Ảnh: Đi tìm đồ chơi Trung Thu sắp 'tuyệt chủng'
Tôi có mặt tại làng Báo Đáp, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định vào những ngày đầu tháng 8 âm lịch. Thời điểm được cho là chính vụ sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống của làng.. Làng Báo Đáp nổi tiếng khắp đất nước với nghề sản xuất đèn ông sao và trống bỏi. Những ngày này cách đây 2 thập kỷ, cả làng nhộn nhịp với không khí sản xuất. Người ra, kẻ vào nườm nượp.. Nhưng bây giờ, mọi thứ tĩnh lặng như chính con ngõ này.... Phải qua sự giới thiệu của nhiều người, tôi mới tìm được ông Trưởng Long (trong ảnh bên trái), một người được cho là am hiểu nhất về lịch sử làng và nghề truyền thống của làng. Và cũng chỉ ông Long mới biết chính xác, trong làng, gia đình nào còn làm. Đó là gia đình ông Nguyễn Đức Hưởng (53 tuổi) ở xóm 2. Theo ông Long, những năm 60 của thế kỷ trước, nhà nào trong làng cũng làm trống bỏi và đèn ông sao. Bây giờ chỉ duy trì nghề làm đèn, còn trống bỏi duy nhất chỉ còn gia đình ông Hưởng.. Hai, ba năm trước khi tới dịp Trung Thu, ông Hưởng thường được mời lên Bảo tàng Dân tộc học để làm, dậy cách làm trống bỏi cho khách tham quan. Năm nay ở tuổi hạn, ông ốm đau liên miên không thể đi được.. Trống bỏi có từ khi nào, không ai biết chính xác. Chỉ biết rằng, nó xuất phát từ Thanh Hóa và được ông Quỹ Đậu, người làng Báo Đáp mang về truyền dậy cho dần làng làm theo vào những năm 50 của Thế kỷ trước.. Xưa trống bỏi có tang trống được cắt ra từ ống nứa. Sau ông Quỹ Đậu cải tiến, làm tang trống bằng đất thịt. Tiếng trống kêu giòn dã hơn nên người Báo Đáp gọi trống bỏi là "o o". Cũng nhờ cải tiến mà trống làm dễ hơn, nhanh hơn và dân làng làm nhiều h. Khi Trống bỏi còn là trò chơi phổ biến của trẻ em Bắc Bộ trong những dịp Trung thu, nhà ông Hưởng có vụ sản xuất tới 20 vạn trống.. Bây giờ, ông Hưởng và hai đứa con trai làm quanh năm để bán cũng chỉ được khoảng 5 vạn trống. Mỗi chiếc trống bỏi được bán buôn tại nhà ông Hưởng chỉ có giá 1000 đồng. Giá trống rẻ là một nguyên nhân khiến làng Báo Đáp bỏ nghề làm trống bỏi.. Phải rất nặng lòng, ông Hưởng mới duy trì nghề cha ông để lại cho đến giờ. Nhưng ông không chắc, đến những đứa con ông, chúng có duy trì được nữa không.. Để làm ra một chiếc trống bỏi, thông thường mất khoảng 24 công đoạn. Vất vả nhất là đi lấy đất thịt ở ngoài đồng về nhào nhuyễn trước khi lấy khuôn cắt ra thành tang trống, phơi khô.. Mặt trống được làm bằng bìa mỏng, nhưng phải dính bên trên một lớp giấy mỏng nữa có in hình ông sao.. Công đoạn khó nhất là xoắn dây, đặt thanh dùi để khi quay tay cầm, thanh dùi đập vào mặt trống liên hồi, tạo tiếng kêu 'o...o...'. Trống bỏi khi xưa có thể bán trong các lễ hội, không cứ gì phải vào dịp Trung Thu. Còn bây giờ, ông Hưởng chỉ có thể xuất trống lên phố Hàng Mã duy nhất dịp Trung Thu.. Nhưng nghiệt nỗi, trống bỏi đã là thứ của quá vãng, tiếng kêu giòn dã của nó không còn đủ sức để lấn át những đồ chơi ngoại lai.. Cùng được gọi là trống bỏi, thứ trống mặt bọc nhựa mà bà cụ này cầm bên tay trái được nhập về từ Trung Quốc đã 'đá bay' trống bỏi của ta trên thị trường đồ chơi.. Rất nhiều người bây giờ, lên phố Hàng Mã đã ngơ ngác với trống bỏi truyền thống. Thậm chí, trong đầu họ dường như chưa bao giờ tồn tại một loại đồ chơi truyền thống dịp Trung thu có tên là trống bỏi.. Có bạn trẻ hỏi tôi nhau rằng, 'bỏi là gì?'. Tôi thưa, bỏi là bé nhỏ, là tuổi thơ mơ hội trăm rằm của lớp cha mẹ tôi ngày xưa.. Bỏi cũng là tịch liêu trong Bến Bỏi của Tô Hoài, cố kêu lên giữa dòng đời náo nhiệt, mà tiếng kêu cứ duối dần như chờ phút 'khai tử' (Hà Thành thực hiện).
Đăng ký: Bản tin Xã Hội
Nguồn tin
0 nhận xét:
Đăng nhận xét