, trở nên vô dụng. Nhiều khả năng cánh tay này bị liệt vĩnh viễn. Người dân Mỹ Cụ tin rằng, anh Tuyến đã phải trả giá đắt vì dám xâm phạm mồ mả người xưa.


Không chỉ anh Tuyến, mà hầu hết các chuyên gia “đào mồ cuốc mả” đều gặp chuyện chẳng lành sau nhiều năm phá mộ săn đồ cổ.


Hồi năm ngoái, đúng lúc anh H. trúng hầm mộ chứa đầy báu vật ở núi Hổ Phục, chưa kịp vui mừng vì trúng quả, thì bố anh đột ngột qua đời ở tuổi 60. Bố anh H. hoàn toàn khỏe mạnh, không hề có bệnh tật gì, nhưng đột nhiên lăn ra chết.


Đào mộ săn kho báu và sự trả giá rùng rợn | Hải Phòng, Đào mộ, Săn kho báu, Báo oán, Mê tín, Tín ngưỡng, Cổ vật, Đời sống


Vụ tai nạn khiến anh Tuyến chấm dứt "sự nghiệp" đào bới mồ mả.


Người dân Mỹ cụ đồn rằng, vụ trúng đậm hầm mộ ở núi Hổ Phục đã mang về cho anh H. cả tỷ bạc. Tuy nhiên, giờ anh H. cũng đã trắng tay. Có tiền, anh H. lao vào cờ bạc, nên nhanh chóng sạch bách. Giờ anh bỏ làng đi đâu chả rõ. Anh cũng dừng “sự nghiệp” đào mồ cuốc mả từ đó đến nay.


Rồi anh Lê Văn B., 35 tuổi, một nhân vật đào mồ cuốc mả sừng sỏ ở làng Mỹ Cụ, từng trúng nhiều hầm mộ, thu được cả kho cổ vật, thậm chí nhiều món bằng vàng ròng, cũng gặp tai họa kỳ lạ. Lần trúng kho báu lớn nhất vào năm 2009, anh B. đột nhiên phát điên, bỏ nhà đi lang thang.


Gia đình đã đưa anh B. vào Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng điều trị một thời gian. Lúc anh B. tỉnh táo, trở về nhà, thì bố đẻ anh đột ngột qua đời mà không rõ mắc bệnh gì. Cũng từ đó anh B. giã từ sự nghiệp khoét núi tìm mộ.


Đào mộ săn kho báu và sự trả giá rùng rợn | Hải Phòng, Đào mộ, Săn kho báu, Báo oán, Mê tín, Tín ngưỡng, Cổ vật, Đời sống


Cổ vật gốm anh Tuyến đào lấy từ mộ Hán.


Bi thảm và ky kỳ nhất là trường hợp anh Trần Văn M. Anh này sinh ra ở làng Mỹ Cụ, nhưng chục năm trước vợ chồng con cái dắt nhau về xã Gia Minh sinh sống, cách làng hơn 5km.


Mấy năm trước, thấy đám thanh niên cùng trang lứa đua nhau khoét núi đào mộ tìm kho báu, anh cũng vác mai vác xẻng đi đào. Anh M. cũng trúng một hầm mộ Hán bằng gạch và thu được vô số cổ vật giá trị.


Trúng kho báu, anh M. phất lên trông thấy. Không ai rõ anh kiếm được bao nhiêu tiền từ ngôi mộ cổ, nhưng từ một anh nông dân nghèo khó phải bỏ xứ ra đi, anh M. có tiền xây nhà cửa khang trang, sắm sanh nhiều vật dụng đắt tiền. Người dân kể rằng, ngôi nhà anh nông dân nghèo này mới dựng lên không thể dưới tiền tỷ.


Giàu có rồi, anh tổ chức một bữa tiệc lớn, mời họ hàng đến nhà nhậu nhẹt. Anh mổ cả lợn, rượu bia uống xả láng, linh đình như đám cưới. Đau đớn thay, sau bữa nhậu vài hôm, anh tự dưng lăn ra chết, chẳng rõ nguyên nhân là gì.


Theo ông Trần Văn Ngoang, trưởng làng Mỹ Cụ, hầu hết những người tham gia đào phá mộ Hán đều gặp họa, không chết chóc thì cũng bệnh tật, tai nạn, hoặc mất sạch tài sản.


Sau cái chết của anh M. rồi vụ tai nạn nặng nề của anh Tuyến, không ai dám xâm phạm những ngôi mộ Hán trong 3 quả núi làng Mỹ Cụ nữa. Vả lại, thời gian này, chùa Linh Sơn quản lý chặt núi Phượng Hoàng, rồi chính quyền địa phương cấm xâm phạm núi Rùa, nên cũng không ai được phép vác cuốc xẻng vào đào bới nữa...





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Bạn Nên Xem:

Bài Viết Liên Kết

Translate

Nguồn Tin Việt

Danh sách Blog

Websites