Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Đề cử Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới lần 2

@ nguontinviet.com


Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới từ năm 2003

Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới từ năm 2003


Ngày 27/9, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý Bộ trưởng Bộ VHTTDL thay mặt Chính phủ ký “Hồ sơ đăng ký mở rộng tiêu chí (8), bổ sung tiêu chí (9) và (10) Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam” đề nghị Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận lần thứ 2 là Di sản thiên nhiên thế giới.


Cụ thể, tiêu chí (8) về địa chất – địa mạo; tiêu chí (9) về quá trình sinh thái và sinh học; và (10) về đa dạng sinh học.


Thủ tướng giao Bộ VHTTDL phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam làm các thủ tục cần thiết để gửi Hồ sơ tới Trung tâm Di sản thế giới UNESCO trước ngày 30/9/2013.


Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã được UNESCO đưa vào Danh mục Di sản Thế giới năm 2003 với tiêu chí (8) về giá trị địa chất – địa mạo.


Năm 2009, hồ sơ Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng bổ sung thêm tiêu chí (10) về đa dạng sinh học đã được gửi tới UNESCO đề nghị công nhận lần 2.


Tuy nhiên, tại Kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản Thế giới (năm 2011) đã quyết định chuyển lại hồ sơ Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng để Việt Nam giải quyết các kiến nghị liên quan tới tính toàn vẹn, công tác bảo vệ và quản lý di sản.


Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng nằm trên địa phận huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đặc trưng của khu vườn quốc gia này là những kiến tạo đá vôi dạng karst hàng triệu năm tuổi, các loại hang động, sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Thông hành kiểu Huyền Chip

@ nguontinviet.com


Huyền Chip đi 20 nước với 700 USD

Huyền Chip đi 20 nước với 700 USD


– Thì báo chí mạng mùng đang rùm beng về vụ sách du ký của Huyền Chip đó.


– Ờ, cuốn này tui đọc rồi. Người ta ồn ào là đúng. Bản thân tui cũng bán tín bán nghi ông ơi. Làm sao cô bé ngó “chip” vậy mà đi 20 nước với chỉ 700 đô trong túi?


– Vậy mới đáng để đọc sách. Một cuốn sách thú vị phải đem lại cái gì đó khác thường chứ.


– Ừ há. Vậy thì tui biết vì sao các quan chức nhà mình cứ cuối đời là ngồi viết hồi ký, mà cuốn nào cũng như cuốn nào, không mảy may gây sự chú ý rồi.


– Tại mấy ổng không chứng minh được sự khác thường trong cuộc đời làm quan chức của mình hả?


– Đúng vậy. Quan trọng là mấy ổng không thể nào đưa ra được cái mức giá thông hành... bèo như Huyền Chip.


– Nhưng một số ông đâu có đi du lịch nhiều nước như em Chip mà gọi là giá thông hành?


– Đây: giá tiêu xài tiếp khách phung phí trên thuế dân, giá huê hồng hiếu hỉ các dự án, giá ngậm miệng cho qua khuất tất, giá lót tay trên tay dưới, phí bôi trơn các phi vụ làm ăn phi pháp... chẳng phải cũng là các thể loại “thông hành” đó sao. Hư cấu bảng giá thông hành đó ra, mà bèo quá, rẻ quá, độc giả thấy khó tin, nổi đóa, viết đơn đòi chứng minh tính xác thực, mấy cụ không chứng minh được, coi chừng bị thu hồi sách như chơi.


– Ừ ha. Đúng là viết sách phi hư cấu bây giờ khó thật. Vậy hèn chi thay vì viết hồi ký để đính chính cuộc đời, không ít cụ về hưu tỏ ra ưu thời mẫn thế, chuyển qua... mần thơ bày tỏ nỗi lòng.


– Ờ. Đọc thơ ca thì vần vè du dương, chẳng mấy ai cự nự về chuyện tiền bạc số má. Hay là mình hiến kế em Huyền Chip chuyển qua mần thơ đi cho đỡ rầy rà hả ông?





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Hiếu kỳ xem lợn đẻ ra "voi" ở Nghệ An

@ nguontinviet.com


 Con lợn trong đàn lợn 11 con vừa mới sinh ra của gia đình anh Hiếu có hình thù giống con voi.

Con lợn trong đàn lợn 11 con vừa mới sinh ra của gia đình anh Hiếu có hình thù giống con voi.


Những ngày vừa qua, gia đình anh Nguyễn Thọ Hiếu, trú xóm Vĩnh Thành, xã Nam Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) có hàng trăm người kéo đến xem một con lợn vừa mới sinh có hình thù giống con voi.


Theo lời của anh Hiếu, con lợn mẹ được gia đình anh nuôi cách đây gần 1 năm, đây là lứa sinh sản đầu tiên, được 11 con. “Con lợn đẻ vào tối ngày 17/9. Tối hôm đó vợ chồng tôi ngôi canh, khi lợn đẻ xong ra xem thì có 11 con, điều kỳ lạ là trong đó có 1 con có hình thù rất giống con voi”, vợ chồng anh Hiếu cho hay.


Khi đẻ ra, cả 11 con lợn con sống bình thường. Nhưng đến sáng sớm ngày mai, con lợn có hình thù giống con voi đã chết, vì không bú được.


Nghe tin lợn đẻ ra voi, rất nhiều người trong xóm, rồi trong xã và các vùng lân cận kéo nhau đến nhà anh Hiếu xem rất đông. Họ cho biết, từ trước đến nay họ chưa bao giờ thấy con lợn nào có hình thù giống con voi như thế này.


Theo quan sát, con lợn có thân hình to hơn hẳn so với các con lợn trong lứa, toàn bộ phần thân và đầu giống hệt đầu con voi con: đầu to, mắt to, lồi, phía trước có vòi dài, mỏm nhọn, chân to và có móng khác thường.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Sự thật về ma lai, thuốc thư (Kỳ 2)

@ nguontinviet.com


Thầy mo Alem (làng Wet, xã Chư Jô, H. Chư Păh) đã bị vạch trần vì bịp bợm dân làng

Thầy mo Alem (làng Wet, xã Chư Jô, H. Chư Păh) đã bị vạch trần vì bịp bợm dân làng


Chính quyền địa phương đã can thiệp kịp thời nhưng dường như vẫn không ngăn được hoàn toàn cũng như xoá bỏ được suy nghĩ về sự thật có con ma lai, thuốc thư trong tập quán suy nghĩ của người dân buôn, làng nơi đây. Vậy, nguồn cơn sâu xa do đâu, phải chăng đó là do một số bộ phận người dân “ác mồm, độc miệng” khiến bao người u mê, mù quáng?


Ma lai, thuốc thư có thật không?


Đa phần những vụ án đau lòng xảy ra liên quan đến ma lai, thuốc thư đã để lại cho người dân nơi đây không chỉ là những nỗi đau về thể xác mà còn để lại bao hậu quả nặng nề ở các bản, làng. Tuy nhiên, không khó để đưa ra lời giải thích hợp lý cho những nỗi đau này, đó chính là vì dân làng quá mê tín và thiếu hiểu biết khiến xảy ra những bi kịch. Cho đến nay, khi nói đến chuyện tình trai gái ở các buôn, làng muốn được đáp lại tình cảm người ta hay dùng bùa yêu… Và, cũng chính vì thứ bùa yêu đó đã khiến cho Hiên (tên còn gọi: Bã Thảo, SN 1991, trú tại làng Ktu, xã Chư Á, TP Pleiku) nhận lấy một kết cục đau lòng. Chẳng là Hiên đem lòng yêu Nheng (trú tại làng Ngol, phường Trà Bá, TP Pleiku) nhưng tình cảm không được đáp lại. Trong một lần đi làm thuê, Hiên gặp Blân (trú làng Kláh, xã BarMaih, H. Chư Sê), Hiên đã tâm sự chuyện tình cảm của mình, Blân đã cho Hiên một viên thuộc gọi là bùa yêu để Hiên đổi lấy một chiếc ĐTDĐ trị giá 300.000 đồng. Nhưng dùng bùa mãi mà Nheng cũng không thèm để ý đến mình, biết bị lừa nên Hiên đã trả viên thuốc lại cho Blân. Vậy là thông tin Hiên có thuốc, tức bùa yêu đã làm người dân ở đây hoang mang. Tuy nhiên, chính Hiên là người hoang mang không kém nên đã tìm đến cái chết để minh oan cho chính mình trước dân làng.


Có thể thấy rằng, cũng vì nhận thức của một số bộ phận người dân nơi đây còn hạn chế nên những gì đã thuộc về hủ tục thì luôn hằn sâu trong nếp nghĩ của họ. Vì vậy, nó cứ như mồi lửa âm ỉ, chỉ cần có điều kiện là bùng lên dữ dội, mặt khác câu chuyện ma lai, thuốc thư cũng được xem như câu chuyện làm quà “hồi môn” mà thế hệ này để lại cho thế hệ kia. Cũng có những câu chuyện mà khởi đầu từ sự buột miệng, hoặc muốn trêu tức người khác mà vô tình làm cho mình trở thành nạn nhân đau lòng.


Trong một lần đi rẫy, thấy không có ai nói chuyện với mình nên AYin (SN 1987, trú làng Wâu, xã Cư Á) buông lời: Mọi người thấy tôi có thuốc thư hay sao mà không ai nói chuyện với tôi hết vậy? Rồi một lần khác trong cơn tức giận với Huh nên AYin tuyên bố: Tao có thuốc thư đấy, tao đã thư chết người Kinh ở Phú Thọ và nhiều người dân tộc Jrai, Bahnar khác. Mày coi chừng tao! Rồi sự việc đau lòng cũng chẳng chừa AYin ra, trong lúc nhậu, cậu của Ayin là Mlưm bị nôn ra máu, cho rằng AYin bỏ thuốc cho cậu nên AYin đã bị đánh tới tấp, đòi AYin phải đưa thuốc giải. Mọi người đều nghi hoặc, chỉ mình AYin hiểu được thuốc thư là không có thật thì biết lấy đâu ra thuốc giải. Sau khi đi khám, Mlưm mới biết mình bị xuất huyết dạ dày vì… nhậu quá nhiều. Riêng AYin sau khi bị đánh một trận nhừ tử đã ngậm ngùi nhận ra rằng, nhiều lúc lời nói đùa, lộng ngôn của bản thân đã tự hại mình. Bây giờ thì AYin đã hiểu và cũng mong cho những người như mình và những người dân nơi buôn, làng của anh hiểu được ma lai hay thuốc thư chỉ là những thứ không có thật, nhưng nếu cứ tin vào đó thì sẽ có những nỗi đau thật hiện hữu tại buôn, làng.


Đi tìm lời giải


Để tìm lời giải về thực hư chuyện ma lai, thuốc thư, chúng tôi đã tìm đến nhà những thầy mo, thầy cúng của buôn, làng và câu trả lời thật đáng buồn vì thầy mo luôn “phán đại”. Chỉ cần một vài thứ như mảnh sành, cục sỏi, miếng cao su hay mẩu xương cá, các thầy mo đều có thể tìm và chữa được bách bệnh, trong đó có bệnh thuốc thư. Tuy nhiên, số phận của các thầy mo cuối cùng cũng trở về con số... “mo”, bởi lực lượng chức năng đã sớm vào cuộc, lật tẩy bộ mặt thật của các thầy mo này.


Làng Wet, xã Chư Jô, huyện Chư Păh vẫn còn nhớ như in việc thầy mo Alem lừa người dân để trục lợi. Trước đó, AYam (SN 1990), Siu Tuân (SN 1989) và 6 người khác cùng trú tại xã Chư Jô ngồi uống rượu. Tối đó, Tuân về nhà và bị đau bụng dữ dội nên bà Siu Hnhơr (mẹ của Tuân) cho rằng, Ayam đã bỏ thuốc thư con bà. Bà HNhơr đã huy động một số người trong làng kéo đến đập nhà và ép buộc gia đình Ayam phải thừa nhận mình bỏ thuốc thư Siu Tuân, bắt Ayam phải viết cam kết bồi thường 12 triệu đồng. Để chứng minh rằng con mình đã bị bỏ thuốc thư, bà HNhơr đã đưa Tuân đến thầy mo Alem. Sau này Tuân kể lại: “Bà Alem thấy mình đau bụng nên bảo mình bị bỏ thuốc thư rồi. Sau một hồi sờ mó, bà Alem lấy ống trúc hút vào bụng mình rồi lấy ra một viên sỏi và bảo đây là thuốc thư đó!”. Dù đã mất một khoản tiền cho thầy mo và đã được lấy thuốc thư ra khỏi người nhưng Tuân vẫn không hết đau.


Sau khi nhận được tin báo của người dân, Công an huyện Chư Păh đã đến vận động gia đình đưa Siu Tuân đến bệnh viện khám, siêu âm và được bác sỹ kết luận Tuân bị phù nề dạ dày, sự việc nhanh chóng được làm sáng tỏ. Khi biết mình đã sai, đứng trước dân làng, thầy mo Alem nói: “Tôi biết việc tôi làm là sai trái, lừa phỉnh bà con, tôi mong bà con dân làng tha thứ cho tôi, tôi hứa từ nay không làm những việc sai trái, lừa phỉnh mọi người như thế nữa".


Cần loại bỏ những hủ tục


Người dân vùng cao sống và rất tin vào già làng, trưởng bản, đặc biệt cuộc sống của họ luôn gắn chặt với sự hiện hữu của thầy mo. Đau ốm… thầy mo, cất nhà xây cửa, mở ruộng phát nương… cũng thầy mo. Vai trò của thầy mo vì thế càng quan trọng đối với người dân nơi đây nhưng ít ai hiểu được, thầy mo hiện nay đa phần là… nói mò!


Lợi dụng lòng tin của người dân làng Đăk Yă, thầy mo đã phán Duân chính là người bỏ thuốc giết chết già làng nên đã khiến ba mạng người bỏ phí. Giờ đây, người dân đã thấy được phần nào trò bịp của thầy mo và sự cả tin đến mù quáng của mình. Ngày nay, đám thanh niên ngày nào sau khi chấp hành án phạt nay hoàn lương và cả những người già trong làng mỗi khi đi qua ngôi nhà bỏ hoang 4 năm nay của Kel cùng cha ruột là ông Hnhiêu không ai dám ngẩng mặt lên nhìn vào. Không phải vì sợ con ma lai, thuốc thư tiếp tục làm hại họ mà bởi sự xấu hổ, sự ăn năn khi đám thanh niên đã đánh chết Kel, ông Hnhiêu tại khu rẫy Đăk Ram. Anh H’Lây, Trưởng Công an xã Đăk Yă nhớ lại: “Đó một phần từ mấy ông thầy bói, thầy cúng và sự cả tin của người dân làng. Cứ bị đau là thầy mo phán là bị thư và sau một hồi rờ mó họ lấy trong người bệnh ra mảnh chai, rồi sỏi, rồi linh tinh thứ. Nhưng làm gì có, họ chỉ lừa mình thôi, dân mình kém hiểu biết thì mới tin thôi...”.


Trao đổi với Đại tá Trần Văn Thọ, Trưởng Công an huyện Mang Yang về hủ tục ma lai, thuốc thư, chúng tôi mới hiểu được những khó khăn trong việc phá bỏ hủ tục này. Ma lai, thuốc thư chỉ là thứ truyền miệng, dù không ai biết nó hình thù, đặc điểm như thế nào nhưng nó như ăn sâu vào tâm trí của những người dân tộc thiểu số Bahnar, J’rai. “Để bài trừ dứt điểm hủ tục ma lai, thuốc thư này không phải việc có thể giải quyết trong một sớm, một chiều mà chúng ta cần phải có sự bền bỉ, kiên trì, không ngừng nâng cao nhận thức cho bà con. Ngoài sự vào cuộc của lực lượng Công an, cần có sự ngăn chặn và giải quyết kịp thời các vụ việc từ chính quyền địa phương, các cấp và đoàn thể khác. Nếu cùng làm tốt công tác tuyên truyền, làm cho bà con mình hiểu ma lai, thuốc thư chỉ là trò lừa bịp của một số đối tượng thì mới sớm loại bỏ được hủ tục này”, Đại tá Trần Văn Thọ chia sẻ.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Bức thư của cô bé lớp 3 "đánh gục" cộng đồng mạng Việt

@ nguontinviet.com


Bức thư của cô bé học lớp 3

Bức thư của cô bé học lớp 3


Xuất hiện cách đây không lâu trên mạng xã hội , bức ảnh có tiêu đề "Cô bé lớp 3 quá dễ thương" đã thu hút được sự chú ý, quan tâm khi nhận gần 2 nghìn lượt like và hàng trăm lượt bình luận của cư dân mạng.


Đa phần các ý kiến đều tỏ ra thích thú trước những dòng chữ có phần tinh nghịch của cô bé lớp 3 này.


"Ôi em bé lớp 3 này dễ thương quá, lại còn dặn anh trai là 'anh chưa học xong mà đã có người yêu là bố ghét lắm đấy", thành viên có nick Thu cuối bình luận.


""Thôi em đi chơi đây", mình kết nhất câu này trong bức thư của em ý, đúng là trẻ con.", Ngọc Mai bình luận.


"Nhớ ngày xưa còn bé cũng rất thích viết thư tay, giờ thì toàn gọi điện thoại hoặc nhắn tin thôi. Cho 1 like vì độ dễ thương và ngây thơ của cô bé lớp 3 này", thành viên Liêu Trai bình luận.


"Nhận được bức thư này của em gái, chắc bạn có tên là Thái sẽ cảm động lắm nhỉ. Có cô em gái vừa đáng yêu lại vừa giống bà cụ non biết quan tâm, dặn dò anh trai nữa", Hồng Quân bình luận.


Bức thư của cô bé lớp 3 "đánh gục" cộng đồng mạng Việt | Bức thư gây sốt, Cư dân mạng, Cộng đồng mạng, Bức thư của cô bé lớp 3


Cận cảnh bức thư của cô bé học lớp 3 (Nguồn: internet)


Bức thư của cô bé lớp 3 "đánh gục" cộng đồng mạng Việt | Bức thư gây sốt, Cư dân mạng, Cộng đồng mạng, Bức thư của cô bé lớp 3


Bức thư của cô bé lớp 3 này nhận được rất nhiều lời bình luận của cộng đồng mạngBức thư của cô bé lớp 3 "đánh gục" cộng đồng mạng Việt | Bức thư gây sốt, Cư dân mạng, Cộng đồng mạng, Bức thư của cô bé lớp 3





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Xôn xao clip tắm sữa khêu gợi trong bar ở Hà Nội

@ nguontinviet.com


Hình ảnh cắt từ clip

Hình ảnh cắt từ clip


Đoạn clip dài hơn 9 phút ghi lại toàn bộ màn nhảy múa gợi dục của một vũ công được ghi lại và đăng tải trên Internet đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều cư dân mạng. Sự việc được cho là diễn ra tại một quán bar ở Hà Nội.


Dưới ánh sáng mờ ảo, tiếng reo hò của khách hàng và tiếng nhạc chát chúa của quán bar, một vũ nữ xinh đẹp với mái tóc dài buông xõa, mặc bộ bikini sexy và rực rỡ khoe toàn bộ các phần cơ thể gợi cảm nhất tự tin bước lên sân khấu và một mình uốn éo, thực hiện các động tác khêu gợi.


Sau khoảng 1 phút "khởi động" trên sàn diễn, cô gái bắt đầu thực hiện màn tắm sữa gợi dục bên trong bồn tắm được đặt ngay trên sân khấu biểu diễn của quán bar.


Vẫn với những động tác khêu gợi, mời chào nữ vũ công nhanh chóng bước vào bồn tắm và thực hiện tiếp màn nhảy lả lướt. Đặc biệt, trước sự cổ vũ nhiệt tình của người xem và lời dẫn của nam MC, cô gái trẻ càng say sưa lắc hông, uốn éo khêu gợi và tạo đủ mọi dáng khiêu khích bên trong chiếc bồn tắm đầy sữa và cánh hoa hồng.


Xôn xao clip tắm sữa khêu gợi trong bar ở Hà Nội | Quán bar, Hà Nội, Clip tắm sữa, Gái nhảy, Múa cột, Tệ nạn xa hoi, Kích dục


Màn trình diễn cứ thể kéo dài tới gần 8 phút cho tới khi kết thúc, trước sự phấn khích của những người chứng kiến.


Đoạn clip được đăng tải đã thu hút sự chú ý lớn của cư dân mạng. Nhiều ý kiến cho rằng việc vũ nữ thực hiện các động tác có tính gợi dục như trong clip trên là phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục và quy định của pháp luật Việt Nam nên cần bị xử lý. Một số ý kiến lại cho rằng, sự việc diễn ra trong quán bar, vũ trường nên có thể chấp nhận được.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

"Tôi tự hào mình là người đồng tính"

@ nguontinviet.com


Đồng tính không phải là tội. (Ảnh minh họa)

Đồng tính không phải là tội. (Ảnh minh họa)


Trong căn hộ thuê ở ngõ Hoàng Mai, cặp đôi đã có cuộc trò chuyện cởi mở với chúng tôi về chuyện tình hạnh phúc của mình.


- Phát hiện ra mình là người đồng tính, tâm trạng của hai bạn như thế nào?


- Tuấn: Một tháng sau khi biết mình là ai, tôi đã nghĩ mình là người duy nhất khác biệt với cả thế giới này. Cũng may thời đó mới có internet, nên tôi có cơ hội tìm hiểu về người đồng tính. Tuy nhiên, lúc đấy báo đài nói về đồng tính rất tiêu cực, thường gắn liền với những từ như đua đòi, ăn theo, tệ nạn, bệnh hoạn… Nhưng giờ đây, suy nghĩ của tôi đã hoàn toàn thay đổi, tôi tự hào về giới tính, con người hiện tại của mình, cũng như tự hào về những gì cộng đồng LGBT làm được cho xã hội. Nếu được chọn lại giới tính, tôi vẫn chọn như vốn dĩ mình có.


- Bình: Trước giờ tôi sống khép kín, ít tiếp xúc với mọi người, các hoạt động trường lớp cũng rất ít tham gia, nên khi phát hiện ra giới tính thật, tôi đã nghĩ mình là người của... hành tinh khác rơi xuống. Tôi không ngừng dằn vặt bản thân và cố gắng tìm mọi cách để nghĩ mình không phải thế.


- Tình yêu đến với các bạn từ khi nào?


- Chúng tôi đã biết nhau từ 3 năm trước, nhưng chỉ như những người quen bình thường vì cùng quê. Cách đây một năm, một người bạn khai trương cửa hàng áo cưới, và hai đứa gặp nhau lại ở đó. Không hiểu sao ngay khi gặp gỡ, chúng tôi đã nói chuyện rất tự nhiên, thoải mái. Lúc về nhà, chúng tôi liên lạc với nhau qua điện thoại, Facebook, Yahoo... Tình yêu bắt đầu từ đó.


Vì yêu xa, nên chúng tôi phải trải qua khá nhiều sóng gió. Những lần cãi vã, ghen tuông, hiểu lầm thời gian đầu nhiều không kể hết. Cũng may là hai đứa chưa bao giờ giận nhau quá một ngày nên rồi mọi chuyện đâu cũng vào đó.


- Dân gian có câu "tình yêu làm con người ta thay đổi", các bạn thấy gì từ bản thân mình?


- Tuấn: Nói thật là trước đây tôi rất chơi bời. Ở Hà Nội học, gần như ngày nào tôi cũng lên bar chỉ để xả nỗi buồn. Bao nhiêu mối tình trải qua nhưng chưa một mối tình nào tôi có thể tin tưởng và dựa vào. Trong suốt ba năm trời đi học, chưa bao giờ tôi tìm thấy một sự bình yên, luôn phải sống trong sự lo lắng, đau khổ. Nhưng từ khi gặp Bình, mọi thứ thay đổi, tôi đã cố gắng hơn rất nhiều.


- Bình: Trước đây tôi sống khép kín, không quen ai, cũng không yêu ai. Sau khi gặp Tuấn, suy nghĩ, hành động hàng ngày của tôi đã có nhiều thay đổi. Đặc biệt, trước đây tôi gần như không biết trân trọng ai, bỡn cợt lắm, giờ cá tính đó thay đổi nhiều, biết trân trọng tình cảm hơn.


- Người thân phản ứng thế nào khi biết bạn là người đồng tính?


- Tuấn: Hầu hết người thân trong gia đình tôi đều không chấp nhận được chuyện này. Bố tôi là người phải đối gay gắt nhất. “Bố chưa thấy trường hợp nào như thế, trong dòng họ trước giờ chưa hề có, nên không thể xảy ra chuyện này được”, bố từng nói như thế. Còn với mẹ, lúc đầu mẹ cũng không chấp nhận được. Nhưng sau khi tôi tham gia vào cộng đồng LGBT, tôi đã thường xuyên gửi bài viết về người đồng tính cho gia đình đọc, để mọi người có cái nhìn chính xác và thiện cảm hơn. Tôi nghĩ mình đang dần cảm hóa được mẹ. Còn bố thì mặc dù không chấp nhận, nhưng cũng không còn thái độ miệt thị như ban đầu.


- Tình yêu của người đồng tính lâu nay vẫn bị xem là khó bền vững, hai bạn nhận định gì về quan điểm đó?


- Tuấn: Thật ra cách đây mấy năm, bản thân tôi cũng tồn tại suy nghĩ đó. Lúc đấy, tôi nghĩ yêu thì cứ yêu, yêu để đỡ buồn, yêu để chơi bời, mà không có mục đích, không có hướng để đi lên. Nhưng giờ đây, khi bắt đầu đi làm, phải nghĩ đến cơm áo gạo tiền, đặc biệt là khi gặp được người mình yêu và mang lại cho mình cảm giác bình yên, suy nghĩ ban đầu của tôi đã thay đổi. Tôi tin vào tình yêu bền vững của cặp đôi đồng tính.


- Bình: Không ít bạn đồng tính dù biết mình như thế, nhưng họ vẫn xác định sau này sẽ lấy chồng/vợ để không phụ lòng bố mẹ. Từ đó, đôi khi họ không chân thành trong tình cảm của mình, dù vẫn yêu nhưng họ quyết tâm ra đi để vừa lòng bố mẹ. Hơn nữa, tình yêu đồng tính không bền vững một phần vì tác động của xã hội. Với lại, ngay cả đôi nam nữ bình thường yêu nhau, đâu phải ai cũng bền vững. Còn với những đôi yêu nhau thực sự, thì dù đồng tính hay dị tính, khó khăn mấy họ cũng sẽ trải qua.


- Nhiều người đồng tính nam chọn cách lấy vợ để làm vừa lòng cha mẹ, các bạn thì sao?


- Tuấn: Từ ngày biết mình như thế, tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đến với một cô gái nào đấy, giả vờ kết hôn và sống bằng mặt nhưng không bằng lòng hay lấy về chỉ để làm tấm bình phong. Thầy giáo tôi từng dặn học trò rằng, sống không nên chỉ nghĩ đến hạnh phúc của riêng mình, mà phải nghĩ cho người khác nữa. Tôi xác định tôi sẽ cô đơn cả đời, không có hạnh phúc cả đời cũng được, chứ không bao giờ để tình trạng mình không hạnh phúc, mình cũng phải cố gắng kéo người khác vào cuộc để họ cũng không hạnh phúc như mình.


- Bình: Trước đây tôi luôn nghĩ tới việc sẽ lấy vợ, sinh con, nhưng hiện tại thì không nghĩ đến điều này nữa; tương lai thì chưa dám chắc. Nếu vượt qua được áp lực của gia đình, xã hội, tôi sẽ không lấy vợ, và mong muốn được kết hôn với người mình yêu.


- Nếu được nói một câu với những người đang kỳ thị, hoặc có cái nhìn sai lệch về những người đồng tính, chuyển giới..., bạn sẽ nói gì?


- Tuấn: Chúng tôi cũng sống và cống hiến cho đất nước như các bạn. Chẳng qua chúng tôi sinh ra đã thế chứ bản thân không hề muốn thế. Tôi mong mọi người hãy nhìn chúng tôi với ánh nhìn thiện cảm như bao người khác. Như thế chúng tôi sẽ đỡ vất vả hơn, không phải lo lắng đến việc che giấu bản thân như thế này.


- Bình: Trước khi phán đoán hay nói ai điều gì đó, các bạn nên tìm hiểu rõ bản chất vấn đề để tránh làm tổn thương mọi người cũng như làm tổn thương chính bản thân mình.


* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Nhà "nghĩa địa đầu người" rùng rợn ở Tây Ninh

@ nguontinviet.com


Một đầu người bị cây kéo đâm vào mắt

Một đầu người bị cây kéo đâm vào mắt


Trưa 20/9, rất đông người dân (ngụ ấp Long Hải, xã Trường Tây, huyện Hòa Thành, Tây Ninh) tụ tập tại “ngôi nhà ma” đề nghị chủ nhà đập bỏ những bức tượng đầu người ghê rợn.


Gia chủ Phạm Chứng (73 tuổi) là “nghệ nhân” chuyên chế tác hàng trăm đầu người bằng xi măng bày trí khắp sân vườn cùng nội thất trong nhà. Cách nay mười năm, ông Chứng từ TP HCM tới đây mua gần 1.000 m2 đất và xây nhà.


Ông không thường xuyên trú ngụ mà lâu lâu mới về thăm. Do vậy mà cảnh nhà ngày thêm hoang phế, cây cỏ mọc um tùm, đặc biệt không có điện thắp sáng.


Cứ độ một tháng, ông Chứng về thăm nhà một lần rồi mua cát, đá, xi măng lui cui đắp họa những đầu người hình dạng kỳ quái lần lượt bày trí khắp sân vườn. Có rất nhiều tác phẩm khi nhìn vào sẽ có cảm giác sợ hãi, nhất là trẻ em như: đầu người bị cắm lưỡi dao, cây đục, kéo... cùng những vệt máu (bằng nước sơn) chảy ròng trên khuôn mặt như minh họa nhiều “nạn nhân” bị chết một cách thê thảm từ các vụ án mạng đầy tính bạo lực ghê rợn.


Cạnh những hình ảnh ma quái là chiếc lư hương, bình hoa thường xuyên hương khói. Quang cảnh rùng rợn đã khiến người dân sinh sống nơi đây bất bình bức xúc, luôn bị ám ảnh không dám đi qua.


Cách nay hai tháng, ông Chứng lại nổi hứng tự xây hai nấm mộ giả phía phải sân vườn để thờ Thần Tài, Thổ Địa và thân mẫu, thoạt nhìn ai cũng giật mình vì ngỡ rằng đó là hai nấm mộ thật.


Nhà "nghĩa địa đầu người" rùng rợn ở Tây Ninh | Tây Ninh, Nhà nghĩa địa, Chuyện lạ Việt Nam, Tâm linh, Đầu người


Nhiều đầu người được trồng trong vườn nhà ông Chứng.


Ông Chứng đã bỏ công sức và tiền bạc gần mười năm nay để hình thành một “nghĩa địa đầu người” mang màu sắc kỳ quái nhằm “trang trí” ngôi nhà của mình. Hàng xóm bất bình tìm gặp ông Chứng thì được trả lời: “Trong xã hội người ta làm những nghĩa địa to lớn, riêng tôi làm nghĩa địa đầu người trong nhà mà có thể cả thế giới này không ai làm được. Tôi bỏ công tu tạo như vầy cốt là làm phước cho mấy người chết có nơi về đây tá túc. Biết đâu công trình của tôi sẽ được đưa vào kỷ lục Guiness”.


Anh Nguyễn Văn Thật (xã Trường Tây, huyện Hòa Thành) bộc bạch: “Cứ mỗi lần về thăm nhà ông ấy lại làm thêm khoảng 5 đầu người kinh dị. Liên tiếp nhiều năm số lượng “đầu ma” nẩy nở đếm không hết. Thậm chí trước đây ông ta còn treo những chiếc đầu ghê rợn trên các trụ rào đối diện nhà tôi nên tôi vác búa ra đập.


Về đêm, người lớn và trẻ em ít ai dám đi ngang qua thửa đất có khung cảnh ma quái này. Cây cối thì um tùm rậm rạp, muỗi phát sinh dữ dội do các thùng chứa nước mưa trong sân vườn, khu vực này có rất nhiều trẻ em bị mắc bệnh sốt rét. Việc ông Chứng xây dựng “nghĩa địa đầu người” đâu phải một ngày một bữa nhưng không hiểu sao cấp chính quyền sở tại không có động thái nhắc nhở, ngăn chặn ngay từ đầu để tạo sự bình an cho người dân trong ấp và mỹ quan nông thôn...”.


Cháu Nguyễn Minh Sang (10 tuổi, ở gần nhà ông Chứng) cho hay: “Những chiếc đầu người máu me khiến con phát sợ không dám lai vãng. Bạn bè con đi qua đây đều rùng mình”.


Nhà "nghĩa địa đầu người" rùng rợn ở Tây Ninh | Tây Ninh, Nhà nghĩa địa, Chuyện lạ Việt Nam, Tâm linh, Đầu người


Hình hài bằng xi măng do ông Chứng vừa chế tác.


Chị Trần Kim Dung (46 tuổi, ngụ trong ấp) bức xúc: “Khu vực này từ tối đến khuya ít ai dám đi ngang qua vì cảnh tượng hoang phế, hình ảnh ma quái, nhất là hai cái mộ cùng một số đầu người lố nhố máu me. Nhiều khi lúc đêm khuya có nhóm thanh niên xấu mang hoa quả vào mộ khấn vái để xin số đề và hút chích xì ke, đêm đêm trẻ con khóc ré khi ngủ do ám ảnh vì thấy “ma”. Trời vừa sập tối cả nhà tôi phải đóng kín cửa, mở đèn sáng choang để xua đi cảnh tượng u ám đáng sợ”.


Nói về chủ nhân của căn nhà quái dị, người dân cho biết mỗi khi ông Chứng về nhà sinh hoạt thật khép kín, không quan hệ với ai, từ chối bắt chuyện với hàng xóm và luôn tránh né những câu chất vấn về “tác phẩm” của mình. Ông chỉ trả lời ngắn gọn đó là những “tác phẩm nghệ thuật” khó người nào làm được.


Hiện chính quyền địa phương và cơ quan văn hóa huyện đã đến nhà ông Chứng kiểm tra để có biện pháp xử lý.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Chuyện ghi chép ở "bản cave"

@ nguontinviet.com


Bùi Thị Lệ, cô gái từng làm nghề

Bùi Thị Lệ, cô gái từng làm nghề "không địa chỉ"


LTS: Tôi ngồi đối diện với năm, bảy cô gái trẻ da thịt nhiều hơn vải vóc trong trụ sở của công an quận Đống Đa, Hà Nội. Có cô mới chớm tuổi đôi mươi, mười tám. Có cô đã vượt ngưỡng đầu ba đuôi bảy. Còn cô, chẳng nói ngoa khi chỉ một, hai năm nữa là lên chức bà ngoại. Tôi đưa máy ảnh lên chụp có cô cúi mặt rụp xuống tà áo mỏng, có cô trơ mắt nhìn thẳng vào ống kính, tay kéo áo quá bụng mà thách thức. Cả dăm bảy cô gái ấy, đánh phấn bôi môi, đỏng đà đỏng đảnh mỗi đêm đánh vật với chục gã đàn ông. Không ai biết rằng, chỉ đôi ba năm trở về trước chính họ mặc áo vá vai, chân dép tổ ong chiếc nọ, cái kia xộc xệch, ngơ ngác đứng đếm tầng lầu chung cư ở Hà Nội. Cuộc “cải cách” ở chốn đô hội với những sơn nữ nghĩ đến mà nhưng nhức lắm thay.


Những cô gái làm nghề "không địa chỉ"


Như một ngọn lửa nóng bỏng đã có thời gian thổi bùng lên rồi cháy âm ỉ ở thôn Bôi Câu, xã Kim Bôi (huyện Kim Bôi- tỉnh Hòa Bình). Những cô gái tuổi trăng tròn, trăng náu rồi cả những người đã thốc thếch con cái hò hẹn nhau ra thành phố mỗi dịp hết tết, cạn mùa màng để mưu sinh. Đằng đẵng cả năm trời những cô gái trên chiếc xe khách ngày nào bỗng trở về sang trọng khác thường. Tóc nhuộm vàng, môi son đỏ, quần là áo lượt, chân tay móng tím móng xanh đánh dấu thành quả của cái nghề "không địa chỉ".


Thôn Bôi Câu, xã Kim Bôi (Kim Bôi-Hòa Bình) chiều buông đặc quánh mùi rơm rạ ngày mùa. Gió lùa khói bếp cay xè mắt. Gặp lại khách cũ, vẫn khuôn mặt ưu tư như thủa nào khi than thở về những khó khăn của địa phương, trưởng thôn Bùi Văn Ngọc bối rối: “Lúa mất mùa, cứ như nhà tôi 2 đứa con ăn học, mới đầu năm mà đi đứt con lợn ngót một tạ. Thanh niên, nam nữ không học thì bỏ xứ đi làm thuê tận đâu đâu. Làng vắng ngắt, ngày mùa cũng chẳng thấy bóng người”.


Tôi buột miệng hỏi về những cô gái trẻ ở Bôi Câu rời quê đi làm “nghề nhàn hạ ở phố”, anh Ngọc bảo: "Cái chuyện đó có lâu rồi nhưng đến nay vẫn còn nhức nhối lắm. Thôn trên, bản dưới chỗ nào chả có. Tôi cũng nghe người ta nói thế thôi chứ cụ thể mình cũng không nắm rõ". Dù khá dè dặt nhưng anh Ngọc vẫn cung cấp cho tôi một dãy những tên tuổi của các sơn nữ lầm đường lạc lối.


Chuyện ghi chép ở "bản cave" | Hòa Bình, Gái mại dâm, Tệ nạn mại dâm, Bán dâm, Đời sống, Tệ nạn xa hoi


Chớm lớn những cô gái ở bản nghèo này rủ nhau đi làm gái điếm


6 năm liễu dập hoa vùi trong nhà thổ, trở về quê, Bùi Thị Khơi xây được một căn nhà khang trang, kiên cố. Về bản, Khơi mặc cái áo khoét rộng ngực, nóng thì mặc cái váy mỏng tang, mềm rũ. Đã xấp xỉ 40 xuân, nhưng khuôn mặt Khơi te tởn lắm. Khi người làng đang quần quật ngoài đồng thì Khơi ngồi nhà tô son điểm phấn, mở nhạc sàn nhún nhảy như gái phố hồi xuân. 3 năm sau ngày chồng qua đời, Khơi cũng “buộc cổ” được một nhân tình hơn mình độ hai chục tuổi. Khơi cặp với lão từ ngày chồng Khơi còn nằm trên giường bệnh. Ngoài nhà chồng khò khè, thở dốc thì bên trong Khơi hoan hỉ, ong ve với khách. Không phải Khơi không yêu chồng, thương con mà ngược lại. Chồng đau ốm, hai đứa con lớn ăn học, không có việc gì khác ngoài 3 sào ruộng khiến Khơi túng bấn nên mới tính liều ra phố làm nghề… đứng đường.


Làm được bao nhiêu, Khơi đổ hết vào tiền thuốc cho chồng. Khơi nghĩ chồng hết bệnh cô sẽ bỏ về quê, vợ chồng lại quấn quýt, cổ cày vai bừa, dưa cà mắm muối sống thanh bạc. Nhưng đến khi chồng chết thì Khơi chót “nghiện” nghề không từ được. Quen với ánh sáng đèn hồng, quen với phấn son và quen cả hơi của những thằng đàn ông lạ lẫm, Khơi nhắm mắt bước tiếp. Chỉ đến khi bị Công an bắt khi đang hành nghề ở đường Láng- Hà Nội và đưa đi trung tâm 9 tháng Khơi mới chịu… giải nghệ về nhà. Gặp tôi Khơi bảo: "Tôi sẽ chẳng ra phố nữa, con nó lớn rồi, chồng cũng đã qua đời, đi nữa thì nhục lắm. Với lại, giờ tôi cũng có người thương đỡ đần gánh nặng ít nhiều”. Người thương của Khơi già lụ khụ. Lâu lâu lại cưỡi chiếc xe đạp cọc cạch vượt 60 cây số từ Hà Nội lên thăm. Ân ái với nhau một đêm tại nhà, lão dúi cho Khơi vài trăm bạc rồi lại về. Mỗi lần như thế, Khơi tiễn lão ra tận đầu làng. Bịn rịn lắm!


Cách nhà Bùi Thị Khơi chỉ vài bước chân là nhà của Bùi Thị Lệ, sinh năm 1990. Lệ là cháu gọi Khơi là dì ruột. Trước khi tìm đến nhà Lệ bà Bùi Thị Hiên, Chi hội trưởng chi hội phụ nữ thôn Bôi Câu cứ xuýt xoa: "Con Lệ xinh lại trẻ thế mà nó có con 2 tuổi rồi. Chẳng chồng cha gì, nó đi làm dưới Hà Nội rồi ôm cái bụng về làng. Thấy bảo nó đi làm dưới nhà nghỉ, kiếm được nhiều tiền lắm, xây nhà to lắm”.


Loanh quanh mãi tôi mới lần tìm được vào nhà của Lệ. Gọi mấy hồi to mới thấy cô gái trẻ ôm bước ra từ gian buồng với mảnh quần cụt lủn, cái áo hai dây lộ nửa mảng ngực. Thấy tôi hỏi về mình Bùi Thị Lệ mặt lầm lì, câng câng ra chiều đề phòng: “Em có làm nhà nghỉ nữa đâu mà các anh về thăm?”. Thế trước đây em làm gì?. Lệ bảo: "Em làm cắt tóc, gội đầu dưới Ứng Hòa-Hà Nội nhưng nghỉ về nuôi con". Tôi đánh liều hỏi thẳng: "Thế sao bảo em ra Hà Nội làm nghề dang chân?". Lệ bặm môi có vẻ tức tối nhưng rồi bật cười: "Ai bảo thế, em chỉ có bồ thôi. Các anh nghe gì mấy bà đầu làng nghe hơi nồi chõ". “Bồ à? Thế có mấy bồ?”, tôi cật vấn tiếp. Lệ giật một câu cộc lốc: Nhiều bồ.


Vỏn vẹn có 3 năm làm “cắt tóc gội đầu" Lệ về quê xây được nhà riêng. Ngôi nhà sau một năm xây dựng đã sơn màu đẹp đẽ, sắm sửa đồ đạc khang trang. Ngôi nhà đứng lừng lững sát ngôi nhà tranh vách nứa, xệp xệ, tối tăm của bố mẹ Lệ. Nhà xây xong, bố mẹ Lệ chẳng ai bước chân vào một bước. Gặp bà Bùi Thị Bơi, mẹ của Lệ bà vừa cười ngặt nghẽo, vừa nói: “Nó có chồng đâu anh. Ai thương thì đến với nó thôi. Tôi cũng bảo là không được thế nhưng chúng nó xuống phố ngủ với đứa nào ai mà biết được. Giờ nó mang con về, nó còn bảo con nó lớn nó gửi ông bà để xuống phố quản lý nhà nghỉ. Chuyện của nó mình can thiệp làm gì. Lớn rồi chúng nó ắt biết nghĩ”.


Cũng theo bà Bơi, thì gần đây Lệ đem một người đàn ông dưới xuôi về tổ chức vài ba mâm ăn uống rồi giới thiệu là chồng. Khi tôi hỏi đến thì Lệ mới nói: "Anh ấy đang ở với vợ ở dưới quê, nói là chồng thì không đúng mà em chỉ xin một đứa con thôi. Giấy khai sinh của con em chỉ có tên mẹ. Không muốn lấy chồng thì xin một đứa con có sao đâu”.


Không xa nhà Bùi Thị Lệ là Bùi Thị Mai, sinh năm 1986, cũng hàng chục năm trời “quần quật” với nghề làm gái. Mai là con gái duy nhất trong một gia đình mà bố mẹ đã đều già yếu. Sau gần chục năm làm nghề “không địa chỉ” mai tích cóp được 300 triệu đồng gửi ngân hàng. Và tài sản quý nhất sau khi “giải nghệ” cũng là một bé trai không rõ tên cha. Mai béo tròn trùng trục, ăn nói nhát gừng. Tôi hỏi: “Chị một lần bị Công an bắt vì bán dâm?”. Mai vặn: “Thì sao? Thiếu gì người bị bắt?”. “Đứa con có cha không?”, tôi hỏi tiếp. Mai sồn sồn: “Tôi tự sinh được đấy hả. Đứa nào mà chẳng có cha chỉ muốn hay không mà thôi. Mà con tôi khai sinh có tên cha đàng hoàng nhé”. Vừa nói Mai vừa mở tủ lôi cái giấy khai sinh ra và chỉ vào tên ghi bố đứa trẻ là Nguyễn Văn B. ở Hà Nội. Tìm hiểu, được biết cha đứa bé năm nay 79 tuổi, nhiều hơn bố Mai đến chục tuổi. Có lần mai tìm xuống nhà “người tình” bị các con ông lão vây ráp đánh một trận tơi bời, cắt trụi mái tóc. Từ bữa ấy, Mai cạch không tìm xuống nữa mà ông lão cũng chẳng thấy tăm hơi.


Những phụ nữ ở Bôi Câu và cả những thôn khác trong huyện đi làm nghề "không địa chỉ" vài năm gần đây rủ nhau về xây nhà, mua xe và… sinh con. Cuộc sống khó khăn đã đẩy đưa những sơn nữ trẻ lạc vào nghề “bán xuôi, nuôi ngược” ở thị thành. Điều đáng nói là vấn nạn này chưa bao giờ có chiều hướng giảm. Cô chị kéo cô em chẳng mấy chốc lũ lượt trở về thay da đổi thịt, má đỏ môi hồng, tóc xoăn váy ngắn, xây nhà, dựng cửa bằng chính đồng tiền kinh doanh “vốn tự có”. Đáng buồn hơn, có nhiều phụ nữ một nách hai ba đứa con vẫn trốn chồng con xuống Hà Nội làm “công nhân” trong các nhà chứa. Tháng tháng gửi “lương” về cho chồng chăm con. Âu cũng vì cuộc sống quá ngặt nghèo.


Chuyện ghi chép ở "bản cave" | Hòa Bình, Gái mại dâm, Tệ nạn mại dâm, Bán dâm, Đời sống, Tệ nạn xa hoi


Vợ chồng ông Bùi Văn Thông và Bùi Thị Nhánh


“Tôi biết nó đi làm gái”


Chiều muộn, tôi mới tìm đến nhà ông Bùi Văn Thông ở đội 3 thôn Bôi Câu. Gian nhà trống hoắc, thấp lè tè, xây toàn bằng đá cuội. Hai vợ chồng già đang cặm cụi dọn thóc ở cái vuông sân nho nhỏ. Đến thời điểm này, Bùi Thị Huyền, sinh năm 1976 đứa con gái của ông Thông và bà Nhánh vẫn còn ngồi trong trại tu tâm dưỡng tính. Ngồi nói chuyện mà hai vợ chồng ông Thông cứ nhìn nhau tịnh chẳng nói lời nào. Khi tôi nhắc đến tên cô con gái thì ông bà mới tỉ mẩn tâm sự với khách.


Theo như ông Thông kể thì Huyền là cô con gái thứ 3 đi ra Hà Nội làm cái nghề "không địa chỉ" hay gọi với từ ngữ quen thuộc ở đây là nghề cave từ khi còn rất trẻ. Gần chục năm trời, cả gia đình ông tuyệt nhiên không biết con gái làm cái nghề gì, ở đâu. Mỗi lần về Huyền ăn mặc sành điệu lắm, son phấn đỏ choe choét. Huyền được ô tô đưa vào tận sân, bước xuống như nữ doanh nhân thành đạt. Mà mỗi lần về cũng chỉ đảo qua đảo lại vài phút rồi đi ngay. Mãi sau, ông bà Thông bất ngờ khi Huyền mang về "tặng" một đứa cháu mà không thấy đem theo chồng, chỉ dặn đó là con của mình, là cháu ngoại của ông bà. Cuối năm 2011, thì nhận thêm cái giấy thông báo của địa phương nói là Huyền bị bắt vì điều hành một ổ chứa mại dâm. Nhưng ngay cả khi nói đến chuyện buốt xót, nhục nhã này tôi cảm giác ông Thông, bà Nhánh chỉ như nhấp một chén rượu đắng và khà một hơi là xong.


Chuyện ghi chép ở "bản cave" | Hòa Bình, Gái mại dâm, Tệ nạn mại dâm, Bán dâm, Đời sống, Tệ nạn xa hoi


Bùi Thị Huyền trước khi chưa bị bắt


Nghe chuyện của hai vợ chồng họ tôi mới ngộ ra rằng cái khái niệm về quản lý con cái ở đây chỉ là con số không. Và, cái cách mà họ giải thích thế nào là vợ chồng cũng ngây ngô, hài hước đến phát… khóc.


Khi tôi hỏi ông Thông:


- Bác có biết Huyền đi ra thành phố làm gì không?


Ông Thông bảo: “Nó đi làm gái chứ làm gì nữa nhưng mãi sau tôi mới biết, anh ạ”


- Thế trước đó Huyền nói với bác đi làm gì?


- Nó bảo đi làm ăn, công việc nhàn hạ lắm lại có nhiều tiền. Tôi cũng chỉ biết như thế, lần nào hỏi nó cũng nói thế.


- Thế sao bác không hỏi chính xác là làm việc gì, ở đâu?


Ông Thông băn khoăn: “Tôi có hỏi thì nó bảo làm quản lý ở công ty nhà nghỉ dưới Hà Nội. Làm bao nhiêu năm nó cũng không đưa cho tôi một đồng nào cả. Giờ nó bị bắt giam tôi cũng phải nuôi con gái thay nó”.


Nhắc đến con gái Huyền tôi mới biết đứa bé tên Bùi Thị Trang, sinh năm 2001. “Mới lớn mà đi học nó cứ đòi tô thêm một chút son vào môi, muốn mặc cái váy hoa mẹ nó mua và đòi dùng cả điện thoại di động”, bà Nhánh kể. Ông Thông buồn bã: “Mẹ nó đi tù, tôi thì làm gì có tiền. Mấy lần định vào trại thăm nó nhưng không đi được. Tiền đâu mà đi. Nó làm thì nó chịu, nó vào một lần rồi đấy có chừa đâu. Đến là nhục”. Cho đến nay thì danh tính của bố cháu Trang cũng chỉ có mình Huyền biết, thậm chí chính Huyền cũng không biết là ai. Bởi trước và sau khi sinh con Huyền đều dẫn vài người đàn ông về nhà giới thiệu là chồng sắp cưới. Trước ngày bị bắt vài tháng Huyền đưa một người đàn ông lạ hoắc về nhà và bảo đó là chồng chính thức của mình. Ông bà cũng một điều con gái, hai điều con rể chứ có hiểu ra cơ sự gì đâu.


Tôi hỏi ông Thông chồng Huyền tên gì thì ông chỉ vò đầu, gãi tai: "Tôi không nhớ lắm. Nó họ Nguyễn hay là Bạch gì đó nhưng cũng bị bắt đang đang giam giữ trong Nghệ An cơ". Thấy chồng luống cuống, bà Nhánh nãy giờ ngồi nóng ruột liền xen vào: "Nó họ Trần, Trần Văn gì đó, tôi cũng không biết. Chúng nó chỉ là vợ chồng công việc thôi". Ông Thông được thể: "Ừ, đúng rồi, chúng nó là vợ chồng công việc". Tôi thắc mắc: "Sao lại là vợ chồng công việc?". "Thì chính nó nói với tôi thế mà. Nó bảo chúng con yêu nhau thật lòng nhưng không cần phải đăng ký để tiện cho công việc làm ăn. Thằng ấy nó cũng có vợ ở dưới xuôi rồi. Bị bắt cùng ngày với nhau đấy".


Khái niệm “vợ chồng công việc” nghe vừa lạ lẫm, vừa tức cười nhưng thực ra với đôi vợ chồng khổ lụy này thì có lẽ không có giải thích, hay một khái niệm nào chuẩn xác hơn. Mặc nhiên, họ cũng biết rằng đó không phải là vợ chồng mà chỉ là “mèo mả gà đồng” hay “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” cặp với nhau để làm công việc nhơ nháp kia mà thôi. “Mỗi lần nó về nó hỏi ông có tiền cho con vay mấy trăm trả tiền taxi. Rồi thì, có con gà mái đẻ nó bảo thằng chồng đuổi cho bằng được bắt làm thịt. Ăn xong nó vét cái bồ gạo sắp cạn tới đáy cho vào túi, nó bảo con xin mấy cân lên thành phố ăn. Thôi thì kệ, con cái mình, mình nói không hay”. Tôi hỏi ông Thông: “Sao bảo con gái ông làm nhà nghỉ lắm tiền lắm cơ mà?”. “Thì đấy. Tôi cũng chả hiểu ra làm sao”. Bà Nhánh lại nhanh nhảu: “Nó nuôi 5 đứa con gái, toàn lên giường với đàn ông rồi được tiền. Có làm gì nặng nhọc đâu. Trước đi làm thợ may nó chê lương thấp rồi nó đi bán cà phê. Chán cà phê nó đi làm cave. Chán cave nó lại nuôi cave rồi bị bắt”.


Nghe hai vợ chồng già kể chuyện tôi buồn đến nao lòng. Dường như, những bậc sinh thành này coi cái chuyện con gái đi làm nghề "dang chân, dang tay" kia là quá đỗi bình thường. Cảm giác ấy tôi đã thấy được qua cái điệu cười ngặt nghẽo của bà Bùi Thị Bơi mẹ đẻ của Bùi Thị Lệ khi tôi hỏi chuyện của con gái bà ấy. Rõ ràng không phải chuyện đùa nhưng cười chảy nước mắt vì cách nghĩ của họ đơn giản quá, ngây ngô quá. Và hình ảnh những cô gái trở về trong nhung lụa hay trong nỗi tủi nhục ê chề đều trở nên ám ảnh.


Chuyện ghi chép ở "bản cave" | Hòa Bình, Gái mại dâm, Tệ nạn mại dâm, Bán dâm, Đời sống, Tệ nạn xa hoi


Nhiều cô gái ở Kim Bôi đang quăng mình vào ổ bán dâm


Vì đâu nên nỗi?


Đời sống khó khăn, không có nghề phụ và đặc biệt là thiếu sự quan tâm giáo dục khi người dân dân trí thấp khiến nảy sinh tệ nạn. Không chỉ riêng Bôi Câu mà phong trào phụ nữ đi làm nghề "không địa chỉ" đã trải rộng ra cả một vùng làm phức tạp tình hình an ninh trật tự.


Hiện nay, số lượng thanh thiếu niên đi lao động, phục vụ ở các quán cà phê đèn mờ, quán bia, quán ăn, nhà nghỉ còn rất lớn. Những nơi nhạy cảm này là môi trường thuận lợi đầu tiên khiến những sơn nữ vùng cao dễ dàng sẩy chân sa ngã. Những cô gái tâm hồn trong như nước suối ấy dễ dàng bị mua chuộc bằng cái váy ở chợ trời, bằng một thỏi son môi cực rẻ. Những cô gái ngơ ngác như con nai rừng, khô khan như cành củi khô kia bỗng chốc biết buông lời ong tiếng ve khi lên giường với hàng tá đàn ông thèm khát của lạ. Những cô gái điếm bị bắt từng thách thức trước ống kính của tôi đây bàn chân từng chai sạn vì leo vách núi. Giờ trở về bản rón rén sợ giẫm phải gai.


Vì đồng tiền, vì cuộc sống họ đánh đổi tất cả. Cái gì là đạo đức? Cái gì là lương tâm, nhân cách? Những cô gái đã bỏ bản đi làm gái điếm tuyệt nhiên không chút bận tâm.


Bà Bùi Thị Phểu, cựu Bí thư chi bộ thôn Bôi Câu ngán ngẩm: "Hạn chế thì còn được chứ làm dứt điểm bây giờ thì khó hơn lên trời. Số lượng phụ nữ đi làm xa rất đông làm sao quản lý được họ. Mấy năm gần đây, các ban ngành địa phương đặc biệt là Hội phụ nữ đã làm quyết liệt, kỷ luật, kiểm điểm những chị em phát hiện làm nghề "không địa chỉ" nhưng không hiệu quả là mấy".


Một cán bộ xã Kim Bôi thở dài: "Để chấm dứt vấn nạn này thì điều quan trọng là phải tạo công ăn việc làm tại gia đình, tại địa phương. Công việc đó phải đảm bảo nuôi sống gia đình có thu nhập ổn định". Nói vẫn cứ nói vậy, tuyên truyền vẫn ra rả như thế. Nhưng ngày mai, trên chuyến xe tốc hành về thành phố những cô gái chân đi dép tổ ong lại dắt tay nhau nhớn nhác đi về những nơi có ánh đèn mờ. Khi nào cũng vậy, họ lại bắt đầu bằng việc ngơ ngác đếm những tầng lầu của các tòa cao ốc.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Kỳ lạ cá sấu phát ra tiếng chó sủa ở Cà Mau

@ nguontinviet.com


Nhiều khả năng đây là cá sấu hỏa tiễn

Nhiều khả năng đây là cá sấu hỏa tiễn


Anh Nguyễn Thanh Tùng, 42 tuổi, ngụ ấp Tắc Thủ, xã Hồ Thị Kỷ (Thới Bình, Cà Mau) có con cá sấu khoảng 5 kg có thể phát ra tiếng kêu như chó sủa. Những người dân xung quanh nhà ông Tùng hiếu kỳ đến chọc phá để nghe âm thanh kỳ lạ của con cá sấu.


Ông Tùng cho hay đã mua lại con cá sấu này từ một chủ vuông tôm tên Nam, ở xã Khánh An (U Minh, Cà Mau), cách đây khoảng 10 ngày.


Chủ nhân trước đây có khoe cá sấu sủa như chó, ông Tùng không tin nhưng khi mua về thì thấy cá sấu sủa đến mất ngủ.


Ông Phan Hùng Dũng, trưởng phòng pháp chế Chi cục kiểm lâm Cà Mau, cho biết, tiếng cá sấu khì khè thì có nghe nhưng sủa như chó thì chưa nghe bao giờ.


Trước đó, ngày 9/6, trong khi tát vét hồ Tân Văn tại thôn Tân Văn 3, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, những người dân tại đây bắt được một con cá khá lạ, dài khoảng 1m, nặng khoảng 10kg, có những chiếc vây khá to, phần đầu cá thuôn dài giống cá sấu.


Khi cá được đưa lên bờ, nhiều người kinh ngạc bởi đây là con cá họ chưa từng thấy xuất hiện ở địa phương.


Kỳ lạ cá sấu phát ra tiếng chó sủa ở Cà Mau | Cà Mau, Cá sấu lạ, Động vật quý hiếm, Chuyện lạ Việt Nam, Đột biến gen


Những người dân xung quanh nhà ông Tùng hiếu kỳ đến xem.


Anh Nguyễn Văn Điệp, trú tại thôn Dĩnh Lục, chia sẻ: "Nghe nói bắt được cá lạ, tôi chạy ra xem. Từ bé tôi chưa bao giờ nhìn thấy con cá nào như vậy".


Con cá đã được một người trong thôn thả vào bể cá cảnh nuôi tạm thời. Tuy nhiên họ chưa biết nên cho cá ăn thức ăn gì.


Xem hình ảnh con cá, một chủ hiệu buôn cá cảnh trên phố Hàng Đậu (Hoàn Kiếm - Hà Nội) nhận định đây nhiều khả năng là cá sấu hỏa tiễn.


Cá sấu hỏa tiễn là loài cá nước ngọt, có nguồn gốc và phân bố ở Bắc Mỹ, tên khoa học là Lepisosteus Oculatus Winchell thuộc bộ Lepisosteiformes (bộ cá mõm dài).


Ở Việt Nam, cá sấu hoả tiễn còn có những tên gọi khác như cá Phúc Lộc Thọ, cá nhái đốm, cá mỏ vịt… có thân hình tròn lẳn, mõm nhọn, dài, với tập tính phàm ăn và hung dữ, phát triển rất nhanh.


Trước đó, tại nhiều địa phương trên cả nước, cá sấu hỏa tiễn đã được phát hiện nhiều tại các ao hồ, sông suối. Vì tần suất xuất hiện không nhiều nên người dân vẫn coi đây là loài cá lạ. Nhiều người cho rằng đây là loài cá ngoại lai, khi thả ra môi trường sẽ ăn các con cá khác, phá hoại môi trường.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Những chung cư “ma ám” trong lòng thành phố? (Kỳ 1)

@ nguontinviet.com


Cảnh tối tăm ẩm thấp, đổ nát tan hoang của tòa nhà tồn tại hơn nửa thế kỷ

Cảnh tối tăm ẩm thấp, đổ nát tan hoang của tòa nhà tồn tại hơn nửa thế kỷ


Chuyện về hàng loạt cái chết oan khiên, những lần người âm về quấy phá cõi dương, những tiếng than khóc, nói cười giữa khuya thanh vắng… đã phủ lên các nơi này một bức màn điêu linh, tang tóc, khiến người ta không khỏi hoang mang, run sợ… Rồi từ đó những lời đồn kỳ dị cứ lan ra…


Chuyện người âm về quấy phá


Trong các tòa nhà mang lời đồn “ma ám”, có lẽ đáng sợ nhất là chung cư 727 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5. Chung cư còn có tên gọi khác là Building President, được xây dựng vào năm 1960, theo lối kiến trúc khá đơn giản gồm 13 tầng, chia làm 6 tòa với tổng số 530 phòng, các phòng được ngăn theo diện tích phòng khách sạn. Không chỉ đáng sợ vì những lời đồn ma ám, chung cư này còn tiềm tàng mối họa chết người vì sự hoang tàn, đổ nát đến mức “rình sập” của nó. Cơ quan chức năng đã tính đến phương án di dời dân từ năm 2002, nhưng hiện vẫn còn hơn 100 hộ bám trụ tại đây.


Từ hơn nửa thế kỷ trước, chung cư 727 đã nổi danh với những giai thoại ly kỳ về nhiều án mạng oan khiên và quá trình trấn yểm công phu của ông chủ tòa nhà. Những cụ cao niên sống gần đây đều rất tận tường chuyện đồn đại về những cái chết ở tầng 13 của chung cư. Theo đó, khi nhận được bản vẽ của Building President, nhiều người bày tỏ lo lắng với ông Nguyễn Tấn Đời, một tỷ phú nổi tiếng của Sài Gòn lúc bấy giờ - là chủ đầu tư của tòa nhà - về con số 13 xui xẻo. Nhưng ông Đời gạt phăng, cho đó là những quan niệm không căn cứ, và vẫn cho phép tiến hành xây dựng theo đúng bản thiết kế. Cụ Trần Nhựt Nam (70 tuổi, ngụ phường 1, quận 5) là người đã chứng kiến sự thăng trầm của chung cư 727 kể lại: “Dạo tòa nhà đang xây dang dở đến tầng 13, lính Tây và người dân xôn xao ghê lắm. Người ta đồn ầm lên là cứ đến ngày 13 dương lịch mỗi tháng thì lại có tai nạn chết người ở tòa nhà này. Tôi cũng không tin lắm vào lời đồn kỳ bí đó, nhưng thật sự có rất nhiều nhân công đã bỏ mạng tại đây”. Cũng theo lời cụ Nam, sau khi biết được tai nạn xảy ra quá nhiều tại tầng 13 khi công trình đang dang dở, ông Đời đã mời những bậc thầy phong thủy rất cao tay về để trấn yểm tòa nhà. Từ đó, người dân Sài Gòn cứ rỉ tai nhau tin đồn rùng rợn rằng, thầy phong thủy đã bỏ rất nhiều tiền mua xác 4 trinh nữ, đem về chôn 4 phương để trấn yểm 4 hướng của tòa nhà. Chính vì lẽ đó, nên trước khi đưa vào sử dụng, chung cư 727 trong mắt người dân Sài Gòn đã nổi tiếng với lời đồn về những công nhân chết oan, biến thành cô hồn vất vưởng, bám lấy tòa nhà này.


Những chung cư “ma ám” trong lòng thành phố? (Kỳ 1) | Nhà ma ám, TPHCM, Chung cư cũ, Mê tín, Bất động sản Sài Gòn, Đời sống, Tin đồn


Toàn cảnh tòa nhà bị gán mác “chung cư ma ám” lớn nhất Sài Gòn


Tòa nhà xây xong, ông Đời cho quân đội Mỹ thuê lại toàn bộ để làm nơi nghỉ ngơi cho lính Tây. Sau giải phóng, ông Đời cho nhiều đơn vị trên địa bàn thành phố thuê làm nhà ở cho cán bộ công nhân viên. Về sau, chung cư được sung công quỹ và chia cho các cán bộ công nhân viên, ông Đời thì đi xuất ngoại. Hơn nửa thế kỷ “trơ gan cùng tuế nguyệt”, chung cư 727 chưa bao giờ ngớt đi những lời đồn “ma ám”. Bên cạnh đó, những vụ án mạng xảy ra tại nơi đây càng khiến người ta thêu dệt thêm những chuyện ly kỳ. Án mạng gần đây nhất là vào tháng 2/2013, khi bà Huỳnh Thị Thường Liên, 50 tuổi, gieo mình từ tầng 5, rơi xuống đất và tử vong ngay tại chỗ. Người dân được một phen xôn xao, vì bà Liên trước đây ngụ tại chung cư, nhưng đã chuyển đi từ rất lâu. Không hiểu vì lẽ gì, bà lại trở về gieo mình tự vẫn. Chị Lê Thị Kiều L. (47 tuổi), người bán tạp hóa ở tầng trệt tỏ vẻ bí hiểm: “Chắc bà Liên bị oan hồn đẩy xuống rồi. Mà hồi xưa, lúc còn cho bọn lính Mỹ thuê, chúng nó bắt gái Việt đưa về đây cưỡng bức rồi giết, nhiều lắm. Bởi vậy không linh sao được. Tôi ở tầng trệt, lâu lâu nằm ngủ nghe ai nói chuyện rầm rì ngoài hành lang, bảo lên tầng 12 chơi, mà tầng này người ta bỏ hoang lâu rồi”. Cứ 9 người là 10 câu chuyện khác nhau về “ma ám” tại chung cư 727. Cứ thế, những câu chuyện huyền linh về thế giới bên kia, về chuyện người âm quấy phá tại tòa nhà tồn tại hơn nửa thế kỷ này bị người dân thêu dệt ngày càng dày hơn, và luôn được đem ra làm “món ngon” đãi khách tò mò.


Những chung cư “ma ám” trong lòng thành phố? (Kỳ 1) | Nhà ma ám, TPHCM, Chung cư cũ, Mê tín, Bất động sản Sài Gòn, Đời sống, Tin đồn


Bơm kim tiêm vương vãi của các vị “ma sống”


Đâu là sự thật?


Khu chung cư Thanh Đa, quận Bình Thạnh, cũng là nơi bị gán cho những lời đồn “ma ám” rùng rợn nhất. Khi chúng tôi tới đây để tìm hiểu thực hư, nhiều người dân liên tục cảnh báo: “Đừng có hỏi, nhắc tới “người ta”, “người ta” ám không yên đâu”. Thế nhưng, sau dăm ba câu chào hỏi thì mỗi người một chuyện ly kỳ, thi nhau kể… Bà Trần Thị B., 52 tuổi kể lại: “Cách đây mấy năm, chung tầng 3 tôi ở có ông giáo dạy cấp 3 mới cùng vợ con dọn về. Ở được 3 tháng ông “chạy mất dép”. Bởi hồi đó, căn ông ở có người thất tình ra sông tự tử mất xác luôn, linh hồn không siêu sinh được nên về đây quấy phá. Tui thấy hoài chớ gì”. Theo bà B và vài người cư ngụ ở đây thì họ thường nghe kể về một thiếu nữ, mặt trắng bệch như người chết đuối, ngồi khóc ở cuối hành lang mỗi đêm. Để xác thực thông tin, chúng tôi tìm đến ban quản lý chung cư, đại diện nơi đây cho biết, chưa hề có vụ án mạng, hay vụ mất tích nào liên quan đến căn phòng kể trên của tầng 3 lô chung cư này.


Tại chung cư Thanh Đa, đa phần chuyện ma cỏ được thêu dệt theo kiểu ma da, oan hồn người chết đuối về đeo bám người dương. Ông Trương Quang Tiến ngụ lại lô V cho biết: “Tại vì chỗ này gần bờ sông Sài Gòn, lâu lâu lại có xác người chết đuối dạt về đây. Dân mình hay “thần hồn nát thần tính”, sợ quá đâm ra ám ảnh rồi “thêm mắm dặm muối” cho thành chuyện để tán dóc, chứ làm gì có ma da nào ở trên cạn này”. Thậm chí, khi lô IV và lô VI của khu chung cư Thanh Đa, thuộc phường 27, bị lún và nghiêng vào nhau, do điều kiện khách quan là địa hình nơi đây vốn gần sông nên không được rắn chắc, khi đến tai người dân thì chung cư bị nghiêng lún là do “thế lực siêu nhiên nào đó nhúng tay vào”(?).


Trở lại tòa nhà 727 Trần Hưng Đạo nơi được gán cho cái mác là “chung cư ma ám” lớn nhất Sài Gòn, chỉ riêng dáng vẻ bên ngoài thâm u, cũ kỹ đã khiến người ta phải rùng mình, nhưng không thấm thía gì so với khung cảnh bên trong. Hầu hết các phòng tại đây đều không nguyên vẹn, tường, trần nhà ngang dọc các vết nứt lớn, những mảng vôi lở, dây điện ngổn ngang, phòng ốc, đồ đạt bỏ hoang lâu ngày bỗng trở nên lạnh lẽo. Ngoài một số phòng người ta ở rải rác, còn lại hầu như chỗ nào của chung cư đều hoang tàn đổ nát. Một số tầng bỏ hoang đã lâu, nên tối tăm, ẩm thấp, xú uế bốc lên tanh nồng, khiến người ta khi mới bước vào đã khó chịu đến gai lưng, ngợp thở chứ chưa cần nói đến chuyện ma mị gì.


Những chung cư “ma ám” trong lòng thành phố? (Kỳ 1) | Nhà ma ám, TPHCM, Chung cư cũ, Mê tín, Bất động sản Sài Gòn, Đời sống, Tin đồn


Chung cư Thanh Đa cũng bị người dân đồn đại là “thánh địa của ma da”


Bên cạnh đó, theo chúng tôi quan sát, có rất nhiều nơi trong tòa nhà trở thành nơi tụ tập tiêm chích ma túy của các đối tượng bất hảo. Bằng chứng là kim tiêm, dụng cụ hút chích vương vãi khắp nơi ở những tầng không còn dân sinh sống. Ông Trần Văn Long, 65 tuổi, là bảo vệ của chung cư 727 hơn 13 năm nay cho biết: “Tôi làm bảo vệ ở đây, làm gì có chuyện ma cỏ quấy phá như người ta đồn, có là có “ma sống” ấy. Bọn thanh niên nghiện hút hay lẻn vào đây hút chích, nên bọn nó tung tin đồn ma quỷ không cho ai dám bén mảng tới để tụi nó dễ tụ tập. Nhiều khi mấy cái trò giả tiếng người âm là tụi nó làm”. Vài người dân ở đây cho biết, do “thể trạng” quá rệu rã nên nhiều khi những tiếng động trong đêm là do vôi vữa bong tróc, rớt xuống, kết cấu chỉ còn là bộ xương trống hoắc nên gió mặc sức lùa vào, tạo nên thứ âm thanh heo hút, ghê người. Tiếng trẻ con khóc - theo ông Long cũng không hề có, bởi những tầng tầm trung rất nhiều mèo hoang đến đây “trú ngụ”. Ban đêm chúng hay kêu la, rên rỉ khiến người ta hoảng sợ rồi thêu dệt thêm nhiều điều.


Còn về việc người dân lần lượt dọn đi vì sợ ma càng không hề có. Ông Long cho biết UBND TP. Hồ Chí Minh đã có chủ trương di dời, tái định cư cho người dân tại tòa nhà này. Đến nay đã di dời được 3 đợt, với khoảng 400 hộ dân sang Khu chung cư mới 109 Nguyễn Biểu. Số hộ dân còn lại vì chưa đủ giấy tờ hợp lệ nên mới ở đây. Ông Long tặc lưỡi nói thêm: “Ở đây hồi đó giờ người ta trụ lại toàn là từ 5 – 6 năm trở lên, đâu có ai mới tới mà dọn đi đâu. Dân mình kể cũng ngộ, sợ ma ghê lắm, mà nghe chuyện ma là hào hứng hẳn lên. Cũng do đó mà những chuyện “khuất mặt, khuất mày” cứ thế bị thêu dệt lên cho rùng rợn. Chứ ma cỏ gì đâu”.


Kì 2: Giai thoại về Hồ con rùa – công trình phong thủy trấn yểm long mạch Sài Gòn





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Cháy nhà, ra mặt... gì?

@ nguontinviet.com


Với cái tâm lý thờ ơ, lạnh nhạt của xã hội như vậy đối với các vụ cháy, thì Trung tâm thương mại Hải Dương còn lâu mới là vụ cháy lớn cuối cùng.

Với cái tâm lý thờ ơ, lạnh nhạt của xã hội như vậy đối với các vụ cháy, thì Trung tâm thương mại Hải Dương còn lâu mới là vụ cháy lớn cuối cùng.


Nhưng có những thứ một khi đã thành tro tàn thì chỉ còn dùng được vào đúng một việc là lưu lại nỗi hổ thẹn. Lương tâm, trách nhiệm đạo đức của mỗi con người trước nỗi an nguy của cộng đồng chính là thứ như vậy.


Cháy Trung tâm thương mại Hải Dương, một cái tin còn thua xa mức độ chú ý của dư luận trong những phút đầu tiên, so với chuyện mua bánh trung thu phải xếp hàng. Có vẻ như vẫn là lý do vô cảm, bị nhiễu loạn cảm xúc, hay đơn giản chỉ là chuyện đó vẫn thường xảy ra? Khi những con số thiệt hại được nêu lên, khi những cảnh khóc ngất của đồng bào hiện trên màn hình, tầm mức tang thương của nó mới được định vị. Bấy giờ mới là đau xót, tức giận và kinh hãi.


Mô tả này không hề định bôi nhọ ai, bởi vì nếu thế thì không ai đủ sức. Nó chỉ nhằm tới một hiện thực là, chuyện cháy chợ, cháy khu dân cư, cháy nhà hàng, cháy xe, cháy rừng…những đại thảm hoạ cho cộng đồng, từ lâu lại thành chuyện thường ngày. Lý do là nó không hề hiếm gặp. Vừa mới cháy Khu công nghiệp Puen, vừa mới cháy kinh hoàng ở xưởng xốp Bắc Ninh, vừa mới cháy cây xăng phố Trần Hưng Đạo, vừa mới cháy khu nhà gỗ phố Hồng Hà, vừa mới cháy nhà hàng M.P, nhà hàng C.Q, vừa mới cháy khu vui chơi giải trí Mỹ Đình, vừa mới cháy hàng loạt khu dân cư…tất cả đều vừa mới đây, với thiệt hại cũng không hề nhỏ tí nào.


Có vẻ như chuyện cháy cứ phải xảy ra, như là định mệnh vậy. Không thấy ai bị quy trách nhiệm cụ thể. Rất ít, nếu không muốn nói là chưa thấy phiên toà nào (trong vài năm gần đây) xử những người phải chịu trách nhiệm liên quan đến cháy. Còn lý do của mỗi vụ cháy, chả cần phải chờ kết luận, bởi trước sau đều chỉ là do bất cẩn, do thiếu ý thức…Nếu ai đó muốn quan tâm sâu hơn rằng, tại sao một đám cháy lại không được cảnh báo sớm, khi xảy ra cháy sao không được hệ thống chữa cháy tự động loại trừ nhanh chóng, thì cũng đã có sẵn câu trả lời không bao giờ sợ sai: Do hệ thống vòi nước để lâu “không dùng” (ý là không cháy thường xuyên) nên bị tắc, bị hết nước... Thế còn lực lượng chữa cháy đã làm gì? Cũng luôn có câu trả lời đảm bảo chất lượng ở mức an toàn: Họ đã làm hết khả năng nhưng vì quy mô vụ cháy quá lớn so với năng lực chữa cháy, do vị trí nơi xảy ra cháy bị cản trở, đường tiếp cận đám cháy quá nhỏ, không gần nguồn nước, thậm chí đã có lần lỗi là do người dân…hiếu kỳ gây tắc đường xe cứu hoả, gây vướng chân vướng tay lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp!


Đã đủ thoả mãn người hỏi chưa? Nếu chưa đủ thì cũng vẫn còn nhiều câu trả lời dự trữ, ví dụ như xe cứu hoả “mình đỏ như lửa/ bụng chứa nước đầy/đang chạy như bay…” thì chết máy! Chả ai bắt lỗi được chiếc xe chết máy! Tóm lại, trăm phần trăm vụ cháy gây thiệt hại là do…không may! Không may tức là do số trời rồi! Mà phải cái đoạn số xấu thì giáng mà chịu chứ kêu ai được bây giờ.


Với cái tâm lý thờ ơ, lạnh nhạt của xã hội như vậy đối với các vụ cháy, thì Trung tâm thương mại Hải Dương còn lâu mới là vụ cháy lớn cuối cùng. Lý do của nó đương nhiên vẫn cứ phải giống hệt hàng trăm vụ cháy trước: Do bất cẩn. Vì có muốn tìm ra lý do khác cũng khó. Tất nhiên hệ thống báo cháy và vòi phun nước tự động hỏng từ lâu rồi, có thể hỏng ngay khi Trung tâm được nghiệm thu và ai cũng ngầm biết như vậy. Chuyện quá bình thường! Đến hiện đại như chợ Đồng Xuân những thứ đó cũng còn tịt ngòi nữa là cái Trung tâm thương mại tỉnh lẻ? Chỉ “rủi” cho những người muốn đổ lỗi tại trời, (hay tại quỷ sứ) là lần này “không may” vị trí cháy lại nằm ở một nơi vô cùng quang đãng, ba mặt đều có đường cho ô tô tải vào tận nơi. Nghĩa là rất nhiều hướng tiếp cận thuận lợi.


Trong khi đó bên cạnh, đằng trước đằng sau đều có sẵn hồ nước. Tức là hết bài bao biện. Nhưng nói thẳng ra thế dễ bị quy cho tội vu vạ, thiếu khách quan. Đến đoạn này chúng ta nên nghe trực tiếp từ các nhân chứng (dẫn từ bản tin của báo Dân Trí điện tử ngày 17/9): “Đám cháy phát lửa tại gian hàng bán vải phía đông của trung tâm, lập tức những công nhân quét rác cùng người dân đã hô hoán và gọi PCCC, cảnh sát 113. Nhưng mãi đến hơn 3h đội cứu cháy Hải Dương mới đến. Lúc tôi có mặt quầy hàng đồ điện của tôi vẫn chưa cháy. Phòng Cảnh sát PCCC cách trung tâm thương mại có 1km nhưng phải hơn 2 tiếng đồng hồ mới tới là sao? Các vị ấy không mở cửa, không phá kính để cho nước tiếp cận đám cháy mà chỉ đứng ngoài bê cái vòi nước bé tý phun vào kính một cách tắc trách. Tôi đau lòng quá, thiếu nước quỳ xuống van lạy: Các cháu ơi, các cháu cứu dân với. Đập kính, phá cửa để dân cùng tham gia cứu cháy. Hãy gọi các tỉnh bạn đi, gọi thêm xe, thêm nước đi, làm thế chỉ có tác dụng rửa kính thôi. Đáp lại lời tôi là câu nói đến lạnh lòng: “Bọn tôi chỉ thừa lệnh, chúng tôi không biết”.Đây là lời của một nhân chứng khác (cũng dẫn từ nguồn trên): “Lực lượng bảo vệ ăn lương của tiểu thương ở đâu khi có cháy? Khi chúng tôi có mặt thì 4 bề trung tâm vẫn đóng im ỉm, tất cả các van nước tại đó đều không được mở. Đã thế khi cảnh sát PCCC điều hai cái xe chạy è è đến, một cái hết nước, một cái chết máy. Nếu cơ quan chức năng sống có trách nhiệm hơn thì bà con tiểu thương sẽ không đến mức khánh kiệt thế này”.


Hơn 2 tiếng là quãng thời gian dài bao nhiêu với một vụ hoả hoạn? Không thể nào ước lượng được với loại công việc tính từng giây. Chỉ biết rằng, với khoảng thời gian đó, với thái độ của những người chữa cháy như chúng ta vừa nghe kể và với rất nhiều hàng hoá, vật liệu có khả năng cháy khủng khiếp như vải, cao su, giấy, chiếu, gỗ, đồ nhựa… thì Trung tâm thương mại Hải Dương đã đủ để báo tử chính thức sau thời gian đó, cần gì phải đợi những 11 tiếng đồng hồ sau là thời điểm ngọn lửa tạm thời được khống chế.


Mà sao cả một tỉnh to lớn, vào loại giầu có như Hải Dương, mà lại chỉ có…2 cái xe cứu hoả? Đúng là có muốn nhắm mắt bịt tai cũng khó.


Dân gian có câu: “Cháy nhà, ra mặt chuột”, là dựa vào một thực tế để ám chỉ một vấn đề liên quan đến con người. Thực tế đó là khi cháy nhà, lũ chuột, dù chui rúc ở đâu cũng không còn cách nào khác là phải chạy ra để thoát thân, vì thế mà lộ mặt. Nhưng tôi đảm bảo, với sự khôn ngoan, thận trọng và đa nghi như lũ chuột hiện nay, chúng chẳng dại gì mà chọn những nơi như Trung tâm thương mại Hải Dương-một nơi quá nguy hiểm- để làm nơi trú ẩn qua đêm. Bởi vì chúng biết, nếu chẳng may xảy ra hoả hoạn thì chúng sẽ bị nướng chín ngay lập tức. Chúng biết rõ hơn bất cứ con người nào tại đó là chẳng có bất cứ vòi nước chữa cháy tự động nào được mở, hoặc có mở thì cũng chẳng có giọt nước nào vì chúng “chết” từ đời tám hoánh rồi; chẳng có lối nào thoát thân vì chúng được tận dụng tối đa để cho thuê chứa hàng thủ lợi từ lâu rồi…


Với bà con tiểu thương thì họ còn mải kiếm tiền, mải đối phó với đủ loại móc túi, mải lo hoàn vốn để bù cả số tiền bị ăn chặn, bỏ ra bôi trơn, mua sự yên thân của đám cai chợ nên đừng mong họ để tâm đến cháy nổ. Còn với lực lượng có trách nhiệm phòng chữa cháy thì họ chỉ diễn là chính, diễn cho vui và cho thiên hạ biết là họ không hề ngồi rồi (chả lẽ tiêu tiền dân lại không diễn ầm ĩ cho có vẻ như thật), thời gian còn lại thì họ còn mải trà lá, bài bạc, lo tìm cách tư túi cùng đủ thứ việc linh tinh khác, trừ duy nhất việc chữa cháy. Bằng chứng là chiếc xe cứu hoả không thể phun nước từ đời nào nhưng họ có biết đâu. Bọn chuột biết rõ thực tế đó. Vì vậy, đừng hy vọng thấy mặt chúng khi Trung tâm bị cháy.


Nhưng cứ kiểu quy trách nhiệm hoà cả làng như một thông lệ chỉ thấy ở Việt Nam sau mỗi vụ cháy, cũng đừng ai hy vọng tìm thấy mặt…con gì! Những cái mặt người đau buồn như chết nửa cuộc đời thì chỉ thời gian ngắn sau là khá nhiều số đó sẽ lẫn vào đám cùng khổ nhếch nhác, nhan nhản nơi bến xe, bãi rác, chả cần phải tìm cũng thấy. Còn những cái mặt đáng bị nhận diện thì lại đụng phải chuyện “tế nhị”. Những cái mặt khác nữa thì nhà cháy hay cháy bất cứ cái gì! cũng chả làm mất một sợi lông của họ, việc gì phải thò mặt ra cho thiên hạ thấy. Thôi, đừng có mất công vô ích ám ảnh trước một câu tục ngữ đã hết thời. Thay vì tìm thấy gì khi cháy nhà, cháy khu công nghiệp, cháy Trung tâm thương mại (ngoài tro tàn)…, hãy chuẩn bị tinh thần để đón thông tin về vụ cháy khác.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Sáng nay, không khí lạnh tràn về nhiều tỉnh miền Bắc

@ nguontinviet.com


Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ có mưa, mưa rào và có nơi có dông. (Ảnh minh họa).

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ có mưa, mưa rào và có nơi có dông. (Ảnh minh họa).


Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, hiện nay, ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam.


Dự báo khoảng sáng mai (25/9), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh vùng núi phía Bắc, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ.


Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ có mưa, mưa rào và có nơi có dông. Các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ từ đêm mai (25/9), do ảnh hưởng kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua khu vực Trung Trung Bộ nên có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và rải rác có dông. Trong cơn dông cần đề phòng có tố lốc, mưa đá và gió giật mạnh. Gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 2 – 3, vùng ven biển cấp 3 - 4; Ở vịnh Bắc Bộ và khu vực phía Bắc Biển Đông từ chiều tối mai có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa dông mạnh. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng lốc xoáy và gió giật mạnh.





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Bí ẩn ngôi làng cứ nuôi con "4 chân" là chết

@ nguontinviet.com


Một người dân đang vớt bèo về nuôi lợn - hạnh phúc giản gị mà 10 năm liền người dân xóm Đầu mới lại có được

Một người dân đang vớt bèo về nuôi lợn - hạnh phúc giản gị mà 10 năm liền người dân xóm Đầu mới lại có được


Thời gian đầu, người ta bán tín, bán nghi là xóm Đầu (xã Lương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang) bị “động long mạch” mà nguyên nhân chính là việc thay đổi hướng miếu.


Ngôi miếu đầu xóm một thời gian bị "vấy tội" là nguyên nhân khiến trâu bò, gia súc bốn chân trong làng lăn ra chết, vì động long mạch!


Số là, khi người dân trong xóm làm ăn khấm khá, mới họp nhau để xây lại miếu của xóm cho khang trang, đồng thời chuyển hướng nhìn ra đường cái. Thời điểm miếu xây xong trùng với thời điểm xảy ra hiện tượng gia súc chết không có lý do nêu trên, nên “ nguyên nhân” của mọi tai ách được chỉ ra là “chạm long mạch”! Người dân lại gom tiền, gom của để mời thầy cúng về để cúng giải hạn.


Đàn tế được lập ra, thầy cúng chặt đầu hai con chó mực vứt xuống giếng gần miếu thờ để “yểm”. Thế mà, đâu vẫn hoàn đấy. Lời hứa của thầy cúng: “ba năm sau mới lấy tiền, không hết không lấy tiền” còn chưa hết “hiệu lực”, đàn gia súc lại lăn ra chết nhiều hơn.


Chúng đều chung một biểu hiện: nổi điên, kêu la ầm ĩ, chạy toán loạn, sùi bọt mép rồi chết ngay tức khắc… Chết đến cạn kiệt cả con giống, chỉ trừ loài hai chân như ngan, gà, vịt và hai loài bốn chân duy nhất là… chuột và mèo. Ông thầy cúng cũng không thấy trở lại xóm… lấy tiền công.


Nhưng, một điều lạ lùng khác là trong 34 hộ dân xóm Đầu, gia đình anh Nguyễn Văn Tâm là hộ duy nhất nằm ngoài vùng tai ách. Trong khi hàng xóm của anh cứ cách hai tháng lại có thịt chó, thịt lợn mang cho, đến nỗi, nhà ai ngày nào mang thịt con gì cho nhà anh, anh nhớ rõ hơn những con vật mà anh nuôi trong vườn, trong chuồng.


"Trả nghĩa” bà con, anh nhận lời cho bà con mang gia súc đến nuôi nhờ. Ngặt nỗi, ở trong địa phận nhà anh không sao, nhưng cứ “bước” về nhà gia chủ, chúng lại lăn ra chết. Người thì bảo, khi xóm xây miếu mới, anh Tâm trễ nải việc đóng góp, nên không bị “ngài” giáng phạt.


Người lại bảo, anh năng nổ, đi đầu và thành tâm, nên được “ngài” giúp. Trong khi người dân xóm Đầu cứ miên man trong cơn mê để tìm lời giải thích cho tai vạ nhà mình thì đàn gia súc nhà anh Tâm vẫn lớn như thổi, khoẻ mạnh và sinh đàn, sinh lũ trong chuồng!


Bí ẩn ngôi làng cứ nuôi con "4 chân" là chết | Ngôi làng, Bí ẩn, Chuyện lạ Việt Nam, Bắc Giang, Lời nguyền, Chăn nuôi


Không còn hiếm để bắt gặp những con trâu, con bò ở xóm Đầu, thôn Sơn Quả nữa...


Cách xóm Đầu một con đường xóm rộng 1,5 mét, các xóm khác như xóm Thượng, xóm Hạ, xóm Đông, chuyện gia súc “đột tử” là một hiện tượng… xa lạ. Cùng một xã, một vùng nên cách chăn thả, kinh nghiệm nuôi, chăm sóc, nguồn nước… của các xóm trên chẳng có gì khác biệt; bèo, muống nuôi lợn cũng lấy từ cùng một cái ao…, thế nên “cái sự lạ” của xóm Đầu càng thêm màu sắc huyền bí.


Lập đàn tế không xong, mời thầy cũng không được, việc nhà nông không có con trâu, con bò kéo cày không làm được. Người xóm đầu “linh hoạt” đi mượn trâu, bò của người xóm khác về cày, bừa. Lạ lùng hơn, ngoài đồng ruộng, chúng kéo cày phăm phăm, thế nhưng khi buộc vào chuồng của xóm, chúng lại “quỵ gối” chết không lý do.


Một tiền gà, ba tiền thóc, xóm Đầu lại “kéo cày trả nợ”. Người xóm khác cũng không dám cho xóm Đầu mượn trâu, mượn bò nữa. Xóm Đầu “miễn cưỡng” phải “cơ giới hoá” trong nông nghiệp. Không ai còn dám để trâu, bò trong nhà. 10 năm liền, những “cái lạ” lại tiếp tục xuất hiện…


Đầu tháng 8 năm 2005, sau đám cưới cháu gái bà Hạo trong xóm, người xóm Đầu còn chưa “giã” bữa rượu mừng hỷ thì lại phải lo “ xử lý” đàn chó chín con rủ nhau chết.


Theo lời kể của anh Lần, 9 con chó lăn quay chết không lý do. Rồi thành lệ, trong xóm cứ có giỗ chạp, ma chay, hiếu hỉ thì y như rằng trở thành “ ngày giỗ” của loài bốn chân. Đến nỗi, hễ có ngày trọng đại, người xóm Đầu lại chuẩn bị dao thớt để giải quyết “hậu quả” được báo trước!


Mấy hộ dân xóm Đầu chuyển sang xóm khác sinh sống “tai vạ” lại theo họ sang xóm mới. Thành thử, chuyện vãn bên ấm trà của người xóm Đầu, bao giờ cũng là những câu chuyện nhà này, nhà kia chết con gì. Người xóm Đầu “được tiếng” không có “tay” chăn nuôi!


Cực chẳng đã, xóm Đầu phá bỏ ngôi miếu vừa mới xây, trả lại hiện trạng cũ, hướng cũ nhìn ra cánh đồng. Ngôi miếu nhỏ bé trở lại như cũ. Những tưởng, thế là yên tâm, gia súc sẽ không chết, nhưng đâu vẫn hoàn đấy. Xóm Đầu lại “ buồn chân, buồn tay” vì “nhàn cư” những lúc hết mùa vụ!





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Phận đời hai thiếu nữ chưa tròn 18 đã bị ép “làm vợ khắp người ta"

@ nguontinviet.com


Ngân Thị Hoa

Ngân Thị Hoa


Ác mộng


Vượt chặng đường dài gần 200km từ thành phố Vinh, chúng tôi đến huyện Quế Phong miền núi xa xôi vào một chiều mưa lạnh. Nơi đây cuộc sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn. Chuyện về hai thiếu nữ bị ép bán dâm vừa mới được giải cứu trở về đã làm xôn xao bản nhỏ.


Bên hiên nhà sàn đơn sơ của núi rừng Tây Bắc Nghệ An, hai cô thiếu nữ Ngân Thị Hoa (16 tuổi) và Hà Thị Thanh (17 tuổi) vẫn chưa hết bàng hoàng nhớ lại cơn ác mộng của những ngày đau đớn cùng cực do những kẻ bất lương gây ra cho mình.


Những câu chuyện thấm đẫm nước mắt của hai thiếu nữ khiến chúng tôi không khỏi căm phẫn bọn bất lương đã chà đạp lên thân thể của các cô gái mới lớn. Tội ác của chúng rồi sẽ có pháp luật trừng trị. Nhưng vết thương lòng của các em thì biết bao giờ mới hết nhói đau?


Ngân Thị Hoa và Hà Thị Thanh đều trú tại bản Mứt, xã Hạnh Dịch huyện Quế Phong. Sinh ra và lớn lên trong những gia đình đông anh em, nhà nghèo, thất học. Cùng chung cảnh ngộ nên đôi bạn trẻ chơi thân với nhau, sẵn sàng chia sẻ cho nhau những vui buồn trong cuộc sống. Điều lạ là tuy cuộc sống kham khổ nhưng càng lớn hai cô càng xinh xắn. Họ như bông hoa lau trắng muốt của núi rừng Quế Phong quanh năm mây phủ. Trời phú cho các cô dáng người cao ráo làn da trắng.


Hoa để tóc ngắn, Thanh tóc dài, mái tóc nào cũng đẹp, nụ cười nào cũng xinh khiến bao trai làng ngày đêm ngẩn ngơ. Ngày ngày các cô cùng nhau vào rừng hái củi, làm nương rẫy, mò cua bắt ốc, giúp bố mẹ cải thiện đời sống gia đình. Tối đến bên bếp lửa nhà sàn lại quây quần hát cho nhau nghe những bài hát tình ca.


Phận đời hai thiếu nữ chưa tròn 18 đã bị ép “làm vợ khắp người ta" | Buôn bán phụ nữ, Buôn bán người, Lừa đảo, Buôn người, Động mại dâm, Nghệ An


Nhà sàn của gia đình Thanh


Vẻ đẹp hoang sơ tinh khiết của hai cô thôn nữ vùng sơn cước vô tình lọt vào tầm ngắm của thị H.. Thị vốn làm ăn ở xa, nghe đâu tận thành phố Vinh. Thị có vóc người gọn gàng khuôn mặt sáng sủa dễ gần. Chỉ đôi mắt nhiều khi ánh lên những tia nhìn bí hiểm. Trên người thị toát lên vẻ giàu sang đài các với bao nhiêu là đồ trang sức vàng bạc óng ánh.


Thế rồi thị lân la làm quen với hai cô gái và buông lời tán tỉnh: Hai em có muốn đi làm ở thành phố không? Hoa ngượng ngùng: “Bọn em có học hành gì đâu mà đi làm ở thành phố hả cô?”. “Không em ạ! Làm nghề này không cần bằng cấp, miễn là chăm chỉ. Đến đó các em sẽ ngồi bán hàng, ăn ngon, mặc đẹp lại có nhiều tiền gửi về giúp đỡ gia đình”.


Nghe vậy Hoa và Thanh vừa mừng vừa lo. Mừng vì sắp có việc làm như trong mơ. Lo vì xa nhà lạ nước, lạ cái, công việc bỡ ngỡ không biết có kham nổi không? Dù có chút chần chừ lưỡng lự , nhưng sự háo hức của tuổi mới lớn cùng ảo ảnh cuộc sống nơi phồn hoa đô hội đã thắng.


Rồi vào khoảng nửa đêm đầu xuân năm 2013, thị H. đã lẻn vào móc nối được với hai em và giục đi ngay nếu không lỡ chuyến. Chẳng kịp thưa với bố mẹ, các em líu ríu theo chân H. đi bộ xuống đường giao thông liên tỉnh. Tại đây, có chiếc ô tô đang chờ sẵn, đón Hoa, Thanh xé màn đêm lao đi. Lần đầu tiên, các cô gái quê được ngồi ô tô nên rất thích thú, háo hức và phấn khởi.


Đến Diễn Châu thì trời tang tảng sáng, xe tiếp tục chạy thẳng xuống bãi biển Hòn Câu, xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu (Nghệ An) mà không về TP.Vinh như lời hứa của thị H. lúc ban đầu. Xuống xe, thị H. thầm thì với bà chủ nhà hàng những câu gì nghe không rõ. Sau đó hai cô được bà chủ dẫn vào hai phòng xây khá khang trang và phát cho mỗi người một bộ áo quần áo đẹp để chờ giao “công việc”.


Ngày đầu tiên hai cô được nghỉ ngơi, ăn uống thoải mái trong sự háo hức chờ đợi. Đến tối ngày thứ hai, có lẽ kiếm được khách mua trinh, nên bà chủ gọi Hoa lên đưa cho cô một bộ quần áo ngủ và dặn vào phòng tắm rửa sạch sẽ đợi khách.


Cô cũng làm theo mà không hiểu chuyện gì sắp xảy ra. Khoảng một giờ đồng hồ sau thì nghe thấy tiếng gõ cửa phía ngoài và một người đàn ông già, béo ục ịch xông vào phòng chốt cửa lại. Gã lao vào em như con hổ đói giày vò ngấu nghiến. Hoa kêu la thì bị gã mắng chửi rồi bỏ ra ngoài.


Ngay lập tức ba bốn gã đàn ông đầu trọc, hung hãn chạy lại túm tóc kéo Hoa vào phòng đánh đập tơi bời. Bọn chúng còn tuyên bố, nếu không im lặng phục vụ khách thì sẽ không cho ăn uống và sẽ bán sang Trung Quốc cho mấy gã ba Tàu làm thịt…


Đêm hôm sau, Thanh cũng chịu chung số phận cay đắng, khi bị đẩy vào một căn phòng. Chưa kịp định thần, Thanh đã rú lên khi thấy một người đàn ông trần như nhộng cười nhăn nhở lao đến vật mình xuống, và em đã mất đời con gái từ giây phút ấy…


Từ đó cuộc sống của hai cô gái trẻ như địa ngục trần gian, cả hai chỉ còn biết nghe lời, răm rắp tiếp hết khách nọ tới khách kia bởi cứ chống đối thì các cô lại bị đánh đập, bỏ đói. Thanh kể: “Cơ cực nhất là phải tiếp những gã đàn ông say rượu, những thằng “ngáo đá”. Rơi vào những trường hợp đó, bọn em phải phục vụ cả tiếng. Mùi rượu bia nồng nặc khiến bọn em buồn nôn. Bọn chúng hành hạ đủ kiểu mà vẫn chưa thỏa mãn.


Cứ thế suốt gần hai tháng, Hoa và Thanh bị giam lỏng tại nhà hàng Hiền Toán bên bờ biển thuộc xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu để “làm gái”. Thanh cho biết, mỗi ngày chủ quán bắt các cô tiếp 5 - 10 khách. “Mỗi lần như vậy, em được trả 150 nghìn đồng, nhưng chỉ được chủ chia một nửa.Trong từng đấy ngày bị giam hãm và bị bắt đi khách, cả hai không thể liên lạc được với gia đình. Đã nhiều lần bọn em tìm cách bỏ trốn nhưng không thể nào thoát khỏi sự theo dõi của đám ma cô, bảo vệ lúc nào cũng kè kè bên cạnh”.


Phận đời hai thiếu nữ chưa tròn 18 đã bị ép “làm vợ khắp người ta" | Buôn bán phụ nữ, Buôn bán người, Lừa đảo, Buôn người, Động mại dâm, Nghệ An


Hà Thị Thanh


Tình yêu của cha


Ở quê nhà, khi hay tin con mất tích, ông Hà Văn Thiện, bố của Thanh như người điên dại. Ông chạy đôn chạy đáo lùng sục khắp hang cùng ngõ hẻm. Nghe phong thanh thị H. dẫn Thanh và Hoa đi giao cho người khác, ông Thiện cắp nón lội bộ 30km tìm đến nhà H. đòi con liền bị thị mắng cho một trận: “Con ông khôn nhà dại chợ đi theo trai tôi mần răng biết được. Loại nhà nghèo kiết xác định ăn vạ à?”.


Trước tình cảnh đó, người thân của Hoa và Thanh chỉ còn biết cầu cứu tới chính quyền địa phương, Bộ đội biên phòng và Công an huyện Quế Phong giúp đỡ. Các cơ quan chức năng vào cuộc, tích cực điều tra tìm kiếm nhưng vẫn không có kết quả. Thương con, ông Thiện tìm đến các động mại dâm nổi tiếng ở Xuân Thành (Hà Tĩnh), Diễn Thành (Nghệ An) và nhiều tụ điểm ăn chơi nổi tiếng khác nhưng đều vô vọng. Con gái ông giờ đã thành bóng chim tăm cá, biết đâu mà tìm.


Nỗi nhớ đứa con ngoan, hiền xinh đẹp khiến người đàn ông 41 tuổi tóc đã chuyển màu muối tiêu, khuôn mặt vốn gầy giờ lại hốc hác thêm. Mặc dù sức khỏe không được tốt nhưng do tình cảm của người cha đối với đứa con gái yêu nên ông quyết định bán con trâu - là tài sản có giá trị cuối cùng của gia đình - để đi tìm con.


Sắm vai một người buôn bán thành đạt, ông sà vào các tổ quỷ để tìm gái, mà phải là gái Quế Phong chính hiệu ông mới “chơi”. Cứ thế ông đi hết nơi này đến nơi khác với quyết tâm bằng bất cứ giá nào cũng phải tìm được tung tích con gái của mình.


Trong một lần lân la tìm kiếm con gái, ông Thiện mừng như bắt được vàng khi được người dân cho biết, có hai cô gái miền núi quê ở Quế Phong hiện đang bị ép bán dâm tại vùng biển huyện Diễn Châu. Ông tìm đến xác minh. Khi nhận ra đó đúng là con mình ông liền đến trình báo chính quyền địa phương và Đồn biên phòng Hạnh Dịch để nhờ giải cứu.


Đồn biên phòng Hạnh Dịch đã xác minh lại nguồn tin và phối hợp với lực lượng phòng chống tội phạm và ma túy của Bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An tiến hành truy tìm. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, các chiến sĩ biên phòng đã phát hiện ra hai cô gái đang bị giam lỏng tại nhà hàng Hiền Toán, thuộc xã Diễn Hải nên lên kế hoạch giải cứu. Vào khoảng 19h ngày 22/3/2013, cơ quan chức năng đã giải cứu thành công hai em Hà Thị Thanh và Ngân Thị Hoa tại nhà hàng nói trên.


Ngày được trở về quê, nơi chôn rau cắt rốn của mình, Hoa và Thanh không kìm được nước mắt. Giọt nước mắt của mừng vui, của hối hận muộn màng vì sự nông nổi của mình. Sau gần 60 ngày rơi vào tổ quỷ với biết bao nỗi tủi nhục đắng cay, giờ đây các em lại được sống trong vòng tay thân thương của gia đình cha mẹ, bạn bè và người thân. Ngôi nhà sàn của hai em chật kín người đến thăm hỏi, động viên, an ủi .


(Tên nhân vật đã được thay đổi)





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Bữa tiệc thôi nôi tỷ phú 1 tuổi chấn động Sài Gòn

@ nguontinviet.com


Đây là tiệc thôi nôi hoành tráng nhất ở đất Sài Gòn từ trước đến nay

Đây là tiệc thôi nôi hoành tráng nhất ở đất Sài Gòn từ trước đến nay


Chủ nhân là cậu bé một tuổi Huỳnh Hằng Hữu, mới một tuổi nhưng đã là Chủ tịch HĐQT một công ty đầu tư, quản lý khu du lịch lớn nhất cả nước. Con trai ông Huỳnh Uy Dũng một đại gia nổi tiếng đất Sài Gòn - Bình Dương.


Khoảng 600 thực khách đã đến dự tiệc thôi nôi của tỷ phú 1 tuổi, có sự tham dự của các ca sỹ nổi tiếng như Đàm Vĩnh Hưng. Bữa tiệc được một "đại gia" đất Sài thành đánh giá là hoành tráng nhất đất Sài Gòn từ trước tới nay.


Bữa tiệc thôi nôi tỷ phú 1 tuổi chấn động Sài Gòn | Tiệc thôi nôi, Tỷ phú, TPHCM, Xa xỉ, Doanh nhân, Đại gia, Siêu giàu


Bữa tiệc thôi nôi tỷ phú 1 tuổi chấn động Sài Gòn | Tiệc thôi nôi, Tỷ phú, TPHCM, Xa xỉ, Doanh nhân, Đại gia, Siêu giàu


Bữa tiệc thôi nôi tỷ phú 1 tuổi chấn động Sài Gòn | Tiệc thôi nôi, Tỷ phú, TPHCM, Xa xỉ, Doanh nhân, Đại gia, Siêu giàu





Đăng ký: Bản tin Xã Hội

Nguồn tin

Bạn Nên Xem:

Bài Viết Liên Kết

Translate

Nguồn Tin Việt

Danh sách Blog

Websites